Trà đầu tư... giá 'đắng'
9 giải pháp này đã được lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đề cập tại hội nghị toàn tỉnh về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Trong đó, Thanh Hóa quyết tâm tháo gỡ các "điểm nghẽn" về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, xử lý tài sản công, tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp...Không để cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; xây dựng bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; sắp xếp đơn vị hành chính nhanh chóng, sớm ổn định tổ chức, hoạt động hiệu quả; cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng; rà soát, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính...Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm về đích, nắm giữ vai trò then chốt, quyết định đối với việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa. Do đó, hệ thống chính quyền cần phân tích, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực, trong nước để xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch hàng tháng, hàng quý và cả năm cho phù hợp, với tinh thần vì hạnh phúc của nhân dân và vì sự phát triển của tỉnh. Ông Doãn Anh yêu cầu, trong phát triển kinh tế - xã hội, cần mở rộng tư duy, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ 33 dự án quy mô lớn trên địa bàn đang triển khai. Đồng thời, lựa chọn một số công trình, dự án lớn, trọng điểm, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội để triển khai.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa sẽ nhanh chóng cụ thể hóa các chỉ đạo thành các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để triển khai ngay từ ngày đầu năm của năm 2025.Ông Tuấn cũng yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả kế hoạch hành động của UBND tỉnh, khẩn trương ban hành kế hoạch của ngành, địa phương, đơn vị xong trước ngày 10.1.2025 để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải đổi mới cách làm, sáng tạo, thiết thực, và hiệu quả. Đặc biệt, phải phân công cụ thể cho từng tập thể, cá nhân liên quan thực hiện.Lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển sinh thế nào là hợp lý?
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tràn ngập, nhóm nông dân sân thượng của anh Phan Văn Liêm (50 tuổi, ở Q.Tân Phú) hào hứng tham gia hoạt động đoán cân nặng của những trái khổ qua, trái bầu với kích cỡ "khổng lồ" để nhận về những phần quà đón tết. "Nhóm chúng tôi gồm những thành viên có đam mê trồng cây sân thượng. Mọi người làm đủ ngành nghề, sống khắp các quận, huyện ở TP.HCM. Biết nhau qua mạng xã hội đã nhiều năm nhưng nhóm mới bắt đầu tập hợp sinh hoạt định kỳ khoảng 3 tháng nay vào mỗi tối thứ 6 hàng tuần", anh Liêm nói.5 năm qua, anh Liêm được cộng đồng yêu trồng cây sân thượng ở TP.HCM biết đến với việc trồng được những loại cây trái có kích thước khủng. Mọi người đặt tên cho khu vườn của anh Liêm là "vườn khổng lồ". Dịp tết, anh Liêm mời các thành viên đến thu hoạch rồi mang thành quả để tổ chức một trò chơi hấp dẫn."Thành quả được một giỏ khổ qua lớn, từng thành viên lần lượt nhấc lên để đoán cân nặng. Người nào đoán đúng hoặc gần đúng nhất với số cân nặng sẽ nhận được một chậu cây cảnh đặc biệt để về chưng tết", anh Liêm chia sẻ.13 kg, 10 kg, 8 kg... mỗi người lần lượt nhấc giỏ khổ qua và đưa ra con số dự đoán. Khi giỏ khổ qua được đặt lên bàn cân, mọi người hồi hộp xúm lại xem. Đồng hồ hiện lên con số 9,1, anh Nguyễn Danh (ở Q.8) - người bất ngờ vỡ òa khi được anh Liêm xướng tên với số cân nặng dự đoán gần đúng nhất là 9 kg. "Tôi làm nghề buôn bán, ngày nào cũng cân hàng hóa nên nhờ vậy mà dự đoán gần đúng. Món quà của tôi là một cây tùng la hán xanh tươi, rất phù hợp về chưng trong bàn khách dịp tết", anh Danh chia sẻ. Không để các thành viên khác chờ lâu, anh Liêm chọn một trái khổ qua lớn nhất, cho mọi người dự đoán số hạt bên trong. Ngoài ra, một trái bầu lớn của thành viên mang đến góp vui cũng được đem ra để đoán cân nặng nhận quà. Trò chơi và phần quà đều đến từ thành quả chăm sóc khu vườn sân thượng của các thành viên trong năm nên ai cũng rất vui và hào hứng. "Tuy ở TP.HCM không có nhiều không gian nhưng có sân thượng nhỏ cũng đủ để mọi người thỏa mãn đam mê trồng cây của mình. Đây là dịp để chúng tôi cùng nhìn lại thành của một năm làm vườn", chị Hải Đăng (50 tuổi, ở H.Hóc Môn) chia sẻ. Sau 3 năm trồng cây, chị Hải Đăng học được cách làm ra một loại men dùng để ủ rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng. Đến với buổi gặp mặt chị Đăng mang theo những túi men tặng cho mọi người với mong muốn mọi người sẽ tận dụng rác hữu cơ, rác nhà bếp hằng ngày của gia đình để làm nên phân bón. Các thành viên khác cũng mang đến các loại cây, hoa nhà trồng và các chậu sứ nhỏ để tặng cho nhau. Chị Mai Phan (61 tuổi) cho biết thích trồng cây từ lâu nhưng mãi đến năm 2020 khi biết đến nhóm anh Liêm trên mạng xã hội thì mới quyết định trồng cây. Đến với buổi gặp mặt cuối năm, chị Mai Phan mang theo những chậu sen đá nếp cẩm của nhà trồng đến tặng mọi người. Chị cho biết chậu trồng bằng sứ nhỏ xinh cũng được các thành viên tặng. Trồng được cây phát triển tốt và có thành quả tặng lại mọi người là điều chị thấy rất vui. "Nhờ những chậu cây nho nhỏ được cho trong các buổi gặp mặt, phiên chợ cây 0 đồng tôi mới có thêm động lực trồng cây. Nhờ có nhóm mà tôi học được nhiều kinh nghiệm và niềm vui trong cuộc sống", chị Mai Phan nói.Trước đó, vợ chồng anh Liêm trang trí khoảng sân nhà nhỏ bằng những chậu mâm xôi, vạn thọ, treo lồng đèn đỏ... tạo thành một không gian tết Việt. Vì thế, khi tham gia chương trình, các nông dân sân thượng mặc áo dài, áo bà ba với nhiều màu rực rỡ để cùng nhau chụp hình tết trong tiếng nhạc xuân rộn ràng.
Thanh Thúy kiếm tiền tỉ khi sang châu Âu thi đấu
Ngày hội thu hoạch khoai tây tại Trung tâm học thuật PepsiCo (H.Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) 14.3, có sự tham gia của hàng trăm nông dân các tỉnh phía Bắc chứng kiến thành quả mô hình trồng khoai tây kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao vào canh tác giảm phát thải, phát triển bền vững.Có 10 ha tham gia mô hình, ông Doãn Thế Anh, khu phố Yên Lâm, P.Bằng An (TX.Quế Võ), cho biết lần đầu tiên thử nghiệm trồng khoai tây kiểu mới, nhiều hộ ngỡ ngàng khi không phải ra đồng làm việc nhiều như trước đây. Mỗi luống khoai tây đều có hệ thống tưới tự động, cảm biến theo dõi sức khỏe cây, diễn biến sâu bệnh dịch hại... Không tốn nhiều công lao động, phun thuốc nhưng cây khoai tây luôn xanh tốt, giảm sâu bệnh. Cũng theo ông Anh, bất ngờ nhất là khi thu hoạch, năng suất cao hơn 2 lần. Trước đây, năng suất khoai tây ở địa phương đạt từ 15 - 18 tấn/ha khi ứng dụng công nghệ cao tăng lên 36 - 38 tấn/ha, có thửa ruộng đạt 40 tấn/ha."Chi phí sản xuất giảm, năng suất khoai cao nên chúng tôi lãi 30 - 40%, tương đương từ 140 - 150 triệu đồng/ha", ông Anh nói.Có 15 ha canh tác khoai tây bền vững, ông Đoàn Trường Vinh (H.Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), chia sẻ trước đây gia đình chỉ quen canh tác theo lối cũ khi được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật, dùng giống mới thì hiệu quả kinh tế vượt trội. "Vừa rồi thu hoạch, năng suất đạt trung bình 25 tấn/ha, mỗi ha lãi gần 100 triệu đồng, được bao tiêu đầu ra nên chúng tôi rất yên tâm, tự tin sản xuất", ông Vinh nói.Dự án sản xuất khoai tây bền vững do PepsiCo, Syngenta và các đối tác: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), Yara, Netafim, Khang Thịnh, Novacid, Mimosatek, Viettransco, Đức Minh, USAID-Resonance - dự án GDA và Dự án She Feeds The World (SFtW) của tổ chức CAREVN triển khai tại Tây nguyên từ năm 2019 mang lại những kết quả vượt trội. Khởi đầu với 400 ha, chỉ sau 5 năm, diện tích trồng khoai tây bền vững tăng lên 1.700 ha (năm 2024), năng suất trung bình 30 - 34 tấn/ha, cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống.Từ vụ đông xuân 2024 - 2025, mô hình được mở rộng ra phía Bắc với 320 ha. Trong vụ đầu tiên, năng suất khoai trung bình đạt 23 - 26 tấn/ha, cao hơn 8 tấn/ha so với các vụ trước và chi phí sản xuất giảm nhờ áp dụng hệ thống tưới nước chính xác tiết kiệm 3.170 m2 nước/ha. Trước Bắc Ninh, mô hình được thí điểm trong vụ đông xuân 2023 - 2024 tại Thanh Hóa, Hải Dương đạt năng suất cao nhất 35 tấn/ha.Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững, Công ty Syngenta Việt Nam, ở mô hình trồng khoai tây bền vững, Syngenta Việt Nam được giao triển khai nhiều giải pháp tiên tiến để giữ cho cây khoai tây luôn khỏe mạnh, bộ lá xanh tốt, kiểm soát dịch bệnh để giảm số lần phun thuốc, giảm lượng thuốc sử dụng và kéo dài thời gian thu hoạch từ 7 - 10 ngày và năng suất tăng tối thiểu 15%.Trong đó, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) giúp giảm 2 lần phun thuốc/vụ, đảm bảo hiệu quả bảo vệ cây trồng và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Giải pháp ứng drone trong phun thuốc giúp nông dân tiết kiệm hơn 10 lần lượng nước pha thuốc so với phương pháp truyền thống, giảm chi phí sản xuất."