Hồ Tràm sau 2025 có gì hấp dẫn?
G-Lyte đã giới thiệu công nghệ Dye Sensitized Solar Cell (DSSC) được thiết kế để thay thế các loại pin dùng một lần trong các sản phẩm như điều khiển từ xa, đồng hồ thông minh và phụ kiện máy tính.Khác với các loại pin sạc hay pin tái chế, DSSC là các tế bào năng lượng mặt trời được chế tạo với kích thước tùy chỉnh phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. CEO Franck Barath của G-Lyte cho biết công nghệ này hoạt động hiệu quả ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu và trong nhà, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị điện tử gia dụng.Barath nhấn mạnh: "Chúng tôi yêu cầu diện tích bề mặt thấp nhất nhờ hiệu suất cao hơn gấp ba lần so với các công nghệ thông thường. Hơn nữa, pin DSCC của chúng tôi có tuổi thọ và độ ổn định cao trong nhiều điều kiện khác nhau, đồng thời không sử dụng vật liệu độc hại trong quy trình sản xuất".Việc giảm thiểu số lượng pin dùng một lần là một chiến thắng lớn cho môi trường. Theo Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ, người dân nước này tiêu thụ gần 3 tỉ pin khô mỗi năm và nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể thải các chất gây ô nhiễm như chì và cadmium vào môi trường.Mặc dù công nghệ pin mặt trời này vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng người tiêu dùng hiện vẫn có thể tận hưởng công nghệ năng lượng mặt trời. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây chỉ ra việc lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi năm cho chi phí năng lượng, tùy thuộc diện tích lắp đặt.Lee Nguyễn cập bến CLB TP.HCM: Đắt liệu có xắt ra miếng?
Tết đến, nhiều ngôi sao châu Á gác lại lịch trình bận rộn để dành thời gian đón năm mới bên gia đình hay tự thưởng cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm đáng nhớ. Trên trang cá nhân, nhiều tên tuổi: Phạm Văn Phương, Lý Minh Thuận, Hồ Hạnh Nhi, Lưu Đức Hoa, Lưu Gia Linh, Châu Kiệt Luân… khoe ảnh đón năm mới rộn ràng đồng thời gửi những lời chúc tốt đẹp đến người hâm mộ và những khán giả yêu mến mình.
Bao nhiêu du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản?
Theo TechRadar, một vụ lừa đảo vé xem ca nhạc quy mô lớn vừa bị phanh phui, liên quan đến hai cựu nhân viên của trang web bán vé nổi tiếng StubHub. Cặp đôi này đã bị cáo buộc sử dụng kiến thức nội bộ và một lỗ hổng bảo mật để đánh cắp và bán lại hàng trăm vé, chủ yếu là vé của tour diễn 'Eras' gây sốt của Taylor Swift.Theo thông tin từ văn phòng địa phương, hai nhân viên Tyrone Rose và Shamara Simmons đã bị bắt giữ và đối mặt với nhiều tội danh, gồm trộm cắp tài sản lớn, can thiệp máy tính và âm mưu phạm tội. Nếu bị kết tội, họ có thể phải ngồi tù tới 15 năm.Với vai trò là nhân viên StubHub, Rose được cho là đã lợi dụng quyền truy cập hệ thống của công ty để tìm ra một 'cửa hậu' bảo mật. Tại đây, Rose đã can thiệp vào quy trình phân phối vé điện tử, chuyển hướng các đường link (URL) chứa vé đã bán đến cho đồng phạm Simmons.Bằng cách này, chúng đã chiếm đoạt hơn 900 vé, phần lớn là vé của Eras Tour, cùng với vé của các sự kiện thể thao lớn như NBA và US Open. Ước tính, cặp đôi này đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên tới hơn 635.000 USD (khoảng 16,2 tỉ đồng), trung bình mỗi vé 'bỏ túi' tới 700 USD.Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn lừa đảo vé, đặc biệt là đối với các sự kiện đình đám như tour diễn của Taylor Swift. Sự khan hiếm vé và tâm lý muốn sở hữu bằng được của người hâm mộ đã tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo trục lợi.Điều đáng lo ngại là trong trường hợp này, vé được mua bán trên một nền tảng hợp pháp như StubHub, nhưng người mua vẫn trở thành nạn nhân. Vụ việc cho thấy ngay cả những nền tảng lớn cũng cần tăng cường an ninh mạng để bảo vệ khách hàng.
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Nhiều sáng kiến làm lợi hàng tỉ đồng
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...