Liverpool bước vào cuộc đua nước rút
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 19.3, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 900.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Tập đoàn Doji niêm yết mua vào 97,6 triệu đồng, bán ra 99,1 triệu đồng. Giá vàng nhẫn 4 số 9 cũng đã tăng thêm 900.000 đồng mỗi lượng. Tập đoàn Doji mua vào vàng nhẫn với giá 98,1 triệu đồng, bán ra 99,6 triệu đồng. Công ty SJC mua vào 97,5 triệu đồng, bán ra 99 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC cũng như vàng nhẫn từ 1,5 - 1,6 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước đang có mức giá cao nhất từ trước đến nay. So với đầu tháng 3, giá vàng miếng SJC đã tăng 7,8 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn tăng 8,5 triệu đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng thêm 5 USD, lên 3.032 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 18.3), vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 3.035,4 USD/ounce. Nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng đã khiến giá tăng cao kỷ lục. Các nhà đầu tư lo ngại sự gia tăng về chiến tranh thương mại toàn cầu, diễn biến địa chính trị mới giữa các nước nên đã thực hiện mua vàng.Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ giá trung tâm 3 đồng, xuống còn 24.790 đồng/USD. Các ngân hàng thương mại không thay đổi giá USD, Vietcombank mua vào 25.320 - 25.350 đồng, bán ra 25.710 đồng; ACB mua vào 25.340 - 25.370 đồng, bán ra 25.720 đồng; Vietinbank mua vào 25.359 đồng, bán ra 25.719 đồng… Trong khi đó, giá USD tự do tăng thêm 30 đồng, lên 28.810 đồng chiều mua vào, bán ra 25.910 đồng. So với đầu tháng 3, giá đồng bạc xanh tự do tăng 80 đồng/USD.Nhiều hãng hủy bay tới Israel, có chuyến phải vòng trở lại sau 14 giờ
Ngày 7.3, báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội của Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) cho thấy được một số điểm về mức tăng lương thực tế trong năm 2024 cũng như kỳ vọng về mức tăng lương của người lao động trong năm 2025.Một nghiên cứu mới của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm cho thấy trong năm 2024, phần lớn người lao động chỉ được tăng lương ở mức thấp.Cụ thể, đa số nhận mức tăng dưới 10%, cao hơn so với năm 2023. Ngược lại, số người được tăng lương cao trên 20% đã giảm so với năm 2023. Theo Adecco, những số liệu này cho thấy mức tăng lương cao đang giảm dần, ngày càng ít người được tăng lương đáng kể như trước.Adecco Việt Nam dự đoán rằng trong năm 2025, người lao động vẫn kỳ vọng mức tăng lương cao. Nhiều người mong muốn được tăng từ 20 - 30%, và một số khác thậm chí đặt mục tiêu trên 30%.Tuy nhiên, Adecco Việt Nam nhận định rằng thực tế mức tăng lương lớn đang ngày càng hiếm, khoảng cách giữa kỳ vọng của người lao động và chính sách điều chỉnh lương của doanh nghiệp có thể khác nhau rõ rệt.Khảo sát của Adecco Việt Nam cũng cho thấy có 72% người lao động sẵn sàng nhảy việc trong năm 2025 và con số này gia tăng so với các năm 2024 (69%) và 2023 (37%).Khi cân nhắc gắn bó với công ty hiện tại hay chuyển sang công ty mới, người lao động quan tâm nhất đến chính sách lương thưởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, môi trường làm việc làm việc và khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong đó, mức lương vẫn là yếu tố quyết định đến lựa chọn của họ.Theo Adecco Việt Nam, các công ty, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, ngày càng quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DE&I). Về DE&I thì đây là một bộ nguyên tắc giúp tạo ra môi trường làm việc công bằng, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt.Ví dụ, yếu tố "đa dạng" (diversity) có nghĩa là doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự đa dạng tuổi tác, dân tộc, kinh nghiệm, quan điểm; "bình đẳng" (equity) là đảm bảo mọi người có cơ hội như nhau; "hòa nhập" (inclusion) là tạo ra môi trường nơi tất cả nhân viên đều được tôn trọng, lắng nghe và có cơ hội đóng góp.Adecco Việt Nam dự báo rằng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục định hình xu hướng tuyển dụng trong năm 2025. Một minh chứng rõ ràng cho điều này là quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nvidia về việc cam kết thúc đẩy công nghệ và thu hút đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn.Trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia về công nghệ, AI và kỹ năng số không còn giới hạn trong ngành công nghệ truyền thống mà sẽ mở rộng sang các lĩnh vực như bán lẻ, tài chính, sản xuất cũng như những ngành đang đẩy mạnh tự động hóa và khai thác dữ liệu.Ngoài ra, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến bảo mật dữ liệu, tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cùng DE&I. Do đó, người lao động cần nâng cao kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng.
Ô tô gầm cao 5 chỗ đua giảm giá: Hyundai Tucson, Ford Territory quyết đấu Mazda CX-5
Làng Gốm Bát Tràng có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm tuổi. Cùng với dòng chảy của lịch sử, Gốm Bát Tràng từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là trong các nghi lễ thờ cúng, phong thủy và tôn giáo. Không chỉ là sản phẩm thủ công mang tính thẩm mỹ cao, gốm Bát Tràng còn chứa đựng những giá trị tâm linh sâu sắc.Tín ngưỡng dân gian là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các vị thần, Phật và những nhân vật có công với đất nước. Người Việt quan niệm thờ cúng không chỉ là để tưởng nhớ mà còn là cách kết nối với thế giới tâm linh, xin sự bảo trợ và bình an cho gia đình.Các sản phẩm gốm thờ cúng Bát Tràng phong phú và đa dạng, đó là những bộ đồ thờ gia tiên, đồ thờ Phật, đồ thờ Thần Tài - Thổ Địa, tượng gốm... được trang trí bằng những họa tiết hoa văn phong thủy và những biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt. Đó có thể là những dấu tích cổ xưa trong kho tàng mỹ thuật dân gian như biểu tượng con rồng, mặt trời, chim hạc, hoa sen; hay các linh thú như kỳ lân, lân sư, nghê chầu, linh kê, ngựa chầu, phượng hoàng, long ngư...Sản phẩm gốm phục vụ tín ngưỡng được sản xuất thủ công rất tỉ mỉ và chất lượng, mang lại sự tôn kính và linh thiêng cho không gian thờ tự của mỗi gia đình Việt.Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng dùng trong tín ngưỡng thường thường đi theo bộ, được làm thủ công hoàn toàn, qua nhiều công đoạn phức tạp. Mỗi sản phẩm là sự hòa quyện giữa sự khéo léo của người thợ gốm và sự tôn kính dành cho tín ngưỡng, với mong muốn mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.Nói đến sản phẩm gốm tâm linh Bát Tràng không thể bỏ qua tượng Phật. Tượng Phật bằng gốm Bát Tràng được tạo hình rất công phu, khắc họa hình ảnh Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đến các vị La Hán… vừa tôn nghiêm đồng thời toát lên sự từ bi và bình an. Các bức tượng này phù hợp để đặt trong không gian thờ cúng của gia đình hay chùa chiền.Sản phẩm Bát hương của Gốm Bát Trang được ưa chuộng nhờ hoa văn tinh xảo. Mỗi chiếc bát hương không chỉ là một vật phẩm thờ cúng mà còn là tác phẩm nghệ thuật, giúp tôn thêm vẻ trang trọng cho không gian thờ.Đỉnh hương thờ cũng là một sản phẩm ưa chuộng của gốm Bát Tràng. Đỉnh hương được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, phù hợp với các không gian thờ từ nhỏ đến lớn. Các họa tiết trên lư hương thường mang ý nghĩa tâm linh như rồng, phượng, hoặc hoa sen, tượng trưng cho sự thanh tịnh, uy nghi và linh thiêng.Choé thờ là sản phẩm bày trên ban thờ, thường dùng để đựng gạo, muối hoặc nước thánh trong thờ cúng. Chóe thờ bằng gốm Bát Tràng có thiết kế cổ điển, kết hợp với hoa văn trang trí mang đậm nét văn hóa truyền thống, tạo nên vẻ đẹp giản dị mà linh thiêng.Nói tới đồ thờ Bát Tràng không thể bỏ qua Bộ chén thờ - vật phẩm dùng để dâng nước, trà cho tổ tiên và các vị thần. Gốm Bát Tràng sản xuất các bộ ấm chén thờ có độ bền cao, với màu sắc và hoa văn trang nhã, tôn lên sự trang trọng cho bàn thờ gia đình.Xem thêm: sản phẩm Bộ đồ thờ gốm sứ Bát TràngBạn cũng có thể chọn các sản phẩm men lam với màu xanh đặc