Đất nền giá rẻ, pháp lý chuẩn chỉnh đang được nhà đầu tư ‘săn đón”
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Vụ án Khu liên hợp Mỹ Đình phải đền bù gần 12 tỉ đồng: Tòa xét xử phúc thẩm
Chính sách học phí đặc biệt này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển đại học vào HUTECH năm 2025 cũng như tất cả sinh viên các khóa đang theo học tại trường.Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (26.4.1995 - 26.4.2025), Trường còn thực hiện xét tặng Học bổng HUTECH trị giá 25% học phí toàn khóa cho tất cả thí sinh trên cả nước có tổng điểm trung bình 3 môn của học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 20 điểm trở lên. Để nắm bắt cơ hội, thí sinh có thể thực hiện đăng ký theo hình thức trực tuyến ngay tại website Trường: hutech.edu.vn/hoc-bong-tuyen-sinh đến hết 31.5.2025.Sau khi áp dụng Học bổng HUTECH, mức học phí của khóa 2025 đối với các ngành đào tạo Cử nhân (3.5 năm, 14 học kỳ) là 11 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 154 triệu đồng; các ngành đào tạo Kỹ sư (4 năm, 16 học kỳ) là 10 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 160 triệu đồng; các ngành đào tạo đặc thù gồm Kiến trúc, Dược học, Thú y (4.5 năm, 18 học kỳ) là 12 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 216 triệu đồng. Học bổng giá trị này cùng chính sách học phí đặc biệt giúp giảm áp lực tài chính đáng kể, tạo động lực để sinh viên yên tâm học tập, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong trong việc tạo dựng môi trường giáo dục tiên tiến, nhân văn và bền vững.Trúng tuyển vào HUTECH năm 2025, sinh viên sẽ thụ hưởng chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại mỗi năm có 4 học kỳ (mỗi học kỳ khoảng 10 tuần), đảm bảo cung cấp chất lượng đào tạo vượt trội với chi phí học tập hợp lý. Học phí được thu theo từng học kỳ. Học phí mỗi học kỳ được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó (khoảng 9 tín chỉ), giúp giảm áp lực tài chính cho mỗi lần đóng, yên tâm trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm trong môi trường hiện đại.Được biết, năm nay HUTECH dự kiến tuyển sinh 61 ngành nghề ở đa dạng lĩnh vực đào tạo theo 03 phương thức gồm xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12 và xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG TP.HCM hoặc kỳ thi VSAT 2025. Trong đó có những ngành hot thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Marketing, Digital Marketing, Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật,…Xuất phát từ chiến lược đào tạo gắn liền với thực tiễn, ở từng ngành cụ thể, HUTECH đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để sinh viên thực hành, làm quen và làm chủ nghề nghiệp. Như ngành Truyền thông đa phương tiện có HUTECH Studio với phòng điều khiển trung tâm, phim trường phông xanh, phòng dựng với thiết bị, kho đạo cụ quay - dựng hình; khối ngành ô tô có xưởng thực hành động cơ, khung gầm, xưởng diesel, điện - điện tử ô tô, phòng thí nghiệm hệ thống điều khiển ô tô;…Trong quá trình học, ngay từ năm nhất, sinh viên được tham gia các chuyến kiến tập, thực tập thực tế tại những doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực để tìm hiểu về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng nghề, yêu cầu nhân sự,... Sự tham gia của chuyên gia đến từ doanh nghiệp tại những hội thảo chuyên đề, chương trình đối thoại cùng CEO, các cuộc thi khởi nghiệp, cũng là dịp để sinh viên tiếp cận kiến thức giá trị, bài học kinh nghiệm sâu sắc và đón đầu nhiều cơ hội hấp dẫn. Từ những kiểu học thú vị giàu tính ứng dụng này, sinh viên sẵn sàng ứng tuyển và săn việc tốt tại các ngày hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau được tổ chức quy mô lớn ngay tại trường.Song song đó, HUTECH còn kiến tạo môi trường "Đại học Gen Z" năng động, sáng tạo với đa dạng hoạt động ngoại khóa sôi nổi để sinh viên phát triển toàn diện. Hơn 60 câu lạc bộ, đội nhóm từ học thuật, văn hóa, nghệ thuật, thể thao đến các hoạt động tình nguyện cộng đồng, các sân chơi lớn như Miss HUTECH, HUTECH's Got Talent, HUTECH Startup Wings, lễ hội văn hóa đa quốc gia, giao lưu quốc tế là môi trường để những bạn trẻ phát huy năng khiếu, rèn kỹ năng mềm, khả năng hội nhập, phát triển toàn diện.
4 phân khúc ô tô tại Việt Nam sớm định đoạt ngôi vương năm 2019
Sàn giao dịch cà phê robusta ở London ngày hôm qua biến động liên tục "hết xanh đến đỏ" nhưng đến khi đóng cửa vẫn tăng ở tất cả các kỳ hạn. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 5 tăng 44 USD lên 4.127 USD/tấn. Tháng 7 còn tăng mạnh hơn với 53 USD lên 4.133 USD. Các kỳ hạn tháng 9 và 11 tăng lần lượt 52 và 43 USD/tấn.
Đây là lần đầu tiên Neymar thi đấu cho Santos sau 12 năm kể từ khi anh chia tay CLB để đến Barcelona. Ngôi sao vừa bước sang tuổi 33 này trở lại CLB cũ từ đội bóng Al Hilal ở Ả Rập Xê Út trong kỳ chuyển nhượng mùa đông. Sau thời gian dài nghỉ thi đấu vì chấn thương, anh đã có trận trở lại sân cỏ và vẫn giữ những phẩm chất của ngôi sao hàng đầu.Neymar được HLV Pedro Caixinha của Santos tung vào sân ở đầu hiệp 2 trận gặp Botafogo. Trong khoảng 45 phút có mặt trên sân, Neymar thực hiện nhiều pha đi bóng rất ấn tượng và có ít nhất 1 cơ hội có thể ghi bàn. Trang Sofascore (Brazil) chấm Neymar 7,4 điểm dù thi đấu có 45 phút, khi anh thực hiện tổng cộng 7 cú sút (1 trúng đích), có 2 đường chuyền quyết định, trong tổng số 25/29 đường chuyền thành công (đạt tỷ lệ 86%). Neymar cũng có 8/15 pha tranh chấp thành công (tỷ lệ 53%), 3/7 pha rê bóng thành công (43%), 5 lần phạm lỗi ở trận đầu tiên ra mắt và 1 lần chặn bóng thành công.Những thông số này cho thấy Neymar đang trên đường trở lại phong độ đỉnh cao, một khi anh được tạo điều kiện thi đấu và được các đồng đội tin tưởng, theo tờ Marca (Tây Ban Nha).Trong lần trở lại CLB Santos, Neymar phải sử dụng phương tiện di chuyển là trực thăng mỗi ngày để đến sân tập và nơi thi đấu. Lý do vì tình trạng giao thông ở bang Sao Paulo (Brazil), nơi có các trụ sở của CLB Santos, rất phức tạp.Theo báo chí Brazil, trực thăng cũng là phương tiện di chuyển rất phổ biến đối với những người giàu có tại đất nước này. Kênh Globo Esporte tiết lộ, Neymar đã chi từ 2.000 reais đến 3.000 reais (đơn vị tiền tệ Brazil), tương đương từ 400 USD đến 600 USD (khoảng từ 10 triệu đồng đến hơn 15 triệu đồng), để thuê các chuyến bay trực thăng từ nơi ở đến sân tập Rei Pele và sân Vila Belmiro của CLB Santos, và trở lại mỗi ngày.Hình ảnh Neymar đi tập và thi đấu bằng trực thăng nay đã dần trở nên quen thuộc với các CĐV CLB Santos. Họ xem anh như là một ngôi sao nhạc rock và bất cứ điều gì anh làm đều trở thành tin tức, tờ Marca nhận định.Trước đó, Neymar đạt thỏa thuận chia tay CLB Al Hilal sau khi nhận đến 50 triệu USD trong 60 triệu USD tiền lương còn lại của hợp đồng còn thời hạn đến ngày 30.6, theo kênh Globo. Ngôi sao này gia nhập Santos với bản hợp đồng ngắn hạn có thời gian 6 tháng, kèm tùy chọn gia hạn năm kế tiếp. Tại đây, anh nhận mức lương khoảng 166.000 USD/tháng, nhưng được hưởng đến 95% tiền bản quyền hình ảnh và thương mại của mình. Do đó, trên thực tế, mỗi tháng Neymar có thu nhập trên dưới hơn nửa triệu USD, bao gồm các doanh thu bảo đảm từ các đối tác tài trợ và bán áo đấu. Với mức thu nhập này ở Brazil, việc Neymar chọn phương tiện di chuyển là trực thăng mỗi ngày cũng là lẽ bình thường, theo tờ Marca.
Độc lạ cái tên 'có một không hai' của chàng trai gen Z
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.