Tiếp viên bấm nhầm nút khiến máy bay lao xuống, nhiều người bay lên đụng trần
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.Tung nước rút thần tốc, tay đua người Nga thắng chặng mở màn Cúp truyền hình 2024
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
PSG ra giá cho Salah, mở đường cho Messi đến Mỹ
Khoảng 11 giờ 30, tại đường Điện Biên Phủ phương tiện đi lại tăng đột biến làm kẹt xe. Đoạn từ cầu Điện Biên Phủ hướng về ngã tư Hàng Xanh chật kín xe cộ, nối đuôi nhau và di chuyển rất chậm. Ở chiều đi này có đến 6 làn xe nhưng đoạn gần cầu vượt Hàng Xanh lại bị dồn ứ xe cộ rất đông. Một phần do các xe dừng đèn đỏ, tạo thành nút thắt cổ chai. Ở chân cầu vượt Hàng Xanh, nhiều xe đi ở 2 làn phía trong dường như "chết đứng", rất khó di chuyển lên phía cầu vượt. Do đó, phía trên cầu vượt mặt đường thông thoáng, dễ di chuyển nhưng rất ít xe có thể tiến lên được. Đến điểm nút giao thông ngã tư Hàng Xanh có đèn tín hiệu, xe cộ dừng thẳng tắp, không có tình trạng chạy vượt hay lấn làn. Nơi đây cũng cho phép các phương tiện rẽ phải nhưng theo ghi nhận rất ít xe cộ chọn rẽ trong thời gian nói trên. Do kẹt xe quá nhiều nên CSGT phải đứng phân luồng, điều chỉnh đèn tín hiệu bằng tay. Anh Hưng, một tài xế xe tải cho biết từ khi chạy xe đến đoạn đường này đã mất đến 30 phút nhưng vẫn chưa vượt qua được ngã tư Hàng Xanh để đi tiếp. Chỉ vài phút, xe tải của anh chỉ di chuyển được đoạn ngắn khi đèn chuyển sang xanh rồi lại "nằm" chờ rất lâu khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ. "Đèn đỏ ở đây rất lâu nhưng đèn xanh rất ít thời gian. Tôi chạy xe đến đây lúc 11 giờ 30 nhưng 12 giờ rồi tôi vẫn chưa đến được đoạn đèn xanh, đèn đỏ nữa", anh Hưng bày tỏ. Trong khi đó, tại đường Bạch Đằng tình trạng xe cộ ùn ứ kéo dài giữa trưa cũng làm người đi đường mệt mỏi. Đoạn ùn ứ trên đường Bạch Đằng dài khoảng 1 km từ đường Phan Chu Trinh đến tận Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ghi nhận vào 12 giờ 15, xe cộ phải mất khoảng 20 phút mới có thể vượt qua được đoạn đường này. Đồng thời người dân đã tuân thủ đúng luật giao thông dừng đèn đỏ, không leo lề, không rẽ phải vào đường Đinh Bộ Lĩnh khi đèn đỏ. Cùng thời điểm 12 giờ 15, tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng chật kín xe cộ. Nhiều xe đi đến đây phải di chuyển chậm, tốn rất nhiều thời gian.
Ngày 18.2, tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ của các cơ quan chuyên môn và hợp nhất 10 sở, ngành thuộc UBND tỉnh.Theo đó, Vĩnh Long có quyết định thành lập các sở: Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, điều động ông Phạm Minh Thiện, Giám đốc Sở Tài chính giữ chức Giám đốc Sở Tài chính; Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, điều động ông Nguyễn Quốc Duy giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, điều động bà Đoàn Hồng Hạnh, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức Giám đốc Sở KH-CN.Thành lập các Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, điều động ông Võ Quốc Thanh, Giám đốc Sở KH-ĐT giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ, điều động ông Thạch Dương, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh giữ chức quyền Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo...Vĩnh Long tiếp tục duy trì, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh như sau: Sở VH-TT-DL; Sở GD-ĐT; Sở Tư pháp; Sở Y tế; Sở Công thương; Văn phòng UBND tỉnh; Thanh tra tỉnh.
Ô tô chạy dàn hàng 3, hàng 4 không bị xử phạt?
Sáng 30.12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học trong và ngoài nước. Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng Bí thư khẳng định, trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức là mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.Tổng Bí thư khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học.Tuy vậy, Tổng Bí thư nêu rõ, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để.Theo Tổng Bí thư, cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Cùng đó, chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội. Việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám".Tổng Bí thư dẫn chứng, vừa qua ông gặp một số nhà khoa học trẻ, đi du học ở nước ngoài, làm ở tập đoàn lớn của thế giới nhưng nói giờ đã 35 tuổi, đã quá tuổi để đưa vào bộ máy nhà nước. "Chính sách như vậy thì rất bất cập", Tổng Bí thư nói và gợi mở, liệu một người đi ra doanh nghiệp, nước ngoài học tập, làm việc quay trở lại có thể làm lãnh đạo được không?Vẫn theo Tổng Bí thư, việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân.Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá. Đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng.Tổng Bí thư nhấn mạnh, với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng sự cống hiến ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. "Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Không nắm bắt thời cơ là có tội", Tổng Bí thư nêu rõ.Để đạt yêu cầu này, Tổng Bí thư đề nghị, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học. Theo đó, phải khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận.Với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư đề nghị, nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu.Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học.Tổng Bí thư nhấn mạnh, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số".Tổng Bí thư cũng đề nghị, trí thức, nhà khoa học phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Tổng Bí thư lưu ý không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Không thể để đề tài nghiên cứu trong ngăn tủ được, phải chuyển giao được cho doanh nghiệp. Và doanh nghiệp cũng phải dựa vào khoa học mới có thể nâng cao năng suất".Tổng Bí thư khẳng định, để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.