Áp dụng canh tác bền vững, khoai tây có năng suất, chất lượng rất cao. Củ to đồng đều, đảm bảo không còn tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu của PepsiCo đối với nguyên liệu đưa vào nhà máy chế biến", ông Tuấn nói.Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định mô hình chuỗi giá trị khoai tây bền vững do PepsiCo Foods, Syngenta và các đối tác không chỉ thúc đẩy nông nghiệp xanh mà còn đặt nền móng cho Đề án Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm tại Việt Nam (FIH-V) hướng đến mở rộng mô hình, ứng dụng công nghệ tiên tiến và tạo ra giá trị bền vững cho ngành khoai tây Việt Nam.Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Hà, Tổng Giám đốc Công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam, cho rằng không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng PepsiCo cam kết đảm bảo nguyên liệu đầu vào được sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường."Chuỗi giá trị khoai tây bền vững được mở rộng giúp chúng tôi chủ động nguồn cung, chuẩn bị vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy mới tại Hà Nam sắp khai trương, góp phần xây dựng một ngành nông nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường, phù hợp với chiến lược phát triển xanh của Việt Nam. Chúng tôi tự hào được tiên phong đóng góp vào sáng kiến FIH-5 ý nghĩa của Việt Nam".Cùng ngày, nhóm công tác PPP về Rau quả và Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đồng tổ chức hội nghị: Hiện thực hóa kế hoạch FIH-V 2025 nhằm phổ biến, trao đổi kế hoạch triển khai xây dựng chuỗi giá trị rau quả bền vững, đổi mới sáng tạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và thích ứng biến đổi khí hậu.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 15.2 cho biết, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta, dự báo gây ra nồm ẩm cho khu vực này.Cụ thể, khoảng đêm 15 và sáng 16.2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Tây Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - cấp 3.Đông Bắc bộ từ đêm 15.2 trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 16 - 19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.Tại Hà Nội, từ đêm 15.2 trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 17 - 19 độ C.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao, từ đêm 15 - 17.2, miền Bắc và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác.Cơ quan khí tượng cho biết, từ nay đến hết tháng 3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Nhiệt độ trung bình trên cả nước thời gian này xấp xỉ mức trung bình nhiều năm, riêng Tây Bắc bộ cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 4, hoạt động của không khí lạnh giảm dần.
Sự kiện văn hóa nổi bật tuần qua: Phát động cuộc thi viết 'Nghĩa tình miền Tây'
Ngày 18.3, ông Đỗ Anh Tú đã gửi đơn từ nhiệm thành viên HĐQT TPBank vì lý do cá nhân. Đơn đề nghị này đã được HĐQT TPBank chấp thuận theo Nghị quyết số 12/2025 ngày 20.3 theo đúng quy định.Hiện HĐQT TPBank còn 5 thành viên gồm ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Quang Tiến - Phó chủ tịch HĐQT, ông Shuzo Shikata - Phó chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Mai Sương - Thành viên HĐQT, bà Võ Bích Hà - Thành viên HĐQT độc lập, đảm bảo tuân thủ cơ cấu thành viên HĐQT theo quy định tại luật Các tổ chức tín dụng. Mọi hoạt động của TPBank vẫn diễn ra bình thường và ổn định. Ngân hàng luôn nỗ lực phục vụ tốt nhất và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông.Đồng thời, ông Đỗ Anh Tú cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Tiên Phong (ORS). Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa mới thông báo ba lô trái phiếu do ORS làm tổ chức đăng ký, lưu ký tạm dừng giao dịch. Cụ thể, 1 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã chứng khoán TCD) và 2 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Gia Khang (Gia Khang). Đó là lô trái phiếu mã TCDH2227002 của Tracodi cùng trái phiếu mã GKCCH2124001 và GKCCH2124002 của Gia Khang sẽ bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 20.3 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả hai công ty này đều có liên quan với Tập đoàn Bamboo Capital.TPBank dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào sáng ngày 24.4 tại phòng họp Dragon Hall (tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội). Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21.3.