BS Lương Ngọc Trung - Bệnh viện FV: Không ngừng học hỏi để cứu giúp bệnh nhân
Theo Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2023, cả nước chỉ có khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm và chỉ có 726 giao dịch thành công thì qua năm 2024 nguồn cung đã có sự cải thiện khi toàn thị trường ghi nhận khoảng 4.400 sản phẩm mới mở bán, tăng 40% so với năm 2023. Thanh khoản cũng ghi nhận kết quả tích cực khi tính chung cả năm 2024 toàn thị trường ghi nhận khoảng 2.500 giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ trên nguồn cung mới đạt hơn 50%.Kết quả phục hồi tích cực của ngành du lịch, cũng được cho là căn cứ vững chắc, bệ phóng quan trọng thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Bởi lẽ, du lịch cần một hệ thống hạ tầng từ giao thông đến cơ sở lưu trú chất lượng để đảm bảo và duy trì tính hấp dẫn, không chỉ níu chân du khách mà còn thúc giục du khách quay trở lại.Theo đó, năm 2024 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840 nghìn tỉ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023.Năm 2024 cũng là năm chứng kiến sự quay trở lại đầy tự tin của một số ít dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng quy mô lớn. Nổi bật trong đó phải kể đến là dự án Libera Nha Trang của chủ đầu tư Tập đoàn KDI Holdings, đồng hành thương hiệu Masterise Homes.Lần đầu tiên, sau một thời gian dài im ắng mới có một dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng "phủ sóng" rầm rộ trên thị trường. VARS cho rằng, điều này thể hiện một sự nỗ lực vô cùng lớn của chủ đầu tư. Bởi lẽ bước chân tiên phong luôn là bước chân nhiều khó khăn. Với kết quả đóng góp tới gần 80% lượng giao dịch của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của toàn thị trường trong năm 2024, phần nào đã khẳng định sự thành công của dự án.Theo bà Phạm Thị Miền, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong năm 2025 sẽ cải thiện đáng kể, ước tính tăng khoảng 80% so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu là căn hộ dịch vụ tại các khu vực du lịch trọng điểm dự kiến được bung khi các chủ đầu tư hoàn thành việc điều chỉnh về giá bán và chính sách. Một số khu vực vẫn dư thừa nguồn cung nghỉ dưỡng cao cấp chưa đưa vào vận hành do chưa hoàn thiện hạ tầng, tiện ích.Lực cầu với bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tiếp tục được cải thiện khi hành lang pháp lý hoàn thiện trong bối cảnh du lịch, bán lẻ phục hồi tích cực. Nhu cầu vẫn hướng đến các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng lâu dài hoặc sản phẩm căn hộ du lịch tại các dự án có phương án vận hành rõ ràng ở các tỉnh, thành có du lịch phát triển.Giá bán sơ cấp vẫn ở mức cao nhưng được điều chỉnh phù hợp hơn. Giá bán biệt thự nghỉ dưỡng vẫn đi ngang tại một số điểm đến dư thừa nguồn cung cao cấp. Trong khi giá các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng lâu dài tại các khu vực du lịch trọng điểm tiếp tục tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm nhờ dòng tiền cho thuê bền vững. Giao dịch tiếp tục được cải thiện. Thanh khoản tập trung ở các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng lâu dài hoặc căn hộ du lịch có suất đầu tư phù hợp ở các khu vực có hạ tầng tốt và lượng khách quốc tế ổn định.Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS nhận định, trong thời gian tới, cùng với kết quả phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, cơ hội mở hơn từ hành lang pháp lý, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng sẽ cho thấy những kết quả xứng đáng với nỗ lực trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, cần đảm bảo những yếu tố sau thì phân khúc này mới có thể hồi phục chậm, nhưng chắc.Đầu tiên là đảm bảo sự chuẩn chỉnh về mặt pháp lý. Hành lang pháp lý mới đã ngày càng chặt hơn với việc đầu tư, phát triển các dự án bất động sản. Cuộc chơi mới chỉ dành cho những chủ đầu tư chuẩn chỉnh, có năng lực và sức khỏe tài chính tốt. Với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, vốn đã đang nhạy cảm về pháp lý, lại càng cần phải chuẩn chỉnh hơn. Có như vậy mới nhận được niềm tin từ khách hàng/nhà đầu tư.Thứ nữa cần xác định sản phẩm là quan trọng, hoạt động khai thác vận hành là then chốt. Doanh nghiệp cần đầu tư đúng mực cho khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, để đảm bảo đưa ra những dòng sản phẩm mới, không ngừng cải tiến nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng/nhà đầu tư. Các sản phẩm bất động sản này cũng cần đưa vào quy trình khai thác vận hành chuyên nghiệp, trơn chu để đảm bảo tính hiệu quả, có như vậy mới bền được.Và cuối cùng là đầu tư phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không thể tách rời câu chuyện phát triển hạ tầng giao thông và ngành du lịch, dịch vụ. Bởi đây được coi là trợ lực chính, có yếu tố quyết định tới bài toán hiệu quả của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.Trường quốc tế song ngữ đẳng cấp quốc tế phía Tây Nam Sài Gòn
Các phân tích cho rằng, sự leo dốc của giá dầu được hỗ trợ bởi đồng bạc xanh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần qua; trong khi hoạt động mở rộng kinh doanh tại khu vực đồng euro đang tăng nhanh nhất trong gần một năm qua. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chuyển chú ý từ căng thẳng ở Trung Đông sang triển vọng các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đã hỗ trợ giá dầu.
Hai thầy giáo Tây kết thúc chuyến đi bộ xuyên Việt gây quỹ giúp trẻ em
Ông Nguyễn Văn Oanh, Giám đốc Sở Y tế Bến Tre cho biết, tính đến ngày 30.12, ổ dịch bệnh thủy đậu tại Công ty may mặc A.O trong Khu công nghiệp Giao Long (H.Châu Thành, Bến Tre) đã ghi nhận 221 ca mắc. Như vậy, chỉ trong vòng 4 ngày, số ca mắc bệnh thủy đậu từ ổ dịch này đã tăng từ 83 lên 221 ca. Tất cả ca bệnh đều được ngành y tế hướng dẫn tự cách ly, điều trị tại nhà để tránh lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Hiện chưa ghi nhận trường hợp diễn biến nặng.Sở Y tế Bến Tre nhận định, mặc dù số ca bệnh tiếp tục tăng lên trong tuần qua nhưng tình hình dịch bệnh thủy đậu đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của khu công nghiệp với số lượng công nhân rất đông, cư trú nhiều nơi nên nhiều khả năng còn tăng về số ca mắc bệnh trong thời gian tới.Như Thanh niên đã thông tin, ổ dịch bệnh thủy đậu bùng phát tại Công ty may mặc A.O trong Khu công nghiệp Giao Long, nơi có hơn 30.000 công nhân thường xuyên làm việc. Ngày 26.12, UBND tỉnh Bến Tre đã có công văn chỉ đạo Ban quản lý Khu công nghiệp, Sở Y tế, Sở GD-ĐT tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; trong đó hết sức chú trọng ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào khu vực nhà trường.
