Việt Nam đón hơn 3 triệu khách quốc tế trong 2 tháng đầu năm
Đúng như kỳ vọng của nhiều người hâm mộ dành cho trận cầu tâm điểm ở giải hạng nhất, cuộc đối đầu giữa CLB Bình Phước và Ninh Bình diễn ra cực kỳ sôi động. Trong khoảng 15 phút đầu tiên, các học trò HLV Nguyễn Anh Đức chơi quyết liệt, xông xáo, tích cực pressing để gây ra khó khăn cho Hoàng Đức và các đồng đội. Lần lượt Hồ Tuấn Tài, Lưu Tự Nhân có cơ hội dứt điểm nhưng đều không thực hiện thành công. Sau đó, CLB Ninh Bình dần lấy lại thế trận khi những Nguyễn Trọng Long, Nguyễn Hoàng Đức, Mạch Ngọc Hà... bắt nhịp được với trận đấu. Trong đó, Hoàng Đức chơi cực kỳ nổi bật với các pha đi bóng thanh thoát và thực hiện được nhiều tình huống tỉa bóng ra 2 biên chính xác cho Nguyễn Quốc Việt, Mạch Ngọc Hà. Đến phút 25, đích thân cựu tiền vệ CLB Thể Công Viettel tỏa sáng. Từ cự ly khoảng 30 m, anh tung cú sút rất căng bằng chân trái, đưa bóng găm thẳng vào góc xa khung thành, không cho thủ môn Bùi Tấn Trường cơ hội cản phá. Nhờ bàn thắng đẹp của Hoàng Đức, CLB Ninh Bình có lợi thế về mặt tinh thần và chơi thanh thoát hơn. Các mũi nhọn như Gia Hưng, Ngọc Hà, Quốc Việt gây ra nhiều sóng gió về phía khung thành của Tấn Trường. Chiều ngược lại, CLB Bình Phước không tạo ra được những pha phối hợp ăn ý. Cơ hội ngon ăn rõ ràng nhất của họ chỉ đến từ một tình huống phất bóng dài từ sân nhà để Lê Thanh Bình băng lên phá bẫy việt vị ở phút 35. Tuy nhiên, trong thế đối mặt với Đặng Văn Lâm, cựu tuyển thủ U.23 Việt Nam lại sút quá hiền. Sau 45 phút đầu tiên, CLB Ninh Bình tạm dẫn trước 1-0. Sang hiệp 2, HLV Nguyễn Anh Đức tung vào sân một số cầu thủ có kinh nghiệm thi đấu ở V-League như Tống Anh Tỷ, Trương Dủ Đạt... Nhờ đó, thế trận của CLB Bình Phước được cải thiện. Tuy nhiên, do thiếu vắng mẫu cầu thủ có thể kéo bóng, tạo đột biến như Công Phượng, 2 tiền đạo Hồ Tuấn Tài, Lê Thanh Bình tương đối "đói" bóng.Những phương án tấn công biên của đội chủ nhà cũng không phát huy hiệu quả. Họ chủ yếu phụ thuộc vào các tình huống cố định nhưng chừng đó là không thủ để khiến Đặng Văn Lâm vào lưới nhặt bóng. Bài toán phụ thuộc vào Công Phượng vẫn chưa thể có lời giải.Nỗ lực rất nhiều, CLB Bình Phước vẫn không thể ghi bàn để có thể giữ lại điểm số trên sân nhà. Họ chấp nhận thất bại 0-1 và bị đối thủ Ninh Bình nới rộng khoảng cách lên thành 4 điểm (20 so với 24). Con số này có thể tăng lên thành 7 điểm khi thầy trò HLV Nguyễn Việt Thắng chơi ít hơn 1 trận.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnDân mạng ‘ủng hộ’ tài xế ô tô quyết không nhường đường cho xe buýt vượt ẩu
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Công nghệ nâng cao chất lượng cuộc sống theo cách hiện đại
Ngoài ra, Công ty nhiệt điện Phú Mỹ cũng tập trung đảm bảo công tác tuần tra, của lực lượng bảo vệ tại các khu vực sản xuất và các vị trí trọng yếu; đảm bảo hệ thống chiếu sáng an ninh, hệ thống camera hoạt động ổn định, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cơ quan chức năng, rà soát, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan. Lập lịch trực tăng cường của lãnh đạo, cán bộ, lực lượng bảo vệ, tự vệ, thanh niên xung kích ứng trực trước, trong các ngày lễ.
Anh Phước kể thêm: "Trước đây, nội mình trồng một vài cành bông trang trước nhà để dành hái cúng mỗi dịp rằm, tết. Sau đó, ba và mình đã trồng, chăm chút cũng như nhân giống thêm từ đó trở thành nên một hàng rào bông trang dài 35m, rộng gần 1m".
Trạm sạc EBOOST và khát khao 'xanh hóa' môi trường sống Việt Nam
Theo ông Trần Đình Trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Quảng Ngãi, tháp nước (còn được gọi là là thủy đài) cao gần 30 mét, được khởi công xây dựng từ năm 1959 và đưa vào sử dụng vào năm 1963. Tháp nước gồm hai phần là thân tháp đỡ và bể chứa nước. Công trình này mang kiến trúc Á Đông. Phần đỉnh tháp có chóp nhọn, mái lợp ngói âm dương và các đầu đao giả nhô ra như mái đình, chùa. Trải qua hơn 60 năm, tháp nước nằm ở trung tâm TP.Quảng Ngãi vẫn sừng sững như chứng nhân lịch sử của bao thăng trầm ở vùng đất này. Tháp nước cũng là biểu tượng thân thương với nhiều thế hệ người Quảng Ngãi.