WG Cafe: Điểm đến đặc sắc cho game thủ Gò Vấp
Bác sĩ Thủy Châu Quý, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, cho biết thay vì mất 20 phút bằng phương pháp thủ công, việc áp dụng kỹ thuật cắt bao quy đầu bằng máy Stapler – Surkon nay chỉ còn 5 phút. Phương pháp này kết hợp cùng lúc giữa việc cắt và khâu vết thương tự động, giúp bệnh nhân hạn chế chảy máu, ít đau, khớp ghim sẽ tự rơi ra trong vòng 10-15 ngày và không cần cắt chỉ.Kỳ đơn trà, một trong ‘tứ đại danh trà’ Trung Quốc chiêu đãi nguyên thủ quốc gia
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Nữ ‘ninja’ lái xe máy sang đường bị ô tô tông văng: Ai đúng, ai sai?
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật.
Ghi nhận ở xã Ngũ Kiên (H.Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) - xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Vĩnh Phúc, 100% số hộ kinh doanh đều có mã QR để người mua hàng sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến; trên 91% công dân trưởng thành có tài khoản thanh toán trực tuyến.
Giỗ quải miền Tây
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".