Mẹo vàng giúp U50 Penelope Cruz dáng đẹp như U30, không cần ăn kiêng
Cụ thể, ngành nuôi biển được quy hoạch phải đảm bảo ngành nuôi biển không có sự vướng mắc vào khu vực dành cho du lịch hay các ngành khác, để chống chồng chéo. Quảng Ninh xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến từng thôn, tất cả các hộ nuôi biển đều được rà soát. Những hộ dự kiến chuyển đổi nghề có thể được giao khu vực biển để chuyển từ khai thác sang nuôi trồng.Generali Việt Nam công bố lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt hơn 927 tỉ đồng
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Công ty đòi ‘xem việc’ trước khi ‘thử việc’ người lao động là đúng hay sai?
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 20.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Một vụ việc hành chính đang thu hút sự chú ý tại tỉnh Cà Mau. Sau gần một tháng tạm hoãn, sáng 19.3, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa một lão thành cách mạng, là bà Huỳnh Kim Liên và UBND huyện Thới Bình.Kể từ ngày 17.3.2025, TP.HCM đã mở rộng thêm 22 địa điểm cấp đổi giấy phép lái xe ngay tại các phường. Chỉ trong ngày đầu tiên triển khai, đã có 386 hồ sơ được tiếp nhận tại các điểm mới này. Tuy nhiên thì người dân cần lưu ý rằng không phải phường nào cũng thực hiện thủ tục này.Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc vừa công bố báo cáo vào Ngày quốc tế hạnh phúc (20.3), cho thấy Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới.Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, Việt Nam đứng thứ 46, một bước tiến đáng kể so với vị trí 54 của năm 2024 và vị trí 65 của năm 2023. Đáng chú ý, Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore (vị trí 34) trong khu vực Đông Nam Á.Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 19 quốc gia có chỉ số hạnh phúc tăng, và cùng với Philippines, Trung Quốc và Mông Cổ là các đại diện của châu Á trong nhóm này. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được kể từ khi báo cáo này được công bố lần đầu tiên vào năm 2012.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 21.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.
Lo thủy điện thiếu nước, EVN chỉ đạo 'nóng' có biện pháp phòng chống hạn hán...
Thanh tra Chính phủ mới đây công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2013 - 2020).Kết quả thanh tra cho thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại địa phương này.Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Long không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; không khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; không thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) theo quy định tại luật Khoáng sản và Chỉ thị 03/2015 của Thủ tướng.Từ sau khi luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực, UBND tỉnh đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thế nhưng, tỉnh lại không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới.Điều này bị cơ quan thanh tra nhận định là không đúng quy định tại Nghị định 15/2012 và Nghị định 158/2016 của Chính phủ.Thanh tra Chính phủ còn phát hiện sau khi được cấp phép khai thác, có trường hợp kê khai, nộp thuế đối với sản lượng khai thác cát sông thấp hơn sản lượng khai thác đã báo cáo Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể là 2 doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III và Tân Hiệp Phát II.Để xảy ra các hạn chế, vi phạm nêu trên, cơ quan thanh tra cho rằng trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Vĩnh Long, sở TN-MT, sở tài chính, sở xây dựng, sở KH-ĐT, cục thuế, UBND TP.Vĩnh Long và các tổ chức, cá nhân liên quan.Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm kết luận thanh tra; chấn chỉnh, khắc phục, xử lý các tồn tại, vi phạm, khuyết điểm theo đúng quy định của pháp luật.Trong đó, cơ quan thanh tra nhấn mạnh phải thực hiện việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản, khoanh định và phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đấu giá, thực hiện công khai quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản (cát sông) và chấm dứt việc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.Đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát đối với các sai phạm về việc cấp, gia hạn giấy phép khai thác cho 38 điểm mỏ (thuộc 17 thân cát) không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng không xác định phục vụ cho các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới."Nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật", Thanh tra Chính phủ nêu.Cơ quan thanh tra cũng đề nghị rà soát và quyết định việc thu bổ sung tiền cấp quyền khai thác cùng các khoản thuế, phí đối với sản lượng cát chênh lệch giữa kê khai nộp thuế và báo cáo với Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long của Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát II (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ Phú Thạnh 1 - Đồng Phú) và Doanh nghiệp tư nhân Tân Hiệp Phát III (được cấp phép khai thác khoáng sản mỏ An Phước).Trong quá trình tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh có trách nhiệm chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.Vẫn theo thông báo kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý về những vi phạm tại 2 dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.Một là dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo (xã Thanh Đức, H.Long Hồ) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, việc sử dụng đất không đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.Hai là dự án Khu nhà ở Hoa Lan (P.8, TP.Vĩnh Long) có các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất trong việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật thông qua hành vi tiếp tục cho tách 33 thửa với diện tích 11.188,6 m2, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, trên đất giao thông, đất cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và việc xác định nghĩa vụ tài chính đất đai không đúng quy định của pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.