Cách khắc phục lỗi CS: GO không khởi động trên Windows 11
Ông Vinh cũng là người nhận trọng trách phát triển văn hóa doanh nghiệp, kế thừa và đúc kết các giá trị văn hóa một cách rõ ràng, khúc chiết hơn: Tâm - Tin - Tín - Tri - Trí - Tầm. Ngân hàng cũng triển khai nhiều hoạt động xuyên suốt trong nội bộ, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm 30 năm để lan tỏa giá trị văn hóa doanh nghiệp tới cán bộ nhân viên.Bác sĩ Trình Văn Hải - Bệnh viện FV: Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.
Nguy hiểm trẻ tắm vũng nước hoang
Ngày 12.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội đến thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho các gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang... có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.Tại xã Thạnh Xuân, H.Châu Thành A, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng với những kết quả tỉnh Hậu Giang đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Năm 2024, tỉnh có 18/18 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt, tăng trưởng kinh tế đạt 8,76%, thu nội địa đạt 7.017 tỉ đồng; an sinh xã hội, chăm lo đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,48%. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, năm 2025 có nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn, ý nghĩa của đất nước, của dân tộc. Đây cũng là năm tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Trên tinh thần đó, Hậu Giang cần phát động mạnh mẽ phong trào thi đua từ tỉnh xuống huyện, xã. Chính quyền và nhân dân cùng phấn đấu tăng trưởng đạt 2 con số trong năm 2025. Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ngày 13.1, sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai nghị quyết này, nhằm tạo đà cho đất nước phát triển dựa vào lĩnh vực khoa học, công nghệ. Vì vậy, Hậu Giang cần quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này theo đúng tinh thần của nghị quyết, đồng thời phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, trình độ học vấn cho con em. Với Châu Thành A, Chủ tịch Quốc hội cho biết, mặc dù còn khó khăn nhưng huyện đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm chăm lo người nghèo, gia đình chính sách... Tuy nhiên, huyện phải nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp thương mại, dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn… Trong huyện, xã Thạnh Xuân phải là xã sáng, xanh, sạch, đẹp, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, quan tâm xử lý vấn đề nước thải, rác thải, đảm bảo an ninh trật tự, không có tệ nạn ma túy, trộm cắp tại địa phương.Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao 110 phần quà cho các gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn H.Châu Thành A. Cùng ngày, đoàn còn trao quà tại TT.Cái Tắc (H.Châu Thành A) và xã Hiệp Hưng (H.Phụng Hiệp).
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Đường có nhiều ổ gà
Nghiên cứu cho thấy kết quả tập thể dục không giống nhau giữa nam và nữ