Lương Thu Trang phản hồi vai diễn gây tranh cãi trong 'Trạm cứu hộ trái tim'
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".Bùng nổ ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Vĩnh Long và Trà Vinh: Nhiều mô hình hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
“18 năm công tác ở trường cho tôi nhiều kỷ niệm, dấu ấn ở nơi này. Không chỉ riêng phong trào đá bóng ở trường phát triển rất mạnh mẽ mà tại đây, các câu lạc bộ võ thuật, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông… cũng được sinh viên hăng hái tham gia. Bóng đá nói riêng, thể thao nói chung rèn luyện tể lực khỏe mạnh, tinh thần trí tuệ minh mẫn, sảng khoái cho các bạn trẻ, để có thể trở thành những người trẻ phát triển toàn diện”, HLV Hồ Văn Lừng nói.
Lý do VinES tự tin cạnh tranh với pin Trung Quốc
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những thành tựu mà tập thể cán bộ, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã đạt được, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của ngành y tế. Tổng Bí thư cũng ghi nhận sự quyết tâm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng trong việc tập trung xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ đề ra các dự án Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm.Tổng Bí thư đề nghị, với vai trò là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối của quân đội và cả nước, trong những năm tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đổi mới quản lý.Trong đó, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tạo sự đột phá quan trọng về chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc phục vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong khám chữa bệnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn giỏi, y đức trong sáng, quan điểm phục vụ bệnh nhân tận tụy và chấp hành tốt các chế độ chuyên môn; xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến.Để giữ vững uy tín và tiếp tục phát triển bền vững, Tổng Bí thư đề nghị Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học và tập thể cán bộ thầy thuốc bệnh viện tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.Tổng Bí thư lưu ý, bệnh viện cần không ngừng giữ vững và nâng cao toàn diện chất lượng chuyên môn về mọi mặt, lấy người bệnh làm trung tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị; kết hợp chặt chẽ giữa điều trị với nghiên cứu khoa học, huấn luyện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật.Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ, đầu tư, mở rộng thêm các chuyên ngành đào tạo về y khoa, tạo điều kiện thu hút đội ngũ y, bác sĩ tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học y học hiện đại, đưa nền y tế nước nhà tiến xa hơn nữa.Đối với công trình Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Tổng Bí thư yêu cầu, lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện cần quan tâm làm tốt công tác kỹ thuật để vận hành công trình đảm bảo an toàn, đúng quy định, khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện đại, tránh lãng phí, thất thoát.Đồng thời, giáo dục cán bộ nhân viên có ý thức tốt trong bảo quản, vận hành, sử dụng có hiệu quả, hiệu năng, an toàn và chất lượng công trình để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của bộ đội và nhân dân.Các cơ quan của Chính phủ và Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ bệnh viện tiếp tục được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để ngày càng phát triển, sớm đạt tầm đẳng cấp quốc tế.Tòa nhà Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư có quy mô gồm 1 tầng hầm, 7 tầng nổi, diện tích sàn 19.684m2, bố trí 23 buồng bệnh (4 buồng bệnh VIP-A, 11 buồng bệnh VIP-B, 8 buồng bệnh VIP-C). Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm có quy mô 1 tầng hầm kết nối với đường hầm cụm công trình trung tâm và 7 tầng nổi với tổng diện tích sàn 15.379 m2 trên diện tích đất xây dựng 2.079 m2, bố trí 145 giường bệnh (có thể tăng lên 200 - 300% khi có dịch bùng phát), trong đó có 3 - 5 giường điều trị cách ly cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội khi cần. Hai tòa nhà còn có hệ thống kỹ thuật đồng bộ.