Làm dâu miệt vườn
UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 hoạt động (trừ xe buýt, xe đưa đón học sinh) trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo phương án, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1.3, theo khung giờ từ 6 giờ 30 - 8 giờ 30 và từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30. Sau 6 tháng thí điểm, các cơ quan sẽ đánh giá hiệu quả, báo cáo thành phố xem xét quyết định.Tuyến đường hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ gồm: trục Hàng Giấy - Đồng Xuân - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng; trục Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân trở vào trong khu vực phố cổ Hà Nội và các tuyến phố Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Nhà Chung, Quang Trung (đoạn Tràng Thi tới Nhà Chung), Ấu Triệu, Bảo Khánh, Hàng Trống, ngõ Hàng Hành, ngõ Bảo Khánh.Quá trình thí điểm, Hà Nội sẽ bố trí 4 điểm trung chuyển theo các hướng của khu vực hạn chế trên các tuyến phố Bà Triệu, Trần Nhật Duật, Phùng Hưng và khu vực chợ Đồng Xuân. Phương tiện trung chuyển không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Theo Sở GTVT Hà Nội, việc cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động ở các khu vực trên sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu phố cổ, đặc biệt là vào giờ cao điểm, góp phần cải thiện môi trường, giảm lượng phát thải, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giữ gìn không gian sống trong lành hơn.Đồng thời, việc hạn chế xe ô tô lớn hoạt động trong khu phố cổ sẽ giúp du khách tham quan, trải nghiệm khu phố cổ bằng các hình thức, phương tiện giao thông sạch…Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, phương án cấm xe ô tô trên 16 chỗ hoạt động trong giờ cao điểm cũng sẽ có một phần ảnh hưởng nhất định đối với các cơ sở khách sạn. Theo thống kê của UBND Q.Hoàn Kiếm, có 138 cơ sở kinh doanh khách sạn, khi thực hiện phương án thí điểm các cơ sở kinh doanh này sẽ phải trung chuyển và điều chỉnh thời gian đưa, đón khách cho phù hợp.Theo Sở GTVT Hà Nội, đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.Khu phố cổ của Hà Nội có diện tích hơn 80 ha, gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12 ha với các tuyến phố bao quanh là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay.'Xẻ thịt' đồi đất ven hồ sông Dinh (Bình Thuận): Mở đường xuyên rừng khai thác cát lậu
Cầu thủ bóng rổ cao nhất Việt Nam với chiều cao 2,03 m Nguyễn Huỳnh Phú Vinh cùng các đồng đội vùng lên mạnh mẽ ở hiệp 3 khi chơi bóng đầy tốc độ và hiệu quả ở những cú ném xa ghi 3 điểm giúp Sóc Trăng cân bằng điểm số 47-47 trước TP.HCM rồi vượt lên dẫn trước 57-51.
Mỹ, Hàn Quốc tung F-35 ra tập trận không quân chung
Theo số liệu hãng xe Đức công bố, Mercedes-Benz EQS phiên bản 450+ có khả năng di chuyển quãng đường 625 - 783 km sau mỗi lần sạc đầy. Trong khi đó, phiên bản EQS 580 4Matic có con số tương ứng 581 - 692 km, căn cứ theo tiêu chuẩn WLTP.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gian phát triển văn học nghệ thuật, để văn nghệ sĩ đắm mình trong đời sống xã hội, cuộc sống của nhân dân.Đội ngũ văn nghệ sĩ cũng ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự chấn hưng của dân tộc.Theo Tổng Bí thư, với những đóng góp to lớn, đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng đã trở thành đội quân văn hóa của Đảng, nhân tố nòng cốt làm nên sức vóc, bề dày văn hóa mới, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển ngành công nghiệp văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa.Dù vậy, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của văn học, nghệ thuật thời gian qua; gợi mở những giải pháp quan trọng để thúc đẩy đời sống văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn nữa, có nhiều thành tựu to lớn hơn trong những năm tiếp theo.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.Từ đó, Tổng Bí thư đề nghị gia tăng mạnh mẽ đóng góp, cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước.Tổng Bí thư cũng đề nghị đội ngũ văn nghệ sĩ, phấn đấu tạo ra bộ sưu tập mới, những tác phẩm để đời, bổ ích, phản ánh sinh động hiện thực giai đoạn cách mạng mới. Các tác phẩm phải khơi dậy, quy tụ lòng dân, nhân lên sức dân, cùng toàn Đảng, toàn dân toàn quân, tạo thành sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao mới; đồng thời, tích cực đóng góp xây dựng nền văn minh nhân loại.Tổng Bí thư yêu cầu xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ thật sự là những chiến sĩ cách mạng kiên trung trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng. Ông yêu cầu văn nghệ sĩ phải không ngừng bám sát nhịp sống, hơi thở của nhân dân, hòa mình cùng đất nước, dám đi vào những vấn đề gai góc, phức tạp, nhạy cảm của cộng đồng, đến với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo, phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. "Vốn sống của văn nghệ sĩ phải vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc; phải đập cùng nhịp đập trái tim của Tổ quốc", Tổng Bí thư nêu rõ.Về tác phẩm, phải có bản sắc, giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật cao; phản ánh tâm hồn, phong thái, cốt cách; khơi dậy khí phách, niềm tự hào dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo tương lai; có khả năng lan tỏa đạo đức xã hội chủ nghĩa, bổ ích đối với công chúng, tạo thành sức mạnh văn hóa giúp dân tộc trường tồn."Chỉ khi nghệ thuật phản ánh hiện thực chân thực đúng đắn, nghệ thuật mới sinh sôi và có như vậy nghệ sĩ, nghệ thuật mới có công chúng, đi được vào lòng công chúng, sống được với thời gian và trở nên có giá trị", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư yêu cầu, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát triển, ươm tạo, bồi dưỡng, phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật. Cùng đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo quản lý, tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ thâm nhập sâu rộng thực tế sôi động của đất nước, đồng hành, gắn bó máu thịt với công cuộc lao động sáng tạo của nhân dân ta trên mọi lĩnh vực của đời sống, nâng cao lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tổng Bí thư cũng lưu ý, đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, tôn vinh tài năng của văn nghệ sĩ trên cơ sở toàn diện, khoa học, minh bạch và kịp thời, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong xã hội, sự đồng thuận, đoàn kết trong văn nghệ sĩ; có nhiệm vụ cụ thể, phong trào sáng tác theo các chủ trương chiến lược của Đảng.
Giành giật ĐBSCL với 'cát tặc'
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.