Giáo viên ở TP.HCM có thể nhận thu nhập tăng thêm cao nhất hơn 18 triệu đồng/tháng
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.Mua Nissan Kicks có được miễn lệ phí trước bạ hay không?
Ngoài Việt Nam, nhiều nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Singapore, Philippines... cũng rộn ràng đón Tết Nguyên đán. Dù truyền thống văn hóa khác nhau, mỗi nơi có thể chào đón năm mới âm lịch theo cách riêng, nhưng đều có điểm chung là hình ảnh gia đình đoàn tụ bên mâm cỗ ngày xuân và cầu chúc những điều may mắn, vạn sự hanh thông.Tết Nguyên đán tại Hàn Quốc được gọi là Seollal và là một trong những ngày lễ quan trọng tại quốc gia Đông Bắc Á.Tết Seollal là dịp bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và người cao tuổi. Người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống (hanbok), trẻ con cúi lạy tỏ lòng tôn kính với ông bà, cha mẹ, được lì xì và nhận những lời khuyên cho năm mới, trước khi cả nhà ăn các món truyền thống dịp năm mới. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng Seollal ở Hàn Quốc.Được gọi là Xuân Tiết, dịp tết âm lịch tại Trung Quốc tràn ngập sắc đỏ, từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì, với mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Vào đêm giao thừa, mỗi người thường tặng quà nhau, cùng thức để trải qua khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ và đón giây phút đầu tiên của năm mới. Mỗi người trong gia đình sẽ dành tặng nhau lời chúc và lì xì may mắn cho năm mới. Biểu diễn múa lân cũng là hoạt động phổ biến ở Trung Quốc vào dịp năm mới.Vào những ngày tết năm nay, Singapore tổ chức lễ hội mùa xuân với các sự kiện nổi bật như lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao (từ ngày 27.1 - 5.2), lễ hội đường phố Chingay (từ ngày 7 - 8.2), cùng nhiều hoạt động khác. Người Singapore thường ăn bánh tang yuan (bánh trôi) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình tặng nhau những bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.Lễ hội đường phố Chingay năm nay sẽ diễn ra tại Singapore với chủ đề Niềm vui, là dịp để mọi người "chiêm nghiệm lại những trải nghiệm chung vượt qua ranh giới sắc tộc, ngôn ngữ và tuổi tác thông qua ẩm thực", theo ban tổ chức.Tại láng giềng của Singapore là Malaysia, lễ hội đường phố Chingay cũng diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Các thành phố Johor Bahru và Penang là những nơi tổ chức nhiều sự kiện đa văn hóa quan trọng. Dự kiến năm nay Malaysia và Singapore đều tưng bừng tổ chức lễ hội đường phố này do 2 nước đã lên kế hoạch đề xuất UNESCO công nhận sự kiện là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Cũng như các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác, đây cũng là dịp để người dân ở Malaysia có dịp đoàn tụ, quây quần. Cùng với phong tục trang trí, múa rồng và họp mặt gia đình trong dịp tết, một phong tục độc đáo diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Chap Goh Mei (rằm tháng giêng) là việc những cô gái độc thân ném quả quýt xuống biển để cầu duyên.Từ năm 2012, Philippines chính thức công nhận Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn. Người dân Philippines vào dịp tết thường đi chùa hay nhà thờ để cầu cho một năm hạnh phúc, an lành và thịnh vượng. Nhiều người dân cũng xem đây là dịp đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, khu phố Binondo ở Manila, còn gọi là phố Tàu, là nơi tổ chức nhiều lễ hội sôi nổi với các hoạt động múa lân, múa rồng và đốt pháo để chào mừng năm mới.
Bộ GD-ĐT lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo chương trình cũ?
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".
Adrien Brody đã giành giải Nam chính xuất sắc nhất lần thứ hai trong sự nghiệp nhờ vai diễn trong bộ phim The Brutalist, vượt qua loạt đối thủ nặng ký như Timothée Chalamet, Colman Domingo, Sebastian Stan và Ralph Fiennes.Khoảnh khắc khi được xướng tên, anh bước lên sân khấu với tâm trạng xúc động. Tuy nhiên, điều khiến khán giả bất ngờ là khi đang di chuyển lên bục nhận giải, anh bất ngờ quay lại, lấy kẹo cao su ra khỏi miệng và ném về phía bạn gái Georgina Chapman.Georgina Chapman, vốn là vợ cũ của "ông trùm Hollywood" Harvey Weinstein, được bắt gặp đang cố gắng chụp lấy viên kẹo trước khi Adrien Brody bắt đầu bài phát biểu. Hành động này ngay lập tức gây ra phản ứng trái chiều từ phía khán giả. Nhiều người cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự và phản cảm.Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Live with Kelly and Mark, Adrien Brody đã lên tiếng về hành động này của mình: "Tôi có thể nuốt nó, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến điều đó. Tôi chỉ đang tìm cách vứt nó đi mà thôi". Ngoài khoảnh khắc ném kẹo cao su, Adrien Brody còn bị chỉ trích vì bài phát biểu nhận giải dài nhất lịch sử Oscar và theo The Daily Beast đó cũng là bài phát biểu tệ nhất trong lịch sử. Chuyên trang này đánh giá trong 5 phút 40 giây dài "đằng đẵng" trên sân khấu, nam diễn viên đã làm đủ mọi thứ không nên làm tại một lễ trao giải danh giá. "Nó tự mãn, lan man và đầy vẻ quan trọng nhưng lại chẳng có nội dung thực sự và quá dài", The Daily Beast bình luận về màn phát biểu của Adrien Brody.Khi dàn nhạc ra hiệu nhắc nhở đã hết thời gian, Adrien Brody với vẻ tự tin đã vẫy tay về phía đội ngũ sản xuất: "Tôi sẽ sớm kết thúc, làm ơn tắt nhạc đi. Đây không phải lần đầu tôi nhận giải đâu".Dù nhận được tràng pháo tay trong khán phòng nhưng bài phát biểu của Adrien Brody lại khiến một bộ phận khán giả xem trực tiếp qua truyền hình không hài lòng.Họ chỉ trích nam diễn viên vì bài phát biểu quá dài và có phần tự cao: "Adrien Brody thật thô lỗ và kiêu ngạo khi nghĩ rằng anh ta xứng đáng được phát biểu lâu hơn người khác"; "Adrien Brody nói: Tôi sẽ phát biểu ngắn gọn, nhưng rồi lại biến nó thành một sân chơi của riêng mình".
