Làm nông thức thời: 'Phục hưng' trồng lúa sinh thái
Ngày 17.1, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại Nghị định 178/2024, có hiệu lực từ đầu năm 2025.Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ban hành về sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.Sau thời hạn quy định trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.Theo thông tư ban hành, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có).Công thức tính như sau: Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu. Còn số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Bộ Nội vụ lưu ý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm sau sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.Trong đó, Bộ Nội vụ yêu cầu tập trung trong năm 2025 để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo vị trí việc làm.Chính sách, chế độ đối với cán bộ quy định tại Thông tư số 01/2025 được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2025.Tại thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách nghỉ việc có trách nhiệm triển khai đồng bộ với chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở; chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.Doanh nghiệp Việt bán trái cây tết tại chợ rau quả lớn nhất thế giới
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Lộ diện 'ông vua' tiêu dùng bán lẻ Việt Nam
Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) có đến 67 đội bóng tham dự. Trong đó, 66 đội tranh tài ở vòng loại và đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng được đặc cách vào thẳng vòng chung kết. Đây là số lượng đội nhiều nhất, kể từ khi giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam ra đời vào năm 2023.Qua vòng loại hấp dẫn ở nhiều khu vực, vòng chung kết sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 1.3 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO Cup 2025 hứa hẹn sẽ rất gay cấn, khi quy tụ những đại diện mạnh nhất của bóng đá sinh viên cả nước. Để nâng sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn và đồng thời đảm bảo tính công bằng, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã phân công nhiều giám sát, trọng tài có kinh nghiệm tham gia điều hành các trận đấu tại giải TNSV THACO Cup 2025.Đáng chú ý, đội ngũ giám sát trọng tài có sự xuất hiện của cựu trọng tài FIFA Nguyễn Hiền Triết và trọng tài Nguyễn Đình Thái (giành danh hiệu còi vàng năm 2022). Bên cạnh đó, ông Hồ Huy Hồng cũng là giám sát trọng tài giàu kinh nghiệm ở giải V-League.Đội ngũ giám sát trận đấu có các ông: Nguyễn Vũ Hải Phi, Lê Khắc Thành, Đào Duy Khoa, Lê Phước Cảm. Những trọng tài sẽ “cầm cân nảy mực” trong các trận đấu gồm: Trần Ngọc Nhớ, Nguyễn Ngọc Tưởng, Vũ Mạnh Hà, Nguyễn Khắc Tuyên, Phạm Anh Đại, Nguyễn Nhựt Quang, Trần Huy Hoàng, Trần Quang Hoàng. Trong số này có nhiều trọng tài đã tham gia điều hành tại V-League.Các trợ lý trọng tài gồm: Bảo Đức Ý, Đặng Đức King, Lê Chí Hiếu, Huỳnh Vũ Luân, Nguyễn Bảo Duy, Lê Tấn Hải, Dương Cao Anh Tuấn, Lâm Trọng Nhất.Vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO cup 2025 diễn ra từ 1.3 đến 16.3 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng, với 12 đội bóng tham gia tranh tài. 12 đội được chia đều vào 3 bảng, thi đấu vòng tròn 1 lượt để tính điểm và xếp hạng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng cùng 2 đội đứng ba có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào tứ kết.Các đội dự vòng chung kết gồm: Trường ĐH Tôn Đức Thắng (chủ nhà), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Trà Vinh.
Hội thao năm nay được tổ chức tại 5 khu vực. Khu vực 1 là các đơn vị miền núi phía Bắc tổ chức tại tỉnh Lai Châu từ ngày 3 – 5.8. Khu vực 2 là các đơn vị Tây Nguyên - Duyên hải miền trung – Lào tổ chức tại tỉnh Kon Tum từ ngày 16 – 19.8.
