Phim ‘Người một nhà’ tập 11: Vì sao bà Thư ghét bỏ anh em Trí - Tuệ?
Câu chuyện của anh Đ. được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây, trong bài viết: Chồng mất liên lạc từ 28 tết: Mùng 2 vợ vẫn hớt hải tìm kiếm khắp TP.HCM đã nhận được sự quan tâm lớn của quý độc giả trong những ngày tết. Chiều nay, chị M.C (30 tuổi) là vợ anh Đ. thông báo đã có tin của anh.Như vậy, sau nhiều ngày làm mọi cách để liên lạc, người vợ cũng đã có tin của chồng. Chị cho biết anh tạm thời vẫn ổn, không có chuyện xấu xảy ra, cuối năm có một số chuyện ảnh hưởng tới tâm lý nên anh Đ. stress, có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.Có tin của anh cũng khiến chị và gia đình thở phào vì biết anh vẫn an toàn. "Một lần nữa em cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều, trân quý tất cả tình cảm và sự quan tâm của mọi người. Kính chúc mọi người 1 năm thật bình an", người vợ nhắn nhủ.Những ngày qua, câu chuyện của gia đình chị C. nhận được sự quan tâm lớn và chia sẻ ào ạt của cư dân mạng, hy vọng chị sớm có tin của chồng. "Vì hôm qua giờ có quá nhiều thông tin sai lệch và có nhiều kẻ xấu lợi dụng lúc gia đình rối ren để trục lợi, mong mọi người cảnh giác", chị chia sẻ thêm.Trước đó, trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chị C. đã phải "cầu cứu" mạng xã hội khi tối 28 tết (tức ngày 27.1), anh Đ. rời nhà ở Q.12 và có cuộc hẹn với bạn bè ở Q.Phú Nhuận. Sau cuộc hẹn đó, anh mất liên lạc với gia đình. Chị C. cho biết trước đó, anh Đ. không có biểu hiện nào lạ.Sau nhiều ngày làm mọi cách tìm kiếm, cuối cùng gia đình cũng đã có tin.Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?
Grand SF 2: Warriors được Cocky Buffalo, phối hợp cùng Liên đoàn Kick-boxing Việt Nam, The Grand Ho Tram Strip tổ chức. Sự kiện võ thuật Grand SF 2: Warriors có 7 cặp đấu, trong đó có 5 trận có sự xuất hiện của các võ sĩ Việt Nam. Trận đấu tâm điểm của sự kiện sẽ là màn thư hùng giữa Kiều Duy Quân và Zhou Haoran (Trung Quốc), ở hạng cân dưới 70 kg.Duy Quân đang được xem là ngôi sao mới trong làng võ thuật Việt Nam. Võ sĩ 22 tuổi sở hữu chuỗi 3 trận toàn thắng ở đấu trường kick-boxing chuyên nghiệp, trong đó có những chiến thắng ấn tượng trước các đối thủ quốc tế rất mạnh như “quái vật muay Hàn Quốc” Kwon Gi-seop, Zhang Zihao (Trung Quốc)… Trong khi đó, Zhou Haoran cũng mới 22 tuổi nhưng đã có bề dày kinh nghiệm thi đấu với 17 trận thắng sau 25 lần thượng đài. Điều này khiến cuộc chạm trán của Duy Quân và Zhou Haoran rất đáng được chờ đợi.Ở trận đấu dành cho nữ duy nhất tại sự kiện lần này, nhà vô địch kick-boxing châu Á 2024 Trần Võ Song Thương sẽ so tài với tay đấm kỳ cựu người Hàn Quốc Kim Ji-sun, ở hạng cân dưới 60kg. Một trận đấu khác cũng nhận rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn, đó là cuộc chạm trán giữa Nguyễn Xuân Phương và Wu Chen Hao (Trung Quốc), ở hạng cân 63 kg. Cả hai võ sĩ đều đã có hơn 10 chiến thắng ở đấu trường chuyên nghiệp, nên hứa hẹn sẽ cống hiến một màn so găng với chất lượng chuyên môn rất cao.Mở màn cho sự kiện Grand SF 2: Warriors là trận đấu giữa Nguyễn Thành Đạt và Chankham Oathiphong, ở hạng cân 60 kg. Dù đã có 9 trận thắng sau 13 lần thượng đài, đại diện đến từ lò đào tạo No.1 Muay Club của “độc cô cầu bại” Nguyễn Trần Duy Nhất được dự báo gặp nhiều khó khăn khi đối thủ đến từ Thái Lan của anh đã có đến 63 chiến thắng, sau 85 trận chuyên nghiệp.Đại diện còn lại của Việt Nam là Hoàng Đình Mạnh sẽ gặp Kobayashi Asato (Nhật Bản). Ở 2 màn so tài còn lại, Seo Ji-myeong (Hàn Quốc) đối đầu Yuan Wu (Trung Quốc) còn Kwon Hyeon-woo (Hàn Quốc) đụng độ Niyomjit Pitsanu (Thái Lan).
Các nhãn thời trang nội địa rậm rịch cho mùa cưới 2023
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Sau thành công với chức vô địch AFF Cup 2024, sự kỳ vọng của người hâm mộ dành cho đội tuyển Việt Nam là rất lớn. Giải đấu quan trọng đầu tiên mà đoàn quân của HLV Kim Sang-sik sẽ chinh chiến trong năm mới Ất Tỵ là vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027.Theo đó, đội tuyển Việt Nam sẽ bắt đầu tranh tài ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 từ tháng 3.2025. Tại vòng này, 24 đội bóng được chia đều vào 6 bảng đấu, thi đấu vòng tròn 2 lượt (sân khách và sân nhà). Sáu đội bóng đứng đầu bảng sẽ giành vé vào chơi vòng chung kết Asian Cup 2024. Vòng chung kết Asian Cup 2027 có 24 đội bóng, gồm 6 đội vượt qua vòng loại thứ 3 kể trên và 18 đội góp mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á.Bên cạnh việc dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội trẻ tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025 - SEA Games 33, được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 12.2025. Theo công bố của nước chủ nhà, các đội bóng tranh tài ở SEA Games 33 sẽ sử dụng toàn bộ cầu thủ lứa U.22.Các chàng trai trẻ Việt Nam sẽ không có sự dẫn dắt của các đàn anh giàu kinh nghiệm hơn khi ra sân tại SEA Games 33. Tuy nhiên, "khó người khó ta", các đội bóng khác trong khu vực cũng đối mặt với khó khăn tương tự. Nguồn lực của bóng đá Việt Nam hiện tại không thiếu các cầu thủ lứa tuổi U.22 có chất lượng. Về khía cạnh này, bóng đá Thái Lan và Indonesia cũng rất đáng gờm. Bởi bóng đá xứ chùa vàng và xứ vạn đảo đã có những bước đi nhằm chuẩn bị cho lứa kế cận từ sớm.Trước đó, HLV Kim Sang-sik cũng sẽ dẫn dắt đội tuyển U.23 Việt Nam tranh tài tại vòng loại U.23 châu Á 2026 vào tháng 9.2025.Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ hướng đến SEA Games 33 với mục tiêu bảo vệ tấm HCV. Nếu đăng quang chức vô địch, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ lần thứ 5 liên tiếp giành HCV (từ năm 2017 đến 2023).Bên cạnh đó, đội tuyển nữ Việt Nam dự kiến còn chinh chiến ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2025. Chưa hết, đội tuyển nữ Việt Nam cũng tham dự vòng loại Asian Cup nữ 2026 từ tháng 6.2025.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam tranh tài tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025 tại Trung Quốc vào tháng 5.2025. Tại giải đấu này, 12 đội bóng được chia đều vào 3 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng (6 đội), cùng 2 đội đứng ba có thành tích tốt nhất sẽ vào chơi tứ kết.Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025 cũng đồng thời là vòng loại World Cup futsal nữ 2025, do Philippines đăng cai (lần đầu tổ chức). Theo đó, 3 đội đạt thành tích cao nhất tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025 sẽ giành vé dự World Cup.Một đấu trường rất quan trọng với bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025 là vòng chung kết U.17 châu Á, diễn ra vào tháng 4.2025 ở Ả Rập Xê Út. 16 đội bóng được chia 4 bảng (mỗi bảng 4 đội). Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào tứ kết. Tám đội tiến vào tứ kết giải U.17 châu Á 2025, đồng thời sẽ giành vé dự U.17 World Cup 2025 tổ chức ở Qatar vào tháng 11.2025.Tuy nhiên, việc vào đến tứ kết không phải là nhiệm vụ dễ dàng với U.17 Việt Nam. Tại giải U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.
Chặng 3 Giải Xe đạp Truyền hình Bình Dương lần IX quy tụ hàng trăm tay đua
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…