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 23.12.2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Vĩnh Phúc (nơi tập luyện của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Hương, môn đua thuyền) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024, "căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV". Thông báo nêu rõ, công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024.Được biết, cũng trong ngày 23.12.2024, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đã có báo cáo tình hình đến Thường trực Tỉnh ủy và lãnh UBND đạo tỉnh này, về việc hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên.Trong báo cáo tình hình của Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc có đoạn nêu: "...một số cơ chế chính sách của tỉnh đã hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ nên không đủ cơ sở pháp lý thực hiện được việc cấp kinh phí và chi hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV và VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên, do đó từ đầu năm 2024 đến nay, chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chưa được cấp (năm 2024 mới được cấp kinh phí bảo đảm dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập huấn thi đấu theo quy định của Thông tư số 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính); chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, tham gia bảo hiểm xã hội hiện chưa có. Trong những năm gần đây, việc quan tâm hỗ trợ cho đội ngũ HLV, VĐV thành tích cao có xu hướng giảm dần theo năm, theo giai đoạn".Cũng theo báo cáo trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đồng thời kiến nghị: "Từ đầu năm 2024 đến nay, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh đã phải vay mượn, đồng thời huy động trưởng các bộ môn thể thao, cán bộ nhân viên cùng vay mượn kinh phí để duy trì bếp ăn bảo đảm cho HLV, VĐV có sức khỏe trong luyện tập, đến nay số nợ này lãnh đạo, cán bộ trung tâm đứng ra vay. Do vậy, việc xử lý khó khăn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thường xuyên cho HLV, VĐV năm 2024 là một thực tế rất cần được quan tâm tháo gỡ, để tránh những nảy sinh không mong muốn, tạo dư luận không tích cực, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay đã có một số VĐV mũi nhọn của tỉnh xin nghỉ tập luyện và thi đấu để chuyển sang đơn vị khác được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn Vĩnh Phúc; ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thể thao thành tích cao theo hệ thống của trung ương; sẽ không bảo đảm chỉ tiêu huy chương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2026".Trong văn bản, đơn vị chủ quản của Nguyễn Thị Hương nêu: "Từ tình hình thực tiễn trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc trân trọng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để có phương án hỗ trợ kinh phí liên quan đến dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV thuộc đội tuyển thể thao thành tích cao cấp tỉnh có mặt thực tế trong thời gian tập trung tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Sở VH-TT-DL trân trọng báo cáo và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cho phép tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030 trong thời gian sớm nhất có thể (chỉ gồm các chính sách tối thiểu mà đã được các sở, ngành tham gia ý kiến đồng ý; hội nghị UBND tỉnh thông qua tại phiên họp tháng 7.2024, cụ thể: hỗ trợ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV; mức thưởng đối với HLV, VĐV; hỗ trợ thể thao quần chúng) và sẽ khẩn trương báo cáo trình HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất".Trong diễn biến có liên quan, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em".
Cần lắp đặt đèn tín hiệu giao thông trên các tỉnh lộ ở Bình Định
Sáng 4.1, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị giao ban báo chí đầu xuân Ất Tỵ 2025.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân Vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã lan tỏa mạnh mẽ và truyền cảm hứng lạc quan tin tưởng, tạo khí thế quyết tâm trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhân dân ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của đất nước.Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, tại hội nghị sáng cùng ngày, Ban Bí thư T.Ư Đảng đánh giá trong năm qua, các cơ quan báo chí rất tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền khi những sự kiện chính trị diễn ra hết sức nhanh chóng, kể cả những vấn đề mới như kỷ nguyên vươn mình."Sự chuyển mình của báo chí đồng hành chuyển mình của đất nước, xã hội", ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá.Về nhiệm vụ năm 2025, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền thi đua yêu nước, khơi dậy lòng yêu nước, tự tin, tự lực, tự hào dân tộc, khơi dậy nguồn lực, tạo sự đồng thuận, sức mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.Một nội dung quan trọng khác được ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhắc tới là tiếp tục tuyên truyền liên quan thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.Ông khẳng định, sắp xếp bộ máy là một cuộc cách mạng và đã là cách mạng bao giờ cũng có khó khăn, báo chí phải tiên phong dẫn dắt, củng cố niềm tin để đồng sức, đồng lòng, khi đó cách mạng mới thành công."Vừa qua chúng ta đã thực hiện tốt nhưng đây chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm. Tiếp đây là hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, hệ thống Đảng thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư lưu ý, sự dẫn dắt của báo chí không phải là cung cấp thông tin mà cung cấp tri thức, bản lĩnh, văn hóa, những gì tốt đẹp nhất của người Việt Nam để truyền cảm hứng, dẫn dắt.Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nhắc báo chí cần đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền về những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025. Cụ thể là kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 135 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước và đặc biệt là kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam…Ông lưu ý, báo chí không được để trống trận địa trên không gian mạng. Ở đâu có chủ quyền thì báo chí phải làm chủ không gian đó, bao gồm không gian mạng."Không thể nói rằng báo chí chúng ta thua mạng xã hội. Báo chí phải chuyển đổi, phải xoay sở để không thua kém mạng xã hội", ông Nghĩa nhấn mạnh.Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao giải báo chí Búa Liềm vàng 2024, yêu cầu "báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc".