Kết quả Liverpool 1-0 Man City, Ngoại hạng Anh: Hấp dẫn hơn 'Siêu kinh điển'
Sáng 20.2, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa X tổ chức kỳ họp đột xuất lần thứ 12 để kiện toàn công tác nhân sự và giải quyết những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp.Theo đó tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Đồng Tháp đã bỏ phiếu bầu ông Phạm Văn Chuẩn (55 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Sa Đéc, giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay cho bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp điều chuyển giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp vào đầu tháng 2.2025.HĐND tỉnh tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Thiện Nghĩa (đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ ngày 15.2); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến.HĐND tỉnh Đồng Tháp đồng thời biểu quyết miễn nhiệm làm đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Phạm Thiện Nghĩa và ông Lê Thành Công (nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ đầu năm 2025).Phát biểu tại kỳ họp, ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các ông Phạm Thiện Nghĩa, Lê Thành Công và bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cho hoạt động của HĐND tỉnh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng biểu quyết điều chỉnh Nghị quyết số 50 ngày 5.12.2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2025, gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ít nhất 8,0%, cao hơn Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh trước đó đã đề ra là 7,5%; điều chỉnh GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 85,14 triệu đồng thành 84,63 triệu đồng theo giá thực tế; điều chỉnh tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn so với GRDP từ 23,8% thành 24 % và điều chỉnh giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,2 tỉ USD so với Nghị quyết số 50 trước đây mục tiêu chỉ đạt 1,95 tỉ USD.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng thông qua Nghị quyết về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp từ 17 đơn vị sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy còn 12 đơn vị. Đồng thời, xem xét điều chỉnh giao biên chế công chức của tỉnh Đồng Tháp năm 2025 cho hợp lý.Giá chưa tới 500 triệu, Hyundai Stargazer X thành MPV rẻ nhất Việt Nam?
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
VinFast VF e34 có giá 500 triệu đồng tại Indonesia
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Theo đó, từ hình ảnh đoạn clip ghi lại cho thấy, một người đàn ông mặc áo xe công nghệ chạy xe máy trên đường trong đêm.Lúc này, có nhóm người gồm cả nam lẫn nữ, chở nhau trên xe máy từ phía sau đến áp sát xe máy người người đàn ông mặc áo công nghệ.Một người trong nhóm này dùng chân đạp xe máy người đàn ông mặc áo xe công nghệ, dùng tay đấm tới tấp vào mặt nạn nhân. Vừa đánh, người đàn ông vừa lớn tiếng "không thấy xe tao hư, mày bố láo không". Qua xác minh, sự việc xảy ra trên đường Trần Văn Giàu (đoạn qua P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào tối ngày 31.1 (tức mùng 3 tết). Cùng ngày, anh N.M.N (25 tuổi, ở Q.Bình Tân) là tài xế xe công nghệ xác nhận mình là nạn nhân bị hành hung trong clip lan truyền trên mạng. Theo anh N., trước khi bị đánh, anh thấy có nhóm người chở nhau 2 xe máy. Trong đó, 1 xe bị hư và xe còn lại đang chạy, được người điều khiển dùng chân đẩy đi từ phía sau. Tuy nhiên, theo anh N., nhóm người đẩy xe máy di chuyển ở giữa đường nên anh bật đèn xi nhan, xin đường và tăng tốc vượt lên. "Khi thấy họ đẩy xe giữa đường, tôi có tăng tốc xe để vượt lên. Xe tôi không xảy ra va chạm giao thông hay có ý gì khiêu khích với nhóm người này và sự việc sau đó xảy ra như trong clip", anh N. cho biết. Sau khi bị đánh, anh N. đã đến trụ sở Công an P.Tân Tạo A (Q.Bình Tân) để trình báo. Hiện vụ việc tài xế xe công nghệ bị hành hung ở đường Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân) đang được công an xác minh làm rõ.
Hai anh em, hai nhà thơ nhà văn, hai chuyến đưa hai anh ruột về quê
Bà Phạm Thị Xuyên (trú Đồng Tâm, H.Ninh Giang, Hải Dương), cho biết, tháng 2 vừa qua, chồng bà mất vì bạo bệnh. Trước khi mất, di nguyện của chồng bà là muốn vợ con chuẩn bị cho mình chiếc quách làm bằng gỗ vàng tâm, còn quách đựng tro cốt chỉ mua với giá từ 4 - 6 triệu thôi vì nhà không có điều kiện. Ghi nhớ lời chồng, bà xuyên cùng các con đã chuẩn bị chu đáo.Sau khi chồng mất, ngày 18.2, gia đình bà Xuyên đưa thi thể chồng đến Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên làm thủ tục hỏa táng. Trước khi đi, gia đình đã liên hệ với phía tổ chức tang lễ ký hợp đồng hỏa táng trọn gói 8 triệu đồng (phí hỏa táng và tiền xe đi từ Hải Dương đến Nam Định). Phía đơn vị tổ chức tang lễ cũng thông báo gia đình không được mang quách sành, sứ vào, chỉ được mang quách gỗ."Khi chở linh cữu đến nơi hỏa táng, công ty đuổi lái xe của phía tổ chức tang lễ ra, chỉ có tôi với con dâu được đi vào bên trong, lái xe và người nhà đứng ở ngoài chờ. Khi vào bên trong tôi được nhân viên tư vấn với lời lẽ rất ngon ngọt, họ đưa ra gói dịch vụ nếu còn xương đẹp thì gia đình bỏ thêm 3,5 triệu. Tôi bàn với con dâu "thôi bố mất tuổi vẫn còn trẻ nên muốn bố còn xương để các con toại nguyện" nên hai mẹ con tôi chấp nhận bỏ thêm tiền", bà Xuyên nói.Sau khi thiêu xong, các nhân viên dẫn bà Xuyên đi chọn quách, nhìn giá quách vài chục triệu, có cái gần trăm triệu bà bị sốc. Bà Xuyên nhìn thấy có quách giá 10,5 triệu nhưng nhân viên nhất quyết bảo không vừa, vì thiêu xương đẹp nên phải mua cái đắt hơn."Lúc đó tôi bức xúc làm toáng lên, gia đình tôi hơn 60 người ở ngoài cũng bàn tán xôn xao và gọi cho đơn vị tổ chức tang lễ ra xem có giúp được gì hay không thì nhận được câu trả lời, đã làm hóa đơn rồi sẽ không làm lại được nữa. Gia đình cũng đành ngậm ngùi mua quách với giá 20,5 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình hoàn cảnh không có đủ tiền, mọi người trong nhà phải góp tiền lại giúp mới đủ vì ở nhà chỉ cầm đi hơn 10 triệu đồng", bà Xuyên kể."Bỏ ra số tiền lớn làm hỏa táng cho chồng, tôi còn bị người khác nói là vung tay quá trán vì gia đình mình không khá giả. Tôi cũng không hiểu ký hợp đồng trọn gói rồi nhưng đi thiêu lại mất thêm một số tiền rất lớn nữa, mang quách gỗ vào còn mất phụ phí 700.000 đồng", bà Xuyên xúc động.Giống như bà Xuyên, ông Nguyễn Xuân Thu (trú H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định) cho biết, ngày 16.2, gia đình đã hoàn thành dịch vụ hỏa táng cho người thân tại CP Thanh Bình An Lạc Viên với tổng số tiền 43,3 triệu đồng (14 triệu đồng trọn gói bao gồm xe hỏa táng, lấy xương đẹp; 28,6 triệu đồng mua quách và phụ kiện tang lễ; 700.000 đồng phí mang quách gỗ).Ông Thu cho rằng gia đình bị công ty bắt ép nên phải bỏ ra số tiền lớn như vậy. Đầu tiên là phí mang quách gỗ mất thêm 700.000 đồng, công ty chỉ cho mang quách gỗ còn quách sứ thì không được mang mà phải mua ở công ty. Khi ở công ty, nhân viên tư vấn cho gia đình phải lấy loại rẻ nhất là 28 triệu đồng cho hợp tâm linh. "Muốn mua rẻ cũng không được chỉ có 1 cái duy nhất là hơn 28 triệu đồng, còn lại giá trên 60 triệu đồng. Gia đình cũng đành ngậm ngùi thôi vì không có quyền lựa chọn nào khác. Sau khi đọc bài viết đăng trên báo, chúng tôi cực kỳ bức xúc, bản thôi tôi nghĩ gia đình đã bị lừa", ông Thu nói.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, tỉnh Nam Định, người nhà trong vụ việc) cho biết, chiều 5.3, đại diện Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên đã xuống gặp gia đình anh để xin lỗi về sự việc xảy ra trước đó. "Phía công ty tới nhà thắp hương cho bà tôi, sau đó họ có lời xin lỗi với gia đình. Họ cho rằng mọi sự hiểu lầm dẫn đến câu chuyện này là do nhân viên tư vấn", anh Viên nói và cho hay cuộc nói chuyện có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.Anh Viên tiết lộ, đã đọc nội dung giải trình của công ty và chỉ đồng ý với việc lấy xương cốt đẹp thêm 3,5 triệu đồng còn lại, cách giải thích của công ty chưa hợp lý.Trong khi đó, ông Thành Chu (người tố cáo công ty trên mạng xã hội), cho rằng lời giải thích của công ty Thanh Bình An Lạc Viên chưa đúng sự thật, ông cho rằng, bản thân có đầy đủ chứng cứ để chứng minh "nhân viên công ty không cho mang quách từ bên ngoài vào, quách mà công ty cho mang vào là cái làm bằng gỗ bọc bên ngoài, còn quách đựng hài cốt làm bằng sành, phải mua của công ty với giá cao", ông nói.Theo ông Thành Chu, không chỉ riêng ông mà hàng trăm người cũng bức xúc vì từng rơi vào hoàn cảnh như gia đình ông.Theo giải thích của Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên, trước đây, đơn vị này thuộc Công ty CP Dịch vụ tang lễ Hoàng Long, có cấm người dân khi đến hỏa táng tại đài mang theo tiểu quách - quách gỗ. Tuy nhiên từ tháng 1.2023, Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên đã kiện toàn lại bộ máy và cho phép người dân mang tiểu, quách tự mua vào. Tuy nhiên tiểu, quách sứ do người dân mang đến thường mua không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo kỹ thuật, không có kiểm định đã xảy ra hiện tượng nứt vỡ... Vì vậy, công ty khuyến cáo bà con mua ít nhất 1 bình tiểu tại đài hóa thân hoàn vũ.Đại diện Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên, mỗi ngày đơn vị này có khoảng 70 hộ gia đình đến để thực hiện việc hỏa táng, do chưa biết hoàn cảnh gia đình ai nên khi tư vấn nhân viên mong muốn người dân dùng gói sản phẩm tốt để đảm bảo về chất lượng, có thể họ tư vấn nhiều nên gây bức xúc cho người dân.Nam Định yêu cầu Thanh Bình An Lạc Viên công khai bảng giá dịch vụSáng 6.3, ông Lê Quang Huy, Phó chủ tịch UBND TP.Nam Định, cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo thành phố cùng các phòng ban chuyên môn và UBND xã Mỹ Thuận đã trực tiếp kiểm tra tại công ty.Qua kiểm tra thực tế, chính quyền đã yêu cầu công ty này niêm yết công khai nội quy, quy chế hoạt động tại vị trí thuận tiện để người dân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, phải niêm yết bảng giá các loại hình dịch vụ, công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng để người dân phản ánh khi cần thiết.