Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tình nguyện viên nhanh trí ‘cứu nguy’ thí sinh
Một chuyên gia của Trung tâm Sản phụ khoa - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh lưu ý thêm: Việc làm đẹp, can thiệp phẫu thuật thu nhỏ âm đạo với phụ nữ sau sinh nở cần được thực hiện bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm, bởi vùng kín có liên quan chặt chẽ đến chức năng bàng quang và hậu môn - trực tràng.Cháu bé bị bệnh nặng cần được giúp đỡ
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Jeon Ji Hyun mặc một kiểu áo trench coat cũng đủ tạo nên đẳng cấp thời trang
Chiều 6.3, tại hội nghị gạo quốc tế ở TP.HCM do chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News tổ chức với sự tham dự của trên 200 nhà buôn khắp thế giới, đặc biệt là các khách mua gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… Ông Đỗ Hà Nam, đại diện Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) chia sẻ một số thông tin về thị trường gạo Việt Nam với các đối tác và khách hàng.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo trong đó thị trường Philippines chiếm trên 505.000 tấn. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu qua thị trường Philippines đang giảm mạnh và giá bình quân dưới mức 450 USD. Điều này ảnh hưởng tới giá lúa nội địa ở ĐBSCL, giảm bình quân từ 2.200 - 2.700 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá lúa thường chỉ còn 5.100 - 5.300 đồng/kg và lúa thơm chỉ 6.100 - 6.300 đồng/kg.Với mức giá hiện tại, nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ - tương đương khoảng 800 USD. Mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác; cụ thể là cà phê 20.000 USD/ha và đặc biệt là sầu riêng 40.000 USD/ha. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 4.3, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khẩn một loạt chính sách về tín dụng và lãi suất cho cả nông dân cũng như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để hạn chế tình trạng bán đổ bán tháo gây nên tình trạng giá lao dốc như hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là Bộ Công thương cũng sẽ thanh kiểm tra các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đề xuất của VFA là áp giá sàn xuất khẩu là 500 USD/tấn. Việc này sẽ được xem xét cẩn thận và có một hội đồng để nghiên cứu cẩn thận. Nếu cơ chế giá sàn được áp dụng thì không phải là lần đầu vì theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ thực hiện áp giá sàn khi giá lúa gạo nội địa bất lợi cho người nông dân.Chiều mai 7.3, Thủ tướng sẽ chủ trì một hội nghị với lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL về việc thực hiện các giải pháp ngăn lúa gạo giảm giá. "Trong 2 ngày qua, trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg", ông Nam thông tin.Thông tin của ông Nam đã gây chú ý mạnh tới hàng trăm nhà buôn gạo thế giới. Ông V. Subramanian, đồng sáng lập SS Rice News nhận định: "Những thông tin trên và đặc biệt là việc Việt Nam áp giá sàn xuất khẩu sẽ tác động lớn đến thị trường thế giới vì Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn. Tôi cũng chúc Việt Nam có thể thành công với kế hoạch của mình".
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong khoảng ngày 6 - 7.7, nhiễu động gió đông trên cao hoạt động suy yếu trong khi đó rãnh áp thấp xích đạo xu hướng lùi về phía nam. Điều này làm cho cường độ nắng nóng tăng nhẹ, mưa xu hướng giảm. Tuy nhiên, trên khu vực Nam bộ chiều tối và đêm vẫn có khả năng mưa rào và giông vài nơi, đề phòng gió giật mạnh, lốc, sét, mưa đá.
NHNN sẵn sàng nguồn vốn cung ứng tín dụng cho khách hàng
Bitcoin (BTC) đang được giao dịch quanh mức 83.000 USD trong ngày 13.3 sau khi thủng đáy 76.600 USD hôm 11.3. Sau biến động mạnh, giá BTC phục hồi nhưng không vượt qua được vùng 84.000 USD. Điều này khiến các chuyên gia phân tích thị trường lo lắng về cú sập tiếp theo Bitcoin có thể phải đối mặt.Thống kê cho thấy dòng tiền chảy ra từ các ETF (Exchange Traded Fund - Quỹ hoán đổi danh mục) Bitcoin đã đóng vai trò lớn trong đợt giảm giá hồi cuối tháng 2. Trong vòng hai tuần qua đã có 1,5 tỉ USD chảy khỏi các ETF Bitcoin. Theo dữ liệu từ công ty phân tích thị trường CryptoQuant, nhu cầu về Bitcoin vẫn đang ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa khẩu vị của các nhà đầu tư tiềm năng với tiền mã hóa giá trị nhất thế giới đã yếu đi. Các nhà quan sát thị trường lưu ý nhu cầu về Bitcoin đã tăng tốc từ tháng 11 đến tháng 12.2024 nhờ "hiệu ứng chiến thắng của Trump". Tuy nhiên đến cuối tháng 2, các chỉ số đều giảm mạnh. Kỳ vọng vào những chính sách liên quan đến quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược và Hội nghị thượng đỉnh về tiền mã hóa đầu tiên của Nhà Trắng bị sụp đổ, kéo theo tâm lý chán nản của thị trường. CryptoQuant nhận định nếu xu hướng này tiếp tục, giá Bitcoin có thể giảm sâu hơn nữa, tương tự cú sập hồi tháng 7.2024. Khi đó Bitcoin đã giảm giá 30%, sau đó chạm đáy 49.000 USD vào ngày 5.8.2024. Dữ liệu từ Cointelegraph Markets Pro và TradingView cho thấy giá Bitcoin hiện tại vẫn cao hơn 7% so với đáy trong 4 tháng gần nhất. Tuy nhiên CryptoQuant cho rằng sự phục hồi này không đủ để đảm bảo cho đà tăng giá tiếp theo. Ngược lại nhiều khả năng sắp xảy ra một đợt điều chỉnh giá mạnh hơn. Chỉ số về chu kỳ tăng/giảm giá Bitcoin đang ở "mức giảm sâu nhất" của chu kỳ này. Giá trị trên 0 cho thấy thị trường đang tăng giá, trong khi dưới 0 là thị trường giảm. Hiện tại, chỉ số đang -0,067 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5.2023. Trong khi đó, chỉ số MVRV Z-score dùng để xem xét về định giá Bitcoin cho thấy xu hướng giá tăng đã mất đà. Theo lịch sử, các số liệu định giá ở mức này thường báo hiệu cho đợt điều chỉnh mạnh hoặc khởi đầu của một chu kỳ trượt giá. Dựa trên các chỉ số, CryptoQuant cho rằng nếu Bitcoin không thể giữ được vùng trợ giá 75.000 USD - 70.000 USD, giá có thể giảm mạnh xuống mức 63.000 USD. Công ty phân tích chuỗi khối Glassnode cho biết những người mua Bitcoin hồi tháng 1 khi đạt đỉnh 109.000 USD đang tìm cách bán tháo. Dữ liệu được công bố hôm 11.3 cho thấy chính đợt bán tháo của những người "đu đỉnh" đã khiến Bitcoin trượt giá. "Sự bất ổn của nhà đầu tư đang ảnh hưởng đến tâm lý tự tin của cộng đồng", Glassnode lưu ý. Glassnode cho biết những người nắm giữ ngắn hạn đang chịu áp lực giá lớn, nếu tình trạng bán tháo tiếp tục xảy ra, Bitcoin có thể bị đẩy xuống đáy 70.000 USD. Glassnode giải thích một mô hình bán tháo Bitcoin tương tự đã xuất hiện vào tháng 8.2024 khi BTC giảm từ 68.000 USD xuống còn khoảng 49.000 USD trong bối cảnh lo ngại về suy thoái, dữ liệu việc làm kém ở Mỹ và sự tăng trưởng chậm chạp của các cổ phiếu công nghệ hàng đầu.Các dữ kiện tương tự đang diễn ra ở hiện tại, sau các chính sách về thuế của ông Donald Trump được công bố, cổ phiếu của 7 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã bị thổi bay 750 tỉ USD giá trị. Các lo ngại về lạm phát, chiến tranh thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường. Các chỉ số về nguy cơ lạm phát kinh tế đều được các công ty phân tích đẩy lên cao.