Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2024: Xuất hiện câu hỏi thực tế
TP.Cao Lãnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm phát triển xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, đô thị TP.Cao Lãnh đã thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, mở rộng tạo không gian phát triển cho thành phố, góp phần giúp diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. TP.Cao Lãnh đã thực hiện đạt 5/5 tiêu chí đô thị loại 2 và đang phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các mặt sản xuất, đời sống xã hội để từng bước xây dựng Cao Lãnh theo mô hình thành phố thông minh. TP.Cao Lãnh đã thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), thanh toán không dùng tiền mặt ở nhiều tuyến đường và thí điểm triển khai mô hình “Làng thông minh”… Nét nổi bật của TP.Cao Lãnh là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2024, có 747 doanh nghiệp và hơn 3.400 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, chiếm khoảng 20% tổng vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp của thành phố lên gần 1.700 doanh nghiệp và 16.600 hộ kinh doanh đang hoạt động. Cơ cấu kinh tế của TP.Cao Lãnh đang chuyển dịch đúng hướng; trong đó thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, trở thành ngành kinh tế trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng chung của địa phương. Các ngành công nghiệp chủ lực dần phát triển theo chiều sâu, hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp đô thị tiếp tục phát triển theo hướng xanh, theo chuỗi giá trị thích ứng với yêu cầu thị trường, có truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tính chủ động và sáng tạo của người dân trong hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc và tạo động lực mới để kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh và bền vững. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của TP.Cao Lãnh chỉ còn 0,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 86,98 triệu đồng, tăng 32,62 triệu đồng so với năm 2021.Ông Võ Phan Thành Minh, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cho biết, địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại 1 và đi đầu về chuyển đổi số, khởi nghiệp và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và làm đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. “Thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường trọng điểm, dự án lớn để mở rộng phát triển đô thị, tạo điểm nhấn về không gian đô thị cho thành phố. Đồng thời, tăng cường kêu gọi đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực kinh tế chủ lực, động lực quan trọng trong phát triển địa phương. Xây dựng TP.Cao Lãnh trở thành một đô thị thông minh, năng động - văn minh, an toàn và thân thiện”, ông Võ Phan Thành Minh cho biết thêm.Tây Ninh: Tạm giữ hình sự nghi can cưỡng đoạt tài sản
Thông tin này đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc, đặc biệt là sau khi bệnh viện tuyên bố họ không thể truy tìm phôi thai và kêu gọi cặp đôi "cởi mở" về sự nhầm lẫn này.
Khởi tố bị can đâm phó chánh án tại phòng làm việc ở Quảng Trị
Thế hệ mới của Evoque vẫn giữ lại kiểu dáng truyền thống nhưng hiện đại hơn
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) năm 2024 của các sở ngành, địa phương trên địa bàn.Bảng xếp hạng năm nay được TP.HCM chia theo 4 nhóm: sở ngành cung cấp dịch vụ công, sở ngành không cung cấp dịch vụ công, các đơn vị ngành dọc và UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức.Ở nhóm địa phương, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Năm 2023, ở lần đầu tiên TP.HCM công bố xếp hạng chỉ số chuyển đổi số thì Q.Phú Nhuận cũng xếp hạng nhất. Các địa phương còn lại trong top 5 gồm: Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân và Q.10.Ở nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT và Sở Y tế. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu chỉ số chuyển đổi số khối sở ngành.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Ban Dân tộc, Thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý khu Nam.Nhóm các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội.Việc xếp hạng chuyển đổi số dựa trên 6 chỉ số: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số. Riêng nhóm địa phương, ngoài 5 chỉ số đầu còn có thêm chỉ số về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
Hồng Diễm tiết lộ cái kết dành cho Ngân Hà trong ‘Trạm cứu hộ trái tim’
Hai năm trước, anh Nguyễn Văn Hòa (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng "tá hỏa" khi nộp hồ sơ làm thủ tục vay tiền mua nhà thì phát hiện mình có khoản nợ xấu tại một công ty tài chính. Trước đó, anh chưa từng làm hồ sơ vay tiền. Ngay lập tức liên hệ công ty tài chính, anh mới phát hiện CMND mình làm mất thời gian trước đã bị kẻ gian lợi dụng để làm hồ sơ vay tiền.Khi xác định rõ đây là trường hợp giả mạo khoản vay, anh Hòa không bị đòi tiền, được hoàn tất hồ sơ để điều chỉnh thông tin dư nợ tín dụng. Dù vậy, anh Hòa cũng gặp không ít phiền hà khi mất nhiều thời gian, công sức làm rõ câu chuyện, đồng thời bị ảnh hưởng tới tiến độ vay tiền tại ngân hàng."Tôi hoàn toàn không biết gì về khoản nợ trên trời rơi xuống đó. Nếu như không vì có nhu cầu vay tiền và kịp thời phát hiện, không biết còn chuyện gì có thể xảy ra. Từ đó tới nay, tôi luôn rất cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời cũng để tâm hơn tới chuyện kiểm tra lịch sử tín dụng", anh Hòa nói.Vài năm trở lại đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để làm giả hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn tinh vi. Dù đã hạn chế hơn nhiều, song vẫn còn trường hợp đối tượng dùng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký giả mạo tài khoản ngân hàng nhằm giải ngân các khoản vay rồi chiếm đoạt.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, đánh giá hiện nay việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra nhan nhản, dễ dàng. "Khi đã có thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, CCCD, địa chỉ, số tài khoản…, đối tượng lừa đảo sử dụng để tiến hành vay tiền. Ngân hàng có thể vô tình cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay một khoản nào đó. Người bị hại hoàn toàn không biết gì", ông Hiếu nói.Việc bất ngờ nhận được thông báo phải thanh toán khoản vay, hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn... được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gây ra tác hại lớn cho cá nhân, bởi người dân bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm. Chiều ngược lại, các công ty tài chính, ngân hàng cũng bị tổn thất nghiêm trọng về tài sản và uy tín thương hiệu. Cả 2 đều là nạn nhân, mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả."Hậu quả với các cá nhân bị đánh cắp thông tin rồi vay khống tiền rất lớn. Bởi cá nhân có lịch sử tín dụng không tốt thường rất khó có thể vay tiền hoặc phải vay với mức lãi suất rất cao", ông Hiếu nhìn nhận.Để tránh những câu chuyện "tá hỏa", ngỡ ngàng, bỗng dưng thành "con nợ" và phải giải quyết loạt rắc rối đi kèm, giải pháp được cơ quan quản lý nhà nước cũng như giới chuyên gia tài chính khuyến cáo là mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình.Bên cạnh đó, chủ động tra cứu, nắm rõ lịch sử tín dụng cũng là giải pháp hiệu quả. Dẫn ví dụ tại Mỹ, ông Hiếu cho biết hiện có 3 công ty thông tin tín dụng tư nhân lớn ở Mỹ bao gồm Equifax, Experian và TransUnion. Họ theo dõi, tạo ra các báo cáo tín dụng gồm lịch sử tín dụng và các thông tin tài chính khác. Họ có khoảng vài chục tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Thông thường, điểm tín dụng dao động từ 400 - 800. Ai có mức điểm cao là người dễ dàng đi vay, còn nếu có điểm tín dụng từ 500 trở xuống thường rất khó vay, thậm chí không vay được."Các ngân hàng chủ động cung cấp thông tin cho 3 đơn vị kể trên nên hệ thống của họ rất chính xác. Luật về tài chính của Mỹ bắt buộc các đơn vị này phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân Mỹ mỗi năm một lần. Đương nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu thông tin thường xuyên hơn sẽ phải trả mức phí phù hợp", ông Hiếu nói.Trên thực tế, tại Việt Nam cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như 3 công ty tại Mỹ là Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Việt Nam cũng bắt buộc công ty thông tin tín dụng tư nhân phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân mỗi năm một lần. PCB hiện có ứng dụng "Thông tin tín dụng" để giúp khách hàng lấy báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần, từ lần 2 là 20.000 đồng/báo cáo.Theo tìm hiểu, PCB còn đang cung cấp gói giải pháp "Phòng chống trộm cắp thông tin định danh - ID365", cho phép khách hàng cá nhân tự kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng thường xuyên.Gói giải pháp này gồm cảnh báo phòng chống gian lận thông tin định danh, cảnh báo qua email khách hàng đăng ký và báo cáo tín dụng trả về kèm theo. Với mức chi phí 180.000 đồng/6 tháng, khách hàng có thể nhận về 6 báo cáo tín dụng và cảnh báo qua email bất cứ khi nào thông tin định danh của khách hàng được sử dụng hoặc một khoản vay mới được giải ngân, các thay đổi liên quan đến tình trạng hợp đồng vay…"Nhìn chung, khách hàng có thể có cái nhìn toàn diện về lịch sử tín dụng, bao gồm thông tin định danh, thông tin những khoản vay, lịch sử thanh toán. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận thông tin để yêu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm tổn hại đến uy tín tín dụng của khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tín dụng không chính xác của khách hàng", đại diện PCB thông tin.Để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp mỗi người dân biết cách bảo vệ mình hơn trong bối cảnh lừa đảo ở lĩnh vực này ngày càng gia tăng, theo ông Hiếu, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính cá nhân.Trong đó, phải truyền thông rõ để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử tín dụng, biết cách tra cứu ra sao khi cần thiết. Ví dụ, họ có thể làm việc đó ở đâu, như thế nào, có thể tìm đến đơn vị, doanh nghiệp nào uy tín, đáng tin cậy…