Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Úc còn nhiều tiềm năng phát triển
Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelensky cho rằng Ukraine khó tồn tại trước các cuộc tấn công của Nga nếu không được Mỹ giúp đỡ về quân sự.Bên cạnh đó, tổng thống Ukraine nhấn mạnh ông không muốn nghĩ đến việc phải chiến đấu với Nga mà không được Mỹ hỗ trợ và viễn cảnh không còn là đối tác chiến lược của Washington nữa.Cuộc phỏng vấn diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ thể hiện ý muốn chấm dứt sớm chiến sự và châu Âu phải đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ Ukraine.Phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đã gặp Tổng thống Zelensky tại Munich trong ngày 14.2. Tuy nhiên, Reuters đưa tin cuộc gặp kết thúc mà không có công bố nào về thỏa thuận khoáng sản giữa hai nước.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra dự thảo thỏa thuận trong chuyến thăm Kyiv mới đây nhưng phía Ukraine được cho là đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận mang tính một chiều này.Thông báo trên mạng xã hội X, Tổng thống Zelensky cho hay “Các nhóm của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về thỏa thuận”, nhấn mạnh đã có cuộc gặp tốt đẹp với Phó tổng thống Vance. Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tiến nhanh hết sức có thể đến nền hòa bình thật sự và được đảm bảo.Giải bóng đá đặc biệt của người Việt tại Nhật
Một dấu ấn của năm 2024 là thêm nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra ở cấp chính phủ và cấp trường học tại Việt Nam. Chẳng hạn, đây là năm đầu chính quyền bang New South Wales (Úc) tổ chức triển lãm du học ở Việt Nam, và cũng là lần đầu Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM phối hợp cùng các cơ quan chính phủ khác của nước này tổ chức buổi hướng nghiệp và tư vấn du học nghề cho người Việt.Ngoài ra, đây cũng là năm đầu cơ quan giáo dục Macau (Trung Quốc) cùng toàn bộ các trường ĐH tại đặc khu hành chính này đến Việt Nam tư vấn tuyển sinh, và nhiều trường ĐH trong tốp hàng đầu thế giới ở Malaysia, Hàn Quốc... cũng lần đầu đến Việt Nam tư vấn. ĐH Quản lý Singapore hồi tháng 4 cũng chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và là trường ĐH đầu tiên tại Singapore thực hiện điều này.Về mặt chính sách, một số quốc gia du học cũng đưa ra các quy định cởi mở hơn. Chẳng hạn, Mỹ và New Zealand đang đẩy nhanh hơn nữa thời gian xử lý đơn xin visa (thị thực) du học cho người Việt. Nhiều khu vực tại Hàn Quốc thì xây dựng các đơn vị đặc thù để hỗ trợ du học sinh sinh sống ở địa phương, trong đó Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế Busan (BISSC) là mô hình tiên phong đang được nhiều nơi khác học hỏi.Trong khi đó, Hồng Kông mới đây cho phép du học sinh tự do làm thêm, thay vì bị giới hạn 20 giờ mỗi tuần chỉ trong khuôn viên trường hay phải thực tập liên quan đến chuyên ngành trong năm học và vào kỳ nghỉ hè như trước. Singapore hồi tháng 8 cũng nới lỏng quy định định cư, cho phép người có thẻ sinh viên xin thường trú nhân tại quốc đảo này nếu đậu ít nhất một kỳ thi quốc gia hay nếu đang tham gia một chương trình tích hợp.Không chỉ "nới cửa" tuyển sinh, chính phủ và trường học ở nhiều nước cũng tăng mạnh học bổng cấp cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Như ở New Zealand, chính phủ nước này hồi tháng 11 công bố trao học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt (NZUA) với tổng giá trị hơn 3,1 tỉ đồng, trở thành nước tiếng Anh đầu tiên có đủ học bổng chính phủ từ trung học tới sau ĐH tại Việt Nam.Chung động thái, chương trình học bổng GREAT do chính phủ Anh phối hợp thực hiện với Hội đồng Anh mới đây đã mở đơn đăng ký trở lại, tăng thêm 3 suất cho người Việt với giá trị mỗi suất tối thiểu là 10.000 bảng Anh (320 triệu đồng). Chương trình này các năm gần đây cũng liên tục tăng suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, hiện số lượng đã gấp 3 lần so với năm đầu triển khai.Nhiều trường ĐH và CĐ tại các nước đông du học sinh Việt như Mỹ, Canada cũng đang tăng số lượng lẫn giá trị học bổng cho người Việt, theo chuyên gia. Bên cạnh đó, những điểm đến châu Á như Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và các nước châu Âu như Ý, Pháp, Đức cũng có nhiều suất học bổng từ chính phủ hay các trường ĐH, với giá trị lên đến toàn phần.Bên cạnh những tín hiệu chào đón du học sinh, không ít quốc gia cũng đưa ra nhiều quy định thắt chặt, thậm chí hạn chế sinh viên quốc tế đến học nhằm giảm lượng người nhập cư. Sớm nhất trong số đó là Anh, khi nước này đầu năm nay cấm sinh viên quốc tế mang theo thân nhân, trừ những ai học các khóa nghiên cứu sau ĐH hay do chính phủ tài trợ, cùng nhiều quy định khác với mục tiêu cắt giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm.Chung mục tiêu, Canada năm qua liên tục ban hành nhiều quy định thắt chặt, từ hạn chế cấp giấy phép du học, tăng chuẩn ngoại ngữ và các yêu cầu khác với giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, đồng thời ngưng cho phép người Việt du học diện miễn chứng minh tài chính. Mặt khác, quốc gia này mới đây đã cho phép du học sinh làm thêm nhiều hơn, lên tối đa 24 giờ/tuần thay vì chỉ 20 giờ như trước.Hà Lan gần đây ban hành dự luật Cân bằng quốc tế hóa với mục tiêu giảm chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh và tăng học phí với du học sinh. Trong khi đó, sau thời gian dài chờ đợi, Úc chính thức không thông qua dự luật áp trần tuyển sinh và thay đổi chính sách cấp visa du học. Song, điều này khiến không ít cơ sở giáo dục và công ty du học e ngại vì sợ chính quyền đương nhiệm sẽ dùng chính sách mới để giới hạn tuyển sinh.Tại Trung Quốc, từ năm 2024, chính phủ nước này yêu cầu tất cả du học sinh muốn xin học bổng chính phủ hay xin học vào một trong 142 trường thuộc dự án "Song nhất lưu" phải thi tuyển sinh ĐH với hình thức trực tuyến tại nhà hoặc trực tiếp tại trường ở Trung Quốc và quy định này chỉ áp dụng với hệ cử nhân. Tùy vào chuyên ngành ứng tuyển và ngôn ngữ đào tạo, thí sinh sẽ được chia vào phân ban với số môn thi tương ứng.Những thay đổi chính sách nêu trên trong năm qua đã ảnh hưởng ít nhiều đến danh tiếng của các điểm đến du học phổ biến, theo các báo cáo được thực hiện trong năm qua. Đơn cử, khảo sát từ 1.082 công ty du học từ 68 quốc gia, vùng lãnh thổ do tập đoàn giáo dục Navitas thực hiện mới đây cho thấy du học sinh trên toàn cầu đang ít yêu thích Úc, Anh và Canada hơn trước.
Mưa chưa đủ ướt sân, sáng nay nhiều người dân TP.HCM 'mừng hụt' khi mây đen vần vũ
Chị Hồ Thị Nga (30 tuổi), làm việc tại Công ty TNHH San Lim Furniture Việt Nam, Đồng Nai, chia sẻ: "Tiền lương gần 7 triệu không đủ để chi trả những khoản cần thiết như: thuê nhà trọ, điện, nước, xăng, đi chợ, mua sữa cho con, đóng học phí… Nên ước gì năm mới, công ty kinh doanh ổn định hơn, thu nhập của công nhân cũng tốt lên".