trưng, được dùng để tạo nên những sản phẩm gốm sứ mang vẻ đẹp thanh tao và nhã nhặn, mang đậm nét hoài cổ, phù hợp với các gia đình yêu thích phong cách thờ cúng truyền thống. Đặc biệt, dòng gốm men lam vẽ vàng của Bát Tràng là một trong những dòng sản phẩm cao cấp và độc đáo bậc nhất trong nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Sự kết hợp tinh tế giữa sắc xanh trang nhã của men lam truyền thống và ánh vàng rực rỡ từ các chi tiết vẽ vàng không chỉ tôn vinh tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân gốm mà còn thể hiện sâu sắc giá trị văn hóa và tâm linh của người Việt.Bên cạnh đó, dòng sản phẩm men hoàng tộc đắp nổi là tinh hoa nghệ thuật của làng gốm sứ Bát Tràng đáp ứng nhu cầu thờ cúng sang trọng. Bộ đồ thờ toát ra vẻ uy quyền bằng độ bóng và ánh vàng cổ điển. Màu vàng tinh tế không chỉ không chói lóa mà còn tạo nên không gian ấm áp và cổ điển đặc trưng chỉ có thể là bộ đồ thờ men hoàng tộc.Có thể nói, Gốm Bát Tràng kết hợp giữa nghệ thuật thủ công truyền thống và giá trị tâm linh đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong không gian thờ cúng của người Việt. Bạn có thể tìm các bộ đồ thờ gia tiên chất lượng được làm từ gốm sứ Bát Tràng tại hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng. Tại Không Gian Gốm Bát Tràng, mỗi sản phẩm gốm sứ tín ngưỡng đều được chế tác với sự tỉ mỉ và tâm huyết, mang đến sự trang nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ tự. Những sản phẩm này không chỉ là vật phẩm thờ cúng mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa thế giới thực và tâm linh, mang lại bình an và may mắn cho gia đình.Thông tin liên hệ:
Bà 'trùm' FPT Shop và nhà thuốc Long Châu: Đổi mới cách làm việc để vượt qua khó khăn trong năm 2023
Trong ngày 15.3, đoàn công tác của lãnh đạo TP.Đà Nẵng đi thăm và bàn giao nhà đại đoàn kết cho tỉnh Quảng Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.TP.Đà Nẵng tổ chức 2 đoàn, đoàn đi H.Đông Giang (Quảng Nam) do ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng dẫn đầu, thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông A Lăng Câu và ông A Râl Xu (tổ dân phố Gừng, TT.Prao, H.Đông Giang).Đoàn đi H.Tây Giang (Quảng Nam) do ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng dẫn đầu, ghé thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông Pơ Loong Dít và hộ ông A Lăng Chấp (thôn Bhlố, xã A Vương).Chiều cùng ngày, 2 đoàn cùng về H.Duy Xuyên (Quảng Nam), thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết cho bà Võ Thị Thao (thôn Phú Nham Tây, xã Duy Sơn) và bà Hồ Thị Châu Sa (thôn Trung Đông, xã Duy Trung).Tại H.Duy Xuyên, đoàn của lãnh đạo TP.Đà Nẵng tham dự buổi lễ trao bảng biểu trưng TP.Đà Nẵng trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí 16 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Nam.Các căn nhà đại đoàn kết này dành cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam - Đà Nẵng thời kỳ kháng chiến, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng 2 tỉnh thành Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.Bên cạnh các căn nhà bàn giao trong ngày 15.3, số nhà đại đoàn kết còn lại sẽ được khởi công và xây dựng hoàn thiện trong thời gian đến.