Bạn đọc viết: Bán hàng 'không nói hai lời' ở thác Bản Giốc
Có tên hệ thống Phát sóng-Giám sát Phụ thuộc Tự động (ADS-B), công nghệ phát đi tín hiệu về vị trí, độ cao và tốc độ của trực thăng Black Hawk, từ đó cho phép các nhân viên đài kiểm soát không lưu theo dõi chi tiết về chuyển động của máy bay.Thượng nghị sĩ Ted Cruz là thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ. Ủy ban này đã được cung cấp thông tin mới nhất về cuộc điều tra thảm kịch hàng không ở vùng thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Phía cung cấp thông tin là Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) của nước này.Trả lời một số báo đài Mỹ như USA Today, The New York Times hôm nay 7.2 (giờ Việt Nam), ông Cruz bày tỏ quan ngại về việc hệ thống ADS-B trên trực thăng bị tắt.ADS-B cho phép phía kiểm soát không lưu có thêm số liệu tham chiếu bên cạnh radar, vốn có thể xảy ra việc chậm phát dữ liệu trong vòng vài giây, và vì thế mang đến một tầng bảo vệ khác cho trực thăng."Đó là chuyến bay huấn luyện, do vậy không hề có nguyên nhân nào bắt buộc phải tắt ADS-B trên trực thăng", ông Cruz cho biết sau cuộc họp với NTSB và FAA.Hệ thống ADS-B còn có cả màn hình cho phi công thấy được vị trí của các máy bay khác trên bầu trời hoặc trên đường băng.Chiếc trực thăng gặp nạn trong lúc thực hiện sứ mệnh huấn luyện thường lệ. Dữ liệu cho thấy Black Hawk từ Wichita (bang Kansas) có lẽ đã ở vị trí cao hơn độ cao tối đa cho hành trình này, vốn chỉ dừng ở mức 61 m.Tính đến thời điểm hiện tại, giới hữu trách đã hoàn tất việc trục vớt mọi bộ phận quan trọng của trực thăng và máy bay hành khách của Hãng American Airlines từ sông Potomac. Các nhà điều tra hy vọng sẽ biết thêm chi tiết về thảm kịch hàng không sau khi tiếp cận được xác trực thăng.Không khí tết đến muộn
Theo đó, từ hình ảnh đoạn clip ghi lại cho thấy, một người đàn ông mặc áo xe công nghệ chạy xe máy trên đường trong đêm.Lúc này, có nhóm người gồm cả nam lẫn nữ, chở nhau trên xe máy từ phía sau đến áp sát xe máy người người đàn ông mặc áo công nghệ.Một người trong nhóm này dùng chân đạp xe máy người đàn ông mặc áo xe công nghệ, dùng tay đấm tới tấp vào mặt nạn nhân. Vừa đánh, người đàn ông vừa lớn tiếng "không thấy xe tao hư, mày bố láo không". Qua xác minh, sự việc xảy ra trên đường Trần Văn Giàu (đoạn qua P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào tối ngày 31.1 (tức mùng 3 tết). Cùng ngày, anh N.M.N (25 tuổi, ở Q.Bình Tân) là tài xế xe công nghệ xác nhận mình là nạn nhân bị hành hung trong clip lan truyền trên mạng. Theo anh N., trước khi bị đánh, anh thấy có nhóm người chở nhau 2 xe máy. Trong đó, 1 xe bị hư và xe còn lại đang chạy, được người điều khiển dùng chân đẩy đi từ phía sau. Tuy nhiên, theo anh N., nhóm người đẩy xe máy di chuyển ở giữa đường nên anh bật đèn xi nhan, xin đường và tăng tốc vượt lên. "Khi thấy họ đẩy xe giữa đường, tôi có tăng tốc xe để vượt lên. Xe tôi không xảy ra va chạm giao thông hay có ý gì khiêu khích với nhóm người này và sự việc sau đó xảy ra như trong clip", anh N. cho biết. Sau khi bị đánh, anh N. đã đến trụ sở Công an P.Tân Tạo A (Q.Bình Tân) để trình báo. Hiện vụ việc tài xế xe công nghệ bị hành hung ở đường Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân) đang được công an xác minh làm rõ.
