$524
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của mơ rắn cắn chân. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ mơ rắn cắn chân.Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA, thông báo: Niên vụ cà phê 2023/2024 đã đi được nửa chặng đường. Trong 6 tháng qua, VN đã xuất khẩu được 956.000 tấn cà phê, giảm 1% về lượng nhưng giá trị đạt hơn 3 tỉ USD, tăng đến hơn 40% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá cà phê tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng vì giá cà phê biến động mạnh nên chuỗi sản xuất chế biến, thu mua cung ứng và kinh doanh cà phê xuất khẩu đang đối mặt nhiều thách thức. Đặc biệt, đã xảy ra tình trạng các bên tham gia chuỗi không giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký dù đã bàn bạc chia sẻ rủi ro.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của mơ rắn cắn chân. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ mơ rắn cắn chân."Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói. ️
Ở chuỗi sự kiện, khán giả cùng cảm nhận một thông điệp xuyên suốt: những bước tiến bản lĩnh có anh em chiến hữu kề vai sát cánh sẽ là chất xúc tác hoàn hảo để khai mở năm 2025 rực rỡ. Kể từ mùa đầu tiên phát sóng vào năm 2018, Sóng đã trở thành một chương trình giải trí quen thuộc đêm Giao thừa, tạo dấu ấn mạnh mẽ và được đông đảo khán giả đón nhận. Quy tụ hàng trăm nghệ sĩ hàng đầu và những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong năm qua, Sóng 25 hứa hẹn xuất hiện với diện mạo hoàn toàn mới để có một bước tiến phá cách và đầy năng lượng. Không bao lâu sau màn "tung hint" khắp sóng truyền thông, Sóng 25 đã công bố tổ chức 1 đêm live concert để khán giả có thể nghe tận tai, xem tận mắt những tiết mục "độc bản" làm nên tên tuổi của chương trình.Hào hứng với sự đầu tư chỉn chu từ hình ảnh đến nội dung của chương trình, đông đảo khán giả đã "bật nhanh chế độ" săn vé Sóng 25 để chiêm ngưỡng những tiết mục mãn nhãn từ dàn line up với các anh trai có độ phủ sóng hàng đầu showbiz Việt thời điểm hiện tại: HIEUTHUHAI, Hurrykng, Rhyder, Wean Lê, Anh Tú Atus, Captain Boy, Quang Hùng MasterD, Isaac, Dương Domic, cùng những "chiến thần ballad" với chất giọng siêu nội lực như Diva Hà Trần, Diva Thanh Lam, Quang Linh, Hoàng Hải, Hà Nhi, và dàn rapper "căng cực" với những cái tên B Ray, Robber, GILL, … Cùng với loạt sao hạng A, ban tổ chức Sóng 25 cũng công bố nhà tài trợ kim cương của chương trình: Cái tên đứng sau màn "kết hợp" khủng này không ai khác chính là thương hiệu biểu tượng trong khoảnh khắc đếm ngược chào năm mới trong suốt 10 năm qua - Tiger Beer.Nhắc đến Sóng 25, người ta không chỉ nghĩ đến một chương trình đón giao thừa quen thuộc, mà còn thấy ở đó một hành trình của sự chuyển mình không ngừng qua các năm, nơi các nghệ sĩ sát cánh cùng đồng nghiệp, cùng ekip và người hâm mộ để tạo nên những "big hit" đẳng cấp để cùng truyền cảm hứng cho hàng triệu khán giả tiến đến một năm mới đầy bùng nổ. Và đó cũng chính là thông điệp của Tiger Beer trong mùa lễ hội 2025, tôn vinh hành trình bản lĩnh với những bước tiến của các mãnh hổ, nơi luôn có sự hiện diện của các anh em chiến hữu đã "sát cánh gầm vang". Chương trình sẽ được lên sóng vào đêm giao thừa trên Kênh truyền hình HTV2 - Vie Channel, ON VieGIẢITRÍ, ON VieDRAMAS. Xem sớm nhất trên ứng dụng #VieON ️
Đêm nhạc Trần - Nguyễn du ca được tổ chức tại Hà Nội, thu hút sự tham dự của hơn 1.000 khán giả. Đây là dịp để hai nghệ sĩ Trần Tiến và Jimmii Nguyễn tái hiện những ca khúc từng làm nên tên tuổi của mình. Theo tiết lộ, một phần lợi nhuận của chương trình được dùng phát triển văn hóa đọc, thông qua việc tặng tủ sách nhân ái cho Trường THCS Thượng Vực (Chương Mỹ - Hà Nội). Trần Tiến cho biết lần tái ngộ khán giả Hà Nội mang lại cho ông nhiều cảm xúc và kỷ niệm. Bên cây đàn guitar, nam nghệ sĩ thể hiện và tiết lộ những câu chuyện đằng sau loạt ca khúc như Mặt trời bé con, Ra ngõ tụng kinh, Phiêu bạt… Cũng theo Trần Tiến, đây là lần đầu tiên ông thể hiện chùm ca khúc sáng tác riêng cho người anh lớn trong cuộc đời mình - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Trần Tiến chia sẻ sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhờ nhạc sĩ Bảo Phúc hòa âm phối khí cho những bài hát mà ông viết tặng để phát hành. Nhưng mọi việc chưa thành thì tác giả Còn tuổi nào cho em ra đi. Sau đó nhạc sĩ Bảo Phúc có gặp Trần Tiến nói về "đơn đặt hàng" này nhưng ông từ chối. Bởi nam nhạc sĩ chỉ muốn tự mình mang đến cho người anh tri kỷ trong chuyến viễn du cuối cùng của cuộc đời.Thông qua trang cá nhân, Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý gây bất ngờ khi tiết lộ sau 3 năm kết hôn, cô chưa từng làm dâu ngày nào. Người đẹp thuật lại lời tâm sự của bố chồng khiến cô xúc động: “Qua năm tháng con chăm sóc Lý lúc ốm đau, tận đáy lòng bố rất quý con. Dù bố không nói ra nhưng bố rất trân quý những điều con đã làm, không phải ai cũng làm được điều đó”. Ngọc Hà bật mí thêm chính bố chồng còn dặn dò NSND Công Lý phải yêu thương nhiều hơn và không được để cô buồn. “Rồi bố nói trong sự tự hào về anh Lý đã có được thành tích trong nghệ thuật nhờ sự khổ luyện. Và bố còn nghẹn ngào kể có thời điểm hồi anh Lý học tiểu học, gia đình còn khó khăn, hai bố con phải đi bơm xe đạp ở Cung thiếu nhi…”, Ngọc Hