Cô giáo gửi những mẫu thư bí mật cho học trò và cái kết bất ngờ...
Nhưng thực tế triển khai ở các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc, chồng chéo giữa các ngành. Cụ thể, quy hoạch nuôi biển hiện đang chồng chéo với nhiều quy hoạch khác như: tài nguyên môi trường, du lịch...Hải Phòng: Bị phạt 5 triệu đồng vì đăng nội dung xuyên tạc, xúc phạm công an
Sáng 14.3, tại hà Nội, Tập đoàn Meta phối hợp Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính thức khởi động Chương trình thách thức đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.Chương trình năm nay tập trung vào dự án ViGen với nỗ lực tạo ra bộ dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở chất lượng cao để đào tạo, đánh giá và từ đó nâng cao hiệu quả của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), giúp các mô hình AI hiểu rõ hơn văn hóa, bối cảnh và cách diễn đạt trong tiếng Việt. Nhằm hỗ trợ dự án, Tập đoàn Meta sẽ đóng góp các bộ dữ liệu mã nguồn mở từ chương trình AI và dữ liệu vì lợi ích cộng đồng của mình, bao gồm những thông tin chi tiết về di chuyển và kết nối xã hội, cũng như dữ liệu đào tạo từ các bản đồ dân số có sự hỗ trợ của AI.Phát biểu tại buổi họp báo sáng nay, ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta, chia sẻ: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa... Đây là dự án dành cho cả đất nước.Chúng tôi đóng góp hơn 20 bộ dữ liệu cho Việt Nam, về Việt Nam, thể hiện được văn hóa Việt Nam, được sử dụng dưới dạng nguồn mở. Các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Việt Nam có thể sử dụng dữ liệu này để giải quyết các vấn đề trong nước".Theo ông Trần Việt Hùng, Nhà sáng lập & CEO của Tổ chức AI for Vietnam: "ViGen sẽ đóng góp cho cộng đồng những bộ dữ liệu lớn và chất lượng cao bằng tiếng Việt nhằm cải thiện hiện trạng tiếng Việt đang bị coi là một ngôn ngữ còn hiện diện hết sức khiêm tốn trong AI. Dự án này sẽ như con đường cao tốc đưa AI ứng dụng vào Việt Nam".Nhìn nhận AI đang chuyển đổi thế giới, ông Võ Xuân Hoài, Phó giám đốc NIC, phân tích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp đang sử dụng AI ngày càng phổ biến. Nhiều nội dung số, video được doanh nghiệp đưa lên các nền tảng mạng xã hội được tạo ra từ AI. AI cũng hiện diện rõ rệt trong khu vực công."Việc phát triển các tập dữ liệu Việt Nam quy mô lớn, chất lượng cao và mã nguồn mở để đào tạo, đánh giá AI đã trở thành ưu tiên cấp bách. Có bộ dữ liệu tiếng Việt không chỉ phục vụ doanh nghiệp mà còn phục vụ các cơ quan Chính phủ để có thể tận dụng thế mạnh của AI trong công việc.Dự án ViGen phù hợp với Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm thúc đẩy đột phá trong khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đòi hỏi nỗ lực chung từ các nhà hoạch định chính sách, nhóm nghiên cứu, nhà nghiên cứu, nhà phát triển, chuyên gia và người dùng", ông Hoài nói.Dự án ViGen khởi nguồn từ hợp tác ba bên giữa Tập đoàn Meta, NIC và Tổ chức AI for Vietnam. Trong đó, NIC đóng vai trò là đơn vị chủ quản, điều phối, bảo đảm dự án phù hợp với các mục tiêu quốc gia của Việt Nam. AI for Vietnam là đối tác triển khai dự án với những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Tập đoàn Meta. Các đối tác chiến lược bao gồm NVIDIA, Viettel, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Lấn sân nội thất, Dolce&Gabana thổi bùng cảm xúc dân chơi bằng thiết kế đậm chất Ý