9 bí quyết để chuyến du lịch châu Âu không mệt mỏi
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, năm 2023, UBND H.Thạch Hà phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đường giao thông từ xã Thạch Ngọc đến xã Việt Tiến nối với QL15B (thuộc H.Thạch Hà), dài khoảng 3 km. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 60 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Dự án khởi công vào tháng 2.2023 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm tuyến đường vẫn chưa hoàn thành.Ông Hoàng Ninh (68 tuổi, ngụ tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến) cho biết nhà của ông nằm cạnh mặt đường nên chịu nhiều ảnh hưởng. "Sau khi hoàn thành hệ thống mương thoát nước, đơn vị thi công mới bắt đầu đổ đất để gia cố nền đường. Các hạng mục này cũng chỉ triển khai rất ì ạch, kéo dài từ ngày này sang tháng nọ chứ không làm liên tục. Mặc dù phần nền đường đã xong từ lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy đơn vị rải thảm nhựa để hoàn thiện con đường. Nhà tôi cạnh mặt đường nên ngày nắng thì bị bụi bặm bay vào nhà, còn ngày mưa đi lại lầy lội, bùn đất rất khó chịu", ông Ninh phàn nàn. Theo ông Ninh, nhà ông có cửa cuốn trước sân nên phần nào hạn chế được bụi bay vào, còn mấy nhà hàng xóm thì vất vả hơn khi phải dùng lưới hoặc bạt để che bớt mặt tiền.Ông Trần Trọng Luận (75 tuổi, ngụ tại xã Thạch Ngọc) bức xúc do tuyến đường thi công quá lâu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh. "Nền đường đã làm xong nhưng nhiều tháng nay chúng tôi không thấy họ thi công nữa. Đường chưa hoàn thiện khiến người dân gặp khó trong việc đi lại, đó là chưa kể việc bụi bay mịt mù vào ngày nắng. Mong chính quyền có phương án tháo gỡ để tuyến đường sớm hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Luận nói.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tuyến đường giao thông từ xã Việt Tiến đến xã Thạch Ngọc bị chậm tiến độ một phần là do tại khu vực nằm giữa tuyến đường này có dự án đường cao tốc Bắc - Nam cắt ngang. Do đó, chủ đầu tư phải mất thời gian chờ đợi để dự án cao tốc xác định điểm mốc mới thi công được cầu vượt. Đến nay, mặc dù cầu vượt cao tốc và phần nền đường đã xong, đạt khoảng 60% khối lượng nhưng đơn vị thi công vẫn chưa huy động máy móc đến để thi công mặt đường.Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc, cho rằng tuyến đường thi công kéo dài dở dang khiến người dân bị ảnh hưởng do bụi bặm, lầy lội. Mặc dù chính quyền xã đã có kiến nghị với cấp trên nhiều lần, song đến nay vẫn chưa được giải quyết."Tuyến đường này đi qua xã chúng tôi dài chỉ khoảng 900 m nhưng có đến 2 nhà thầu. Các nhà thầu này thi công với tiến độ rất chậm, nếu không muốn nói là bỏ bê. Không rõ nguyên nhân vì sao họ lại triển khai ì ạch như thế", ông Thanh giải thích.Ông Nguyễn Đức Quy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà, cho hay trong quá trình triển khai làm tuyến đường liên xã do có dự án đường cao tốc cắt ngang qua nên phải xin điều chỉnh. Đặc biệt, một số đoạn do vướng hệ thống cấp nước sạch nên mất thêm thời gian để di dời."Một nguyên nhân nữa là hiện nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong do hành lang đường vướng vào phần đất của một số hộ dân ở xã Việt Tiến. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương nhằm xác định nguồn gốc đất, bồi thường cho người dân để giải phóng mặt bằng. Hiện chúng tôi đã xin gia hạn hoàn thiện tuyến đường vào cuối năm và đã được tỉnh chấp thuận", ông Quy cho biết.