Theo báo cáo này, bất chấp những biến động toàn cầu, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 25,4 tỉ USD vào năm 2024 (tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước). Có thể đó là lý do khiến thị trường bất động sản công nghiệp và chuỗi cung ứng của Việt Nam theo khảo sát này, có triển vọng tăng tốt. "Chúng tôi nhận thấy một môi trường đầu tư được cải thiện, tầng lớp trung lưu gia tăng và các nhà đầu tư ngày càng chuyên nghiệp hơn", bà Trang Lê, Tổng giám đốc JLL Việt Nam, nhận định và cho rằng, nhiều yếu tố tích cực đang củng cố vị thế của Việt Nam như một thị trường bất động sản hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á.Khảo sát của JLL cho thấy, thị trường cho thuê văn phòng Việt Nam hấp thụ khoảng hơn 43.000 m2 trong năm 2024. Trong đó, yếu tố bền vững và sức khỏe ngày càng chi phối xu hướng lựa chọn không gian làm việc của khách thuê, với các tòa nhà văn phòng đạt chứng nhận xanh trở thành điểm đến ưu tiên. Chuyển đổi đặc biệt rõ nét tại khu vực trung tâm TP.HCM - nơi giá chào thuê văn phòng hạng A và A+ đã tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.Với thị trường nhà ở, sau mức chạm đáy vào năm 2024, nguồn cung nhà ở tại Việt Nam năm nay theo dự báo của JLL sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ những điều chỉnh chính sách giúp tăng tính minh bạch và đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án. Các nhà phát triển và nhà đầu tư vẫn tập trung chủ yếu vào Hà Nội, TP.HCM và ngày càng chú trọng vào các khu vực vệ tinh, nơi nhu cầu đang có dấu hiệu gia tăng. "Thị trường đang bước vào chu kỳ phát triển bền vững hơn, nhờ sự kết hợp của quá trình đô thị hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và các cải cách chính sách. Chúng tôi kỳ vọng hoạt động giao dịch sẽ sôi động hơn ở các dự án nhà ở được quy hoạch tốt, đặc biệt trong phân khúc trung và cao cấp", ông Bách Tạ, Giám đốc thị trường vốn tại JLL Việt Nam, chia sẻ. Theo nhà nghiên cứu này, năm 2025, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á cho lĩnh vực sản xuất, nhờ vị trí chiến lược và lợi thế từ chiến lược "Trung Quốc+1". Việt Nam đang hưởng lợi từ những thay đổi trong chính sách địa phương, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và kế hoạch phát triển hạ tầng đầy tham vọng, giúp nâng cao sức hấp dẫn của thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng. Đáng lưu ý, khảo sát cho thấy, tâm lý nhà đầu tư bất động sản có vẻ lạc quan hơn nhiều nhờ chính sách vốn vay được cải thiện. Giám đốc điều hành khối thị trường Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam của JLL, ông Michael Glancy nhận định: "Thị trường bất động sản Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, dự báo hoạt động đầu tư sẽ tăng mạnh trong năm nay. Chi phí vay vốn giảm và tâm lý của nhà đầu tư được cải thiện là những yếu tố thúc đẩy xu hướng tích cực này. Bên cạnh đó, các lợi thế nền tảng của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ và năng động, hạ tầng phát triển và chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục đưa đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dự án đầu tư bất động sản trên nhiều phân khúc. Khi điều kiện thị trường khởi sắc, kỳ vọng sẽ có nhiều hơn dự án mới, củng cố vị thế của Việt Nam như một thị trường bất động sản hàng đầu tại Đông Nam Á".
Năm 2024, các trường ĐH Mỹ có ít học bổng và hỗ trợ tài chính hơn trước?
Lễ hội Việt Nhật sẽ kéo dài đến tối 10.3, du khách vào cổng miễn phí và có cơ hội nhận nhiều phần quà lưu niệm, voucher mua sắm khi tham gia các trò chơi, check-in gian hàng tại sự kiện.