Công binh Việt Nam xuất quân làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Kết quả kinh doanh năm 2024 của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, như định hướng đưa ra từ đầu năm dựa trên phân tích bối cảnh chung của nền kinh tế. Tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 14.218 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng hơn 11,5% so với năm trước, đạt trên 10.200 tỷ đồng. Kết quả này được dẫn dắt bởi tăng trưởng tín dụng vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng. Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 178.280 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 18,25%, cao hơn mức trung bình 15,08% toàn ngành, với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cùng với đó, thu nhập ngoài lãi chiếm gần 28% TOI, cao hơn mức 25% của năm trước, giữ vững tỷ lệ cấu phần trong tổng thu nhập hoạt động, đảm bảo tính cân bằng và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cũng là động lực thúc đẩy chính trong tăng trưởng tổng tài sản MSB khi chỉ số này ghi nhận giá trị gần 320.200 tỷ đồng tại 31/12/2024, tăng xấp xỉ 20% so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, tiền gửi khách hàng của MSB cũng tăng trưởng phù hợp và đảm bảo hiệu quả nguồn vốn với mức giải ngân tín dụng. Tiền gửi của khách hàng cán mốc 154.600 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ CASA đạt 26,42%, tăng khoảng 2% so với thời điểm kết thúc quý 3. Kết quả này phản ánh MSB đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn, đồng thời cho thấy sự hấp dẫn và phù hợp nhu cầu của sản phẩm dịch vụ, tính hiệu quả của công tác tiếp thị trên kênh truyền thống và kênh số. Tỷ lệ đóng góp CASA tương đối đồng đều giữa các phân khúc cá nhân, SME và doanh nghiệp lớn trong tổng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Trong đó, phân khúc chiến lược đóng góp khoảng 27.000 tỷ CASA.Kết quả chung, MSB đạt hơn 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế, tăng hơn 18% so với năm 2023, vượt kế hoạch đề ra ở mức 6.800 tỷ đồng đã được Đại hội Đồng cổ đông thông qua hồi tháng 4. Về chỉ số an toàn hoạt động, vị thế vốn của Ngân hàng vẫn được duy trì mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) là 72,24% tại 31/12/2024, tuân thủ mức trần 80% theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (MTLT) ở mức 28,27%, thấp hơn mức 29,38% hồi cuối quý 3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của Ngân hàng ở mức 12,25%, mức khá cao so với yêu cầu tối thiểu 8% theo Basel II, đảm bảo bộ đệm vốn được duy trì tốt. Nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ, tỉ lệ nợ xấu của MSB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 1,83% (số riêng lẻ). Ngân hàng cũng kiên định với khẩu vị rủi ro chặt chẽ khi ưu tiên cấp tín dụng cho các khoản vay có tài sản bảo đảm. Những năm gần đây, dư nợ cho vay tại ngân hàng thường tập trung vào các lĩnh vực có mức độ biến động thấp hơn như xuất nhập khẩu, sản xuất, thương mại…Kết quả kinh doanh 2024 của MSB đã thể hiện khả năng thích nghi, nắm bắt tình hình và dự báo sát diễn biến thị trường, cùng năng lực triển khai đúng kế hoạch đề ra. Từ thực tế, MSB đưa ra định hướng không chỉ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, mà sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí hoạt động, thông qua số hóa các khâu vận hành, đẩy nhanh phát triển hành trình khách hàng số cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong phê duyệt tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro và chăm sóc khách hàng trên đa kênh, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng đáp ứng vượt kì vọng của người dùng bằng nền tảng công nghệ. Đại diện MSB cho biết: "Chúng tôi tin tưởng rằng, kết quả khả quan trong một năm 2024 tương đối thách thức một lần nữa khẳng định sức mạnh nội tại và tính ổn định của Ngân hàng, đồng thời tạo bước đệm vững chắc cho tăng trưởng hiệu quả trong những năm tới. MSB ưu tiên tăng trưởng bền vững, dựa trên chiến lược số hóa, xanh hóa, phát triển và tối ưu sản phẩm trên đa kênh phù hợp với các xu thế mới của thị trường, khai thác hệ sinh thái và luôn hướng về mục tiêu tối ưu giá trị cho khách hàng và các bên liên quan, đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế."