Ai đã phát minh ra hộp quẹt và bật lửa tự động đầu tiên trên thế giới?
Tiktoker Lê Bống ăn mừng bàn thắngCuộc chiến chống Covid-19 tại Bệnh viện FV
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Xe cũ Hyundai Santa Fe 2021 ngang giá Honda CR-V mới, có nên mua?
Ngày 17.2, tin từ Công an tỉnh Hậu Giang, Cơ quan CSĐT Công an H.Châu Thành A vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Huyền (58 tuổi) và Trương Thị Diệu (vợ Huyền, 59 tuổi, cùng ngụ xã Tân Hòa, H.Châu Thành A, Hậu Giang) để điều tra về hành vi dùng ảnh nhạy cảm đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, giữa năm 2024, Trương Thị Diệu (lúc này làm nghề bán vé số) cùng một người đàn ông vào nhà trọ "tâm sự". Tại đây, theo yêu cầu của chồng, Diệu dùng điện thoại di động chụp hình mình và người đàn ông này. Khi biết sự việc, sợ bại lộ chuyện quan hệ bất chính, người đàn ông vào nhà trọ với Diệu đã nài nỉ, đưa cho Diệu 10 triệu đồng, yêu cầu xóa hình cũng như giữ kín chuyện. Sau khi nhận tiền, Diệu đồng ý theo thỏa thuận. Tuy nhiên, sau đó vợ chồng Diệu nhiều lần sử dụng chuyện cũ để đe dọa, yêu cầu người đàn ông đưa thêm tiền. Khoảng 12 giờ ngày 16.2, khi cả hai đang nhận 30 triệu đồng của bị hại tại quán cà phê ở ấp Nhơn Thuận 1A (TT.Một Ngàn, H.Châu Thành A, Hậu Giang) thì bị Đội điều tra tổng hợp Công an H.Châu Thành A bắt quả tang. Tại cơ quan công an, Huyền và Diệu thừa nhận hành vi phạm tội của mình; đồng thời khai nhận đã nhiều lần cưỡng đoạt tiền của bị hại, mỗi lần từ 5 - 40 triệu đồng, tổng cộng 195 triệu đồng.
Lễ công bố quyết định nhằm thực hiện Nghị quyết số 175 của Quốc hội về việc thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025) và Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, từ ngày 1.1.2025, đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế thành Bộ Chỉ huy quân sự TP.Huế thuộc Quân khu 4.Các thay đổi khác bao gồm: đổi tên Ban Chỉ huy quân sự H.Phong Điền thành Ban Chỉ huy quân sự TX.Phong Điền; sáp nhập Ban Chỉ huy quân sự H.Nam Đông vào Ban Chỉ huy quân sự H.Phú Lộc; giải thể Ban Chỉ huy quân sự TP.Huế; thành lập Ban Chỉ huy quân sự Q.Thuận Hóa và Ban Chỉ huy quân sự Q.Phú Xuân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự TP.Huế.Trước đó, chiều 29.12, tại Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an TP.Huế và Công an Q.Phú Xuân, Công an Q.Thuận Hóa, Công an TX.Phong Điền, Công an H.Phú Lộc.Theo đó, Công an TP.Huế sau khi thành lập có tổ chức bộ máy gồm: Công an Q.Thuận Hóa, Công an Q.Phú Xuân (được tách từ Công an TP.Huế cũ), Công an TX.Phong Điền (Công an H.Phong Điền cũ), Công an H.Phú Lộc (nhập từ Công an H.Nam Đông và H.Phú Lộc), Công an TX.Hương Thủy, Công an H.Phú Vang, Công an H.Quảng Điền, Công an H.A Lưới, Công an TX.Hương Trà.Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an TP.Huế, khẳng định nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo UBND thành phố, coi đây là mệnh lệnh đối với Công an TP.Huế. Đồng thời, sẽ cụ thể hóa thành nội dung, chương trình, kế hoạch để kịp thời tham mưu Đảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo thành phố triển khai xây dựng Công an TP.Huế trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện, có kỷ luật, kỷ cương, xứng tầm với vai trò, vị thế mới; thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và nhân dân giao phó, vững tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Mỹ đối mặt nguy cơ gián đoạn hoạt động hàng không vì mạng 5G
Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo có tổng mức đầu tư là 1.670 tỉ đồng, được triển khai đầu tư bởi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Đây là liên doanh hợp tác giữa Vinamilk (đại diện là công ty con Vilico) và Tập đoàn đa ngành Sojitz của Nhật Bản.Đây là kết quả đầu tiên hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ có giá trị 500 triệu USD giữa Vinamilk - Vilico - Sojitz và tỉnh Vĩnh Phúc, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 (tại Nhật Bản).Dự án khởi công năm 2023 và hoàn thành toàn bộ đầu tư xây dựng chỉ hơn một năm sau. Trong đó, Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ quý 4/2024. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là tổ hợp khép kín quy trình chăn nuôi và chế biến thịt bò cao cấp đầu tiên và có quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam.Trong chuyến thăm, Thủ tướng hoan nghênh hai doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để hiện thực hóa biên bản ghi nhớ trong thời điểm đại dịch Covid-19, thể hiện tinh thần "đã nói là làm, đã hứa, đã làm là ra sản phẩm cụ thể". Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "Tôi rất vui khi đây là một dự án 500 triệu đô la đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Rất khó để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do hiệu quả mang lại không như công nghiệp, nhưng có ý nghĩa riêng". Dự án cũng được đánh giá có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc chăm lo sức khỏe, thể chất, đời sống cho người dân Việt Nam, với việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thực phẩm bảo đảm ngon - sạch, chăn nuôi chế biến đúng quy trình có tính khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổ hợp được triển khai trên tổng diện tích 75,6 ha tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gồm 2 phân khu chính: trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô lên tới 10.000 con và nhà máy chế biến thịt bò với công suất lên tới 30.000 con/năm, tương đương sản lượng 10.000 tấn thịt/năm. Báo cáo với Thủ tướng, ông Mizushima Kozo, Tổng giám đốc của Sojitz Việt Nam, chia sẻ: "Dự án sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, định hình tương lai của ngành sản xuất thịt bò, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng thịt bò tại Việt Nam". Trực tiếp thị sát các khu vực sản xuất, gặp gỡ ban giám đốc và người lao động tại nhà máy, Thủ tướng đã nghe báo cáo về công nghệ chế biến, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn cao của thế giới. Cụ thể, dây chuyền giết mổ, chế biến tự động với công nghệ mới nhất từ châu Âu và Nhật Bản, toàn bộ quy trình được thực hiện trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa.Hệ thống băng chuyền và đóng gói thông minh giảm thiểu tiếp xúc tay người, giữ nguyên nhiệt độ và độ tươi ngon của thịt. Thịt bò được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong suốt quá trình sản xuất và phân phối, giúp duy trì chất lượng, dinh dưỡng và hương vị, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu. Bên cạnh đó, nhà máy còn đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về sản xuất xanh, giảm phát thải hướng đến phát triển bền vững.Về tiến độ, ông Harumoto Yoichi, Tổng giám đốc Công ty JVL cho biết: "Dự án nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vinamilk, Vilico và Sojitz với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất và quản trị vận hành". Hạng mục Trang trại chăn nuôi bò thịt cũng đã hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 5/2025. Với kinh nghiệm từ Vinamilk, trang trại bò thịt sẽ được vận hành theo các tiêu chuẩn cao như Global S.L.P, từ đó hoàn thiện quy trình khép kín "3 trong 1" từ chăn nuôi, sản xuất và phân phối.Đại diện Công ty JVL cho biết sắp tới, công ty sẽ giới thiệu thương hiệu "Thịt bò tươi ủ mát NIKU-ICHI" với nhiều dòng sản phẩm độc đáo, cao cấp. Bên cạnh đó, JVL cũng đã thành công đưa ra thị trường các sản phẩm chế biến như xúc xích, bò viên, các sản phẩm thịt bò tẩm ướp sẵn,… gia tăng sự tiện lợi."Các sản phẩm thịt bò tươi ủ mát của JVL đã bắt đầu gia tăng nhận diện trên thị trường, trở thành nguồn cung ứng chất lượng cho các nhà hàng và có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước... Trong thời gian tới, khi cả tổ hợp đi vào hoạt động, độ phủ thị trường sẽ được tăng cường mạnh mẽ" - ông Harumoto, Tổng giám đốc JVL, cho biết thêm.Với thế mạnh đến từ Vinamilk, Vilico và Sojitz, dự án được kỳ vọng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà cả hướng tới xuất khẩu thịt bò "made in Vietnam" chất lượng cao đến nhiều quốc gia.