“Maradona mới“: Một gánh nặng cần được… đổ đi!
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.
Hàn Quốc tìm cách chặn tour 'chăn dắt khách' từ Trung Quốc
Chị Chang Nguyễn (39 tuổi, quê ở Hà Nội) hiện đang sống ở Pháp chia sẻ, mỗi khi nghe lời bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy vang lên lại thấy nhớ quê nhà da diết. Xuất phát từ tình yêu quê hương, trân trọng các giá trị văn hóa, chị luôn cố gắng gìn giữ và bảo tồn những điều đẹp đẽ nhất dù ở đất khách quê người. Với phương châm đó, cứ 22 tháng chạp hàng năm, các anh chị em người Việt lại cùng nhau sum họp tổ chức gói bánh chưng. Dù ở đây các nguyên liệu không phong phú và dễ tìm như ở Việt Nam nhưng mỗi người góp một chân một tay tìm khắp nơi cũng có được khá đầy đủ các thứ cần thiết để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất. Cách làm và những hình ảnh về bánh chưng do chị gói nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Chị cho biết, để bánh dẻo ngon thường chọn loại gạo nếp mùa hay nếp cái hoa vàng hạt bóng mẩy. Chị phải vo kĩ gạo tới khi nước trong trước khi cho vào gói.Mọi người muốn bánh chưng có màu xanh đẹp tự nhiên cần ngâm gạo nếp với nước lá dứa ép, nước củ giềng giã nát… Khi luộc bánh dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm giữ màu xanh của lá dong. Khi nấu được phân nửa thời gian bỏ bánh ra rửa qua nước sạch, thay nước luộc mới rồi nấu nốt thời gian còn lại. Trước khi gói chần lá với nước nóng vừa diệt khuẩn vừa giúp làm xanh bánh."Để bánh bảo quản được lâu cần vo gạo kỹ tới khi nước trong mới cho ra rổ để ráo nước. Sau khi luộc vớt ra phải rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt ở vỏ, để ráo rồi treo chỗ thoáng mát. Sau đó lấy vật nặng đè chặt để nén bánh cho ra hết nước giúp làm chắc bánh. Vỏ bánh khô bọc một lớp màng bọc thực phẩm hoặc hút chân không. Khi nấu thì phải căn giờ nấu cho gạo nở chín kỹ, tránh bị mốc từ nhân ra ngoài và cần nén chặt bánh trong nồi", chị Chang chia sẻ. Khi luộc bánh cần chuẩn bị đủ nước ngập bánh trong nồi và một thùng nước sôi nóng bên cạnh để tiếp khi nước trong nồi cạn dần. Không được đổ nước lạnh sẽ làm bánh chín không đều và lại gạo về sau. Không bảo quản bánh trong tủ lạnh mà chỉ để nơi thoáng mát.Với bánh tét, chị chị Nguyễn Thảo (ở Đà Nẵng) chia sẻ bí quyết nấu bằng nồi áp suất thành công đến mọi người. Chị ngâm nếp với nước cốt lá dứa, một ít cải bó xôi hoặc rau ngót, một ít muối trong 6 – 8 tiếng, để ráo nước. Đậu xanh chị vo sạch, ngâm nước và ít muối trong 4 – 6 tiếng, sau đó cho đậu vào nồi nấu trong 20 phút, trộn đều đậu xanh trong lúc nấu để không bị cháy. Chị rửa thịt heo với dấm và muối, trụng sơ thịt, thái từng khúc dài, ướp thịt với chút muối, nước mắm, tiêu, hành tím băm, hạt nêm."Nếu nấu bánh tét theo cách truyền thống phải nấu tầm 7 - 8 tiếng, phải canh lửa và thêm nước nóng cho nồi bánh. Còn bánh tét nấu bằng nồi áp suất có hai cách nấu: Nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất cao (high pressure) trong 40 phút và nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất thấp (low pressure) trong 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng tùy kích cỡ của bánh. Khi nấu mọi người nên đổ nước ngập bánh và nấu ở chế độ áp suất thấp. Bánh sau khi nấu ngâm vào thau nước lạnh và sau đó treo lên để ráo nước", chị Thảo cho hay.