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Sau Em và Trịnh, Công tử Bạc Liêu, Phạm Nguyễn Lan Thy tiếp tục có một vai diễn ấn tượng trong series Tiệm ăn của quỷ. Đây là dự án kinh dị do Hàm Trần làm đạo diễn, đang gây sốt trên Netflix những ngày qua. Khác với hình ảnh ngọt ngào, nữ tính thường thấy, ở tác phẩm lần này, người đẹp sinh năm 1998 gây chú ý với vẻ ngoài cá tính, nổi loạn. Chính điều đó khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi xem phim. Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy - một bartender cá tính tại quán rượu. Cô xuất hiện với hình tượng cá tính, hình xăm phủ kín người và có những phân đoạn táo bạo với bạn diễn nam. Chia sẻ với chúng tôi, Lan Thy tiết lộ từ lâu, cô đã mong chờ một vai diễn khác biệt với hình ảnh trước đó. Và tác phẩm của đạo diễn Hàm Trần đến như một cơ hội để cô mang đến những điều mới mẻ cho khán giả nên nhận lời casting tham gia. Tuy nhiên, cá tính đặc biệt của nhân vật cũng khiến Lan Thy gặp không ít khó khăn khi nhập vai. Cô tâm sự: “Tôi không nghĩ vai diễn này mạnh mẽ, cá tính đến mức như vậy. Điều đó đòi hỏi tôi phải làm việc kỹ với đạo diễn trong quá trình quay phim”. Tham gia Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy không ngại hình tượng trước đó bị ảnh hưởng. Cô nói: “Hình ảnh “nàng thơ” đã gắn liền với tôi suốt 4 năm trời. Tôi nghĩ đã đến thời điểm bản thân mình trải nghiệm nhiều hơn trong phim ảnh, với nhiều nhân vật khác nhau. May mắn trong hành trình đó tôi đã tìm kiếm được”. Một trong những chi tiết gây chú ý trong phim là phân đoạn tình cảm của Lan Thy và bạn diễn nam. Nhiều người bất ngờ trước độ “táo bạo” của nữ diễn viên. Khi chia sẻ về cảnh quay này, người đẹp 9X cho biết ban đầu, cô có chút ngại ngùng. Lan Thy chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ áp lực cũng là điều tốt để tôi giải quyết vấn đề. Trong quá trình quay cảnh này, áp lực về thời gian rất nhiều nên tôi phải làm tâm lý, dẹp sự ngại ngùng qua một bên. Cảnh đó tôi và bạn diễn thực hiện cũng nhanh lắm vì mọi người đã tạo điều kiện hết mức để hai đứa thoải mái rồi. Lúc đó 2-3 giờ sáng nên áp lực thời gian rất cao”.Người đẹp 9X cho biết gia đình cô chưa xem phim này. Riêng một người cô của nữ diễn viên đã theo dõi và dành lời khen cho màn “lột xác” táo bạo của cháu gái. Trong thời gian tới, Lan Thy dự định tổ chức một buổi xem phim nho nhỏ cho người thân. Cô chia sẻ: “Tôi đoán khi xem xong phim này ba mẹ cũng sẽ hơi sốc”. Về ý kiến của cư dân mạng, hot girl sinh năm 1998 chia sẻ: “Tôi có xem nhận xét của mọi người vì đã lâu rồi bản thân mới có sản phẩm ra mắt khán giả nên cũng tò mò. Tôi đọc hết và xem những lời nhận xét là bài học kinh nghiệm cũng như tiếp thêm động lực trong chặng đường làm nghề. Tôi là diễn viên mới nên cũng hiểu những khuyết điểm của bản thân và ngày một cải thiện hơn để đi đường dài trong công việc này”.
Có nên lập vi bằng tin nhắn trên Zalo, Facebook để làm chứng cứ?
Ở Canada xa xôi, Xuân Uyên cùng mẹ luôn giữ cho gia đình không khí Tết Nguyên đán thật đậm đà, dù không sống ở quê hương. Mỗi dịp tết đến, Uyên và mẹ lại háo hức gói bánh chưng, trang trí nhà cửa, tạo ra một không gian tết thu nhỏ đầy sắc màu và hương vị Việt ngay giữa đất nước Canada.Điều đặc biệt là dù sống ở một quốc gia khác, Uyên và các em của mình không gặp khó khăn nào trong việc hòa nhập giữa hai nền văn hóa. Uyên cho biết được mẹ dạy phải giữ gìn những giá trị truyền thống ngay từ khi còn nhỏ. Uyên nhớ như in lần đầu được về Việt Nam đón Tết Nguyên đán vào năm 2020. Đây là dịp đặc biệt khi ông bà, các em và chú út của Uyên đều về Việt Nam đón tết. Gia đình đã đi du lịch nhiều tỉnh để cảm nhận không khí tết ở những vùng miền khác nhau của Việt Nam.“Những ngày tết ở TP.HCM, gia đình đã cùng nhau xem pháo bông, dạo đường hoa Nguyễn Huệ, tham quan đường mai tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và khu người Hoa ở Q.5. Mọi người đều không quên những kỷ niệm đẹp đẽ khi đón tết tại TP.HCM, nơi mẹ mình sinh ra và truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ”, Uyên kể lại.Khi về lại Canada, Uyên luôn nhớ về đêm giao thừa ở TP.HCM, sáng mùng 1, các thành viên tập trung ở nhà người ông cậu lớn nhất trong gia đình. Uyên kể dù ông cậu đã mất từ lâu, chỉ còn bà mợ và các cô chú nhưng gia đình vẫn giữ truyền thống mừng tuổi, nhận lì xì, ăn uống, trò chuyện vào ngày đầu năm. Những ngày sau đó là đi từng nhà trong dòng họ ăn uống và vui chơi.Mẹ Uyên, chị Trần Lê Hồng Phước (46 tuổi), sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, đã sang Canada hơn 15 năm. Trong suốt thời gian đó, dù đã quen với cuộc sống ở xứ sở lá phong, chị vẫn không thể quên được ký ức về những mùa tết xưa ở Việt Nam. Chị kể rằng trong lần đầu tiên đón tết ở Canada đã rất háo hức khi nghĩ rằng sẽ được hòa mình vào không khí đếm ngược đón năm mới ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, khi ra tới trung tâm, chị Phước không thấy ai tụ tập, chỉ có tuyết rơi và không khí lạnh lẽo. “Mình đã không kìm được nước mắt vì tết ở đây khác xa so với quê nhà, trôi qua thật vắng lặng”, chị Phước kể lại.Những năm sau đó, khi có con đầu lòng, chị Phước bắt đầu tự tổ chức không gian tết nhỏ cho gia đình tại Canada. Dù không tổ chức lớn, nhưng các món ăn tết truyền thống từ bánh chưng đến mứt, lại chính là cách nối kết gia đình với những ký ức đẹp đẽ từng có ở quê nhà. Những năm đầu sống ở vùng quê Canada, chị Phước thường nhờ người thân sống tại Việt Nam gửi đồ trang trí và bánh mứt sang. Giờ đây, khi đã về thành phố lớn, việc chuẩn bị tết đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm vào đó, với việc tích lũy đồ trang trí qua từng năm, gia đình có nhiều lựa chọn hơn để làm cho không gian tết thêm phần ấm cúng, đẹp mắt.Chị Phước tin rằng nếu để các con lớn lên rồi mới bắt đầu dạy, sẽ có những trở ngại nhất định. Chính vì vậy, ngay từ bé, cả gia đình đã cùng nhau gắn kết với văn hóa Việt Nam, từ những món ăn, lễ hội cho đến bài học về truyền thống, để Uyên và các em nhớ về cội nguồn.Uyên cho biết được mẹ dạy rằng dù có đi bốn phương trời vẫn giữ trong mình dòng máu Việt. Vì vậy khi lớn lên, Uyên luôn muốn gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam."Mình cần san sẻ trước để nhận được tình yêu thương từ mọi người", đó là tâm niệm mà mẹ của Uyên luôn cố gắng truyền dạy cho các con. Chị Phước luôn mong muốn các con được đón tết trọn vẹn nhất, dù là ở Việt Nam hay nơi nào khác.Theo chị Phước dù ở đâu, tết luôn là dịp để gia đình lại gần nhau hơn. Những ký ức về tết quê hương luôn là nguồn động lực để chị Phước và Uyên duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam tại xứ người. "Mình được dạy những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình vào mỗi dịp tết không chỉ là sự đoàn viên, mà còn là cách truyền lại tình yêu thương và sự kính trọng đối với cội nguồn cho các thế hệ sau”, Uyên vâng lời mẹ dạy.