Những tấm lòng vàng 13.3.2023
Theo nguồn tin, Tom Holland cầu hôn Zendaya trong kỳ nghỉ bên gia đình. "Những người thân thiết với họ đều biết rõ lễ đính hôn đang diễn ra", nguồn tin xác nhận. "Tom Holland luôn muốn cầu hôn Zendaya. Anh ấy luôn phát điên vì cô. Tom biết Zendaya chính là người phụ nữ của đời anh. Họ có điều gì đó rất đặc biệt", nguồn tin cho biết thêm và lưu ý rằng Tom Holland đã chia sẻ tin vui với bạn bè vào dịp năm mới.Về việc kết hôn, cặp đôi chỉ đang tận hưởng hạnh phúc và sẽ không vội vàng tổ chức đám cưới vì cả hai đều bận rộn với nhiều dự án."Tom Holland luôn có cách ngọt ngào để cho thế giới biết rằng Zendaya là của anh ấy. Bây giờ chính thức rồi, cô ấy thực sự là của anh ấy", nguồn tin nói với People.Tin vui xuất hiện sau khi Zendaya tham dự lễ trao giải Quả cầu vàng 2025 vào ngày 5.1. Cô đeo một chiếc nhẫn kim cương trên ngón áp út bên tay trái. Holland và Zendaya là cặp đôi trên màn ảnh với vai Peter Parker và Michelle "MJ" Jones trong các bộ phim Spider Man đã khẳng định trong nhiều năm rằng họ chỉ là bạn bè. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi các nhân vật của họ chia sẻ nụ hôn đầu tiên vào năm 2019 trong Spider Man: Far from Home, mọi thứ đã thay đổi khiến người hâm mộ vô cùng thích thú. Họ được phát hiện đang hôn nhau trong một chiếc ô tô vào tháng 7.2021, xác nhận mối tình lãng mạn ngoài màn ảnh của họ.Vào tháng 9.2021, họ chính thức công khai mối quan hệ trên Instagram khi Holland chia sẻ bức ảnh tự sướng của cả hai nhân dịp sinh nhật lần thứ 25 của Zendaya và trìu mến gọi ngôi sao Euphoria là "MJ của tôi" trong chú thích.Vài tuần sau, trong một cuộc phỏng vấn với GQ, Holland bày tỏ mong muốn giữ mối quan hệ của họ ở chế độ riêng tư. "Một trong những nhược điểm của sự nổi tiếng là chúng tôi không còn kiểm soát được sự riêng tư nữa. Và khoảnh khắc mà bạn nghĩ là giữa hai người yêu nhau giờ đây là khoảnh khắc được chia sẻ với toàn thế giới", anh nói với GQ.Chuyện tình lãng mạn của cặp đôi này tiếp tục nở rộ trong những năm tiếp theo. Và trong khi họ giữ thái độ kín tiếng, Zendaya chia sẻ tình yêu của mình dành cho Holland theo những cách lặng lẽ. Trong bài đăng trên Instagram vào tháng 6.2022 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 26 của ngôi sao Uncharted, cô chỉ viết đơn giản: "Chúc mừng sinh nhật người khiến tôi hạnh phúc nhất", cùng với một bức ảnh đen trắng chụp cặp đôi đang âu yếm nhau.Vào tháng 3.2023, Zendaya được phát hiện đeo một chiếc nhẫn vàng khắc tên viết tắt của Holland trong một video được nghệ sĩ làm móng của Zendaya đăng trên Instagram.Phát biểu với The Hollywood Reporter vào tháng 6.2023, Tom Holland đã nhắc lại lý do tại sao cặp đôi muốn giữ kín mối quan hệ của họ. "Mối quan hệ tình cảm là thứ mà chúng tôi vô cùng bảo vệ và muốn giữ nó thiêng liêng nhất có thể", anh giải thích vào thời điểm đó. Tháng sau, anh tiết lộ rằng mối quan hệ với Zendaya là điều anh coi là "thiêng liêng nhất" trong cuộc sống.Sinh viên NIIE được 'cọ xát' thực tiễn từ năm nhất
Trại sáng tác văn học năm nay quy tụ hơn 30 nhà văn, nhà thơ đến từ TP.HCM. Tham dự lễ khai mạc có ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; các nhà thơ, nhà văn đến từ TP.HCM, Tây nguyên... và các trí thức, văn nghệ sĩ Phú Yên.
Ricons tham gia tài trợ chính chương trình ‘Chạy vì trái tim 2024’
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Ngược lại, trong 4 tháng qua, nguồn cung sầu riêng từ Việt Nam vào Trung Quốc tăng đến 82% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ tháng 4 do sầu riêng Việt Nam và Thái Lan vào chính vụ thu hoạch nên nguồn cung đã tăng trở lại. Trong tháng 4, giá sầu riêng Việt Nam bán vào thị trường Trung Quốc 4,22 USD/kg, thấp hơn đến 1,16 USD so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan. Điều này đã giúp sầu riêng Việt Nam nhanh chóng mở rộng thị phần, nhiều người Trung Quốc được dùng sầu riêng và dùng thường xuyên hơn.
Đồng Nai: Hàng chục người có triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau ăn bánh mì
Hãng AFP ngày 1.2 dẫn lời giới khoa học cho hay tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu vỡ ra ở Nam Cực, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó sắp vỡ vụn sau khi tách ra và trôi tự do vào năm 2020.Chuyên gia Andrew Meijers thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay một khối băng dài khoảng 19 km đang tách khỏi tảng băng khổng lồ trên. Ông Meijers đã tận mắt chứng kiến tảng băng trôi khi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khoa học vào cuối năm 2023 và mô tả nó là "một vách đá trắng khổng lồ, cao 40 hoặc 50 m, trải dài từ chân trời này đến chân trời kia". Được đặt tên là A23a, tảng băng có diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn, trước đó hầu như nguyên vẹn kể từ khi di chuyển chậm dần về phía bắc vào năm 2020. Nó đang trôi về đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương, làm dấy lên lo ngại về việc nó có thể mắc cạn ở vùng nước nông hơn và làm gián đoạn nguồn thức ăn của chim cánh cụt con và hải cẩu."Đây chắc chắn là lát cắt đầu tiên xuất hiện rõ ràng từ tảng băng trôi", theo ông Meijers, người theo dõi tảng băng trôi qua vệ tinh từ năm 2023. Nhà nghiên cứu băng hà Soledad Tiranti hiện đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Argentina cũng cho hay một phần tảng băng đã vỡ ra. Mảnh vỡ này có diện tích khoảng 80 km2.Ông Meijers cho biết các tảng băng trôi chứa đầy các vết nứt sâu, và mặc dù tảng băng đồ sộ này đã nhỏ lại theo thời gian và mất đi một mảnh nhỏ hơn nhiều, nhưng nó vẫn "giữ nguyên khá tốt".Trước đây, các tảng băng trôi khổng lồ khác đã tan rã "tương đối nhanh trong vài tuần" sau khi chúng bắt đầu mất đi những mảnh lớn, ông nói.Tảng băng A23a tách khỏi thềm lục địa Nam Cực vào năm 1986 nhưng vẫn nằm yên ở đó cho đến năm 2020, khi cuộc hành trình về phía bắc đôi khi khiến nó gặp phải những dòng chảy đại dương và xoay tại chỗ. Khối nước ngọt khổng lồ này bị cuốn trôi bởi dòng chảy đại dương mạnh nhất thế giới là Hải lưu vòng Nam Cực.Ông Meijers cho biết quỹ đạo của nó hướng về Nam Georgia, một vùng kiếm ăn quan trọng của hải cẩu và chim cánh cụt, khó có thể thay đổi vì nó đã mất đi phần này.Nhưng nếu tiếp tục vỡ ra, nó sẽ "gây ra ít mối đe dọa hơn nhiều cho động vật hoang dã" vì các loài động vật kiếm ăn có thể di chuyển dễ dàng giữa các khối nhỏ hơn để tìm thức ăn, ông nói thêm.