Cụ ông 112 tuổi sống vui khỏe bên vợ 102 tuổi cùng 48 người chắt, chút
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, Supachok Sarachat đã ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan ở phút 64. Tuy nhiên, pha lập công này gây tranh cãi do thiếu tinh thần fair-play. Trước đó, tuyển Việt Nam đã ném bóng ra biên để hỗ trợ đồng đội bị chấn thương, nhưng khi Thái Lan ném biên lại, thay vì trả bóng, Supachok đã dứt điểm thẳng vào khung thành.Hiện tại, trên trang chủ AFF Cup 2024, bàn thắng của Supachok đang dẫn đầu cuộc bình chọn "Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về" với 53,39% phiếu bầu, vượt qua pha lập công từ giữa sân của Nguyễn Hai Long (40,85%). Đáng chú ý, nhiều cổ động viên Việt Nam đã bỏ phiếu cho Supachok như một hình thức mỉa mai hành động thiếu fair-play của anh.Ngày 6.1, Supachok đã lên tiếng giải thích trên trang cá nhân rằng anh không nhận thức được việc cần trả bóng và không chắc chắn về tình trạng chấn thương của cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, lời giải thích này không làm giảm bớt sự chỉ trích từ người hâm mộ.Sự việc này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tinh thần thể thao và fair-play trong bóng đá Đông Nam Á. Dù bàn thắng của Supachok được đánh giá cao về kỹ thuật, nhưng cách thức ghi bàn đã khiến nhiều người hâm mộ thất vọng và đặt câu hỏi về đạo đức thi đấu.Bàn thắng của Supachok được ghi ở phút 64, từ tình huống ném biên sau khi thủ môn Đình Triệu của Việt Nam chủ động phá bóng ra vì một cầu thủ đội nhà bị chấn thương trước đó. Thay vì trả bóng như hầu hết các cầu thủ vẫn làm, Supachok nhận bóng từ đồng đội rồi tung cú sút xa vào lưới tuyển Việt Nam nâng tỷ số lên 2-1, trong sự ngỡ ngàng của toàn bộ khán giả theo dõi trận đấu. Bàn thắng này ngay lập tức nhận chỉ trích dữ dội và được nhận xét là "phi thể thao". Trên tài khoản Instagram, tiền vệ Supachok Sarachat chính thức lên tiếng về bàn thắng của anh. Anh khẳng định bản thân chưa bao giờ thiếu tinh thần thể thao. Supachok cho hay, lúc đó, tỷ số là 1-1 và Thái Lan cần tấn công nhằm san bằng khoảng cách qua hai lượt trận. Ngay trước tình huống Đình Triệu ném bóng ra biên, Supachok bị phạm lỗi ở giữa sân và bức xúc khi trọng tài không thổi phạt cầu thủ Việt Nam. Tiền vệ Thái Lan viết: "Sau khi bóng ra ngoài, tôi đến phàn nàn với trọng tài về việc bị phạm lỗi, đề nghị ông ấy tham khảo VAR. Khi ấy, chúng tôi cần gây áp lực mạnh lên Việt Nam. Tôi đã không tập trung và không quan tâm việc bóng đã ra ngoài thế nào do mải nói chuyện với trọng tài trong trạng thái tức giận". Sau khi bóng được đưa trở lại, với bản năng cùng âm thanh huyên náo ở sân, anh quyết định dứt điểm trong tích tắc vì nghĩ rằng Thái Lan đang tấn công. Supachok cho biết khi thấy cầu thủ Việt Nam lao đến phản đối anh cũng bối rối vì không biết mình sai ở điểm nào. "Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng tôi không biết chuyện gì xảy ra trước đó vì đang nổi giận với quyết định của trọng tài", Supachok viết.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn2 khách sạn 'view triệu đô' ra mắt ở Phú Quốc
Ngày 1.1, thông tin từ Công an TP.Vinh (Nghệ An) cho biết đơn vị này vừa thực hiện lệnh bắt giữ và khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của ông Nguyễn Trọng Nghĩa (48 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh), Nguyễn Đình Sơn (27 tuổi, kỹ thuật viên) và Võ Yên Phi (31 tuổi, nhân viên Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh). Cả 3 người này bị bắt giữ để điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức. Bước đầu, cơ quan công an xác định từ năm 2022 đến 2024, Công ty cổ phần Tài nguyên môi trường Thành Vinh (có trụ sở tại TP.Vinh, Nghệ An) không đảm bảo năng lực về nhân sự trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã cùng 2 nhân viên cấp dưới đã làm giả các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho một số dự án đầu tư xây dựng để hưởng lợi. Cơ quan công an xác định với cách thức làm giả con dấu, tài liệu này, các nghi phạm nói trên đã làm thất thoát ngân sách của Nhà nước hơn 700 triệu đồng. Vụ án đang được mở rộng điều tra.
DHG Pharma khởi động hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng 2024
“Mình chọn công việc làm nông, trồng hoa lan để bán. Nhiều người bảo sao không ở TP.HCM làm văn phòng khỏe hơn, về quê làm gì cho chân lấm tay bùn, đội nắng mưa nhưng bản thân mình lại thích cuộc sống như vậy. Có thể mình kiếm được ít tiền hơn một chút nhưng tinh thần lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ”, anh Duy chia sẻ.
Đội bóng đá Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) là cái tên quen thuộc luôn hưởng ứng mạnh mẽ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Dù chưa thể vượt qua vòng loại khu vực TP.HCM để góp mặt ở vòng chung kết, nhưng SIU luôn để lại dấu ấn với phong cách chơi bóng fair-play, thể hiện tinh thần tập thể và luôn nỗ lực vượt qua chính mình.Đến với giải TNSV THACO cup 2025, SIU có đại bản doanh ở khu Thảo Điền, đầu tư kỹ lưỡng trang thiết bị, và chuyên môn… để cầu thủ có được sự chuẩn bị tốt nhất. Cũng như mùa bóng trước đó, đến với giải năm nay đội bóng Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn sẽ tiếp tục nhận được sự cố vấn về chuyên môn đặc biệt của HLV Phạm Thái Vinh - nhà cầm quân cá tính đã cùng đội bóng Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM vô địch TNSV THACO cup 2024.Dưới sự cố vấn của ông Vinh, đội bóng SIU đã thường xuyên tập luyện ở sân bóng riêng nằm trong khuôn viên của trường ở khu Thảo Điền, giúp HLV trưởng Phạm Tuấn Đạt có thể duy trì cảm giác thi đấu cho các học trò. Ngoài ra, đội bóng SIU năm nay cũng sẽ trình làng trung vệ Minh Kiệt, một cái tên từng có thành tích khá nổi bật ở cấp độ bóng đá học đường, được tuyển về theo gói học bổng tài năng đặc biệt, được miễn giảm 50% tổng học phí.HLV Phạm Tuấn Đạt bày tỏ: "Năm nay chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo. Tinh thần tập luyện của các bạn rất đoàn kết. Tất cả đều xác định bước vào giải đấu sẽ cùng nhau cố gắng tập trung thi đấu, thể hiện hết mình. Về lực lượng, đội bóng Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có 60% là người cũ và 40% là các tân binh. Đặc biệt, năm nay nhà trường có chú trọng đầu tư hơn cho thể thao, với suất học bổng giảm 50% học phí cho các bạn có thành tích, bằng khen của bóng đá học đường.Ở phía ngược lại, đội Trường ĐH Sài Gòn được xem là ẩn số tại giải đấu lần này. Trận đấu đầu tiên của nhóm 5 hứa hẹn sẽ gay cấn.
Hơn 18.000 lượt sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh tại 158 điểm thi tốt nghiệp
Sau khi bài viết "Lại khổ vì karaoke ngày tết, hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" được đăng tải, khá nhiều "nạn nhân" của thực trạng hát karaoke gây ồn ào tiếp tục chia sẻ những nỗi niềm, mà nói đúng hơn đó là sự bực tức họ phải chịu đựng suốt mùa tết.Một anh chàng quê ở TP.Đà Nẵng, làm rể tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, kể trong sự bất ngờ: "Thật lạ lùng khi nhà hàng xóm có thể hát karaoke thâu đêm suốt sáng. Giống như kiểu họ không thể sống mà thiếu karaoke vậy. 23 giờ, 24 giờ vẫn hát "rân trời". Không thể hiểu nổi".Có người ở một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, ta thán: "Nhà hàng xóm chỉ có một người nhưng hát karaoke liên tục. Nếu như trong liveshow, một ca sĩ hát hết cỡ thì cũng chỉ khoảng 30 bài. Nhưng mà một ngày, người này có thể hát vài chục ca khúc. Dường như bài gì, nhạc nào cũng "cân" được (ý là hát được – PV). Họ hát karaoke thoải mái mà không hề nghĩ đến cảm giác của những gia đình kế bên. Họ vô tư thể hiện "tài năng âm nhạc" mà không biết là đang làm phiền, ảnh hưởng đến người khác".Câu chuyện "hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" cũng nhận được sự đồng tình của bạn đọc. Có người kể chuyện ở xóm tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Một người vừa mua dàn karaoke 7,2 triệu đồng. Hàng xóm thấy vậy, không để nhà mình thua nhà người ta, lập tức lên siêu thị điện máy "quất" hệ thống tốt hơn, âm thanh đỉnh cao hơn, và quan trọng là phát ra tiếng to hơn với giá gần 20 triệu đồng. Chưa kết, vì không thể chấp nhận hai dàn loa của hai gia đình bên cạnh "dội" vào nhà, một gia đình khác ở gần đó, bán hẳn cặp bò giá 36 triệu đồng để "tậu" luôn dàn karaoke mới vào ngày 24 tháng Chạp…Sự "chịu chơi" của ba gia đình vừa kể khiến người dân trong xóm "lãnh đủ", họ bị karaoke "tra tấn"… nguyên cái tết. "Họ hàng đến chúc tết mà nghe câu được câu mất, vì bị tiếng karaoke làm ồn", "Hôm mùng 4 cúng tạ, nhưng chẳng thể tập trung để cúng vì bên này, bên kia, bên nọ hát um sùm ở âm thanh to nhất"… là những phản ánh của người dân.Có người còn ví von: "Mỗi lần nhạc mở lên, âm thanh đùng đùng, nhà tôi cách nhà họ cả 20 – 30 mét mà hệ thống tôn trên mái nhà như… lắc lư theo. Đất trời như ngả nghiêng điên đảo".Lời kể này giống bình luận của bạn đọc Thảo trên Báo Thanh Niên: "Nhà cách đám giỗ 100 mét mà loa karaoke đập phình phình làm rung cả nền nhà".Tài khoản Thảo cũng chia sẻ mong muốn: "Ước gì có một quy định như Nghị định 168 (tức Nghị định 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ - PV) thì đỡ cho hàng xóm biết mấy".Tài khoản tên Bạn đọc mới cho rằng: "Giá mà phạt hát karaoke cũng nặng như giao thông thì chắc là dẹp được. Vụ này nên có cái Nghị định cỡ 168 mới trị được. Để kéo dài e sẽ loạn".Tài khoản ngocquynh1959@gmail.com thì nói: "Ước muốn cháy lòng là vấn nạn "karaoke tra tấn" cũng có cái Nghị định 168".Cùng quan điểm, tài khoản nguyenminh200782, kiến nghị: "Phải phạt thật nặng như Nghị định 168 mới đủ sức răn đe".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chia sẻ nhiều cách để có thể dẹp bỏ vấn nạn karaoke hoành hành. Theo bạn đọc thanh vu le thì "đây là một vấn nạn từ lâu, đến nay vẫn tồn tại vì sự thiếu ý thức của người sử dụng và cách xử lý không quyết liệt của các cơ quan chức năng".Bạn đọc bbb Aaa nói: "Muốn chấm dứt nạn khủng bố karaoke dễ ợt. Cứ phạt từ 10 - 20 triệu là xong".Bạn đọc Q.V viết: "Phạt nặng nhằm hướng người dân đến ý thức về pháp luật tốt hơn. Đã có Nghị định 168 xử phạt rất nặng đến hàng chục triệu đồng về vi phạm giao thông, nhưng tại sao lại không có nghị định chế tài thật nặng đối với vấn nạn karaoke? Trong khi hậu quả do karaoke gây ra là rất lớn. Nếu xử phạt nạn karaoke với mức phạt giống như mức phạt giao thông đến hàng chục triệu thử xem còn nhà nào dám mở loa karaoke phá làng phá xóm nữa không?".Bạn đọc yourself120813@gmail.com đề xuất: "Vi phạm tiếng ồn thì đề nghị phạt thật nặng, tịch thu dàn karaoke". Bạn đọc Nguyen Viet Nam mong mỏi: "Phải có biện pháp chế tài thật mạnh".Bạn đọc Tran Ha cho rằng: "Nên phạt 20 triệu đồng, tịch thu phương tiện. Đảm bảo 90% người dân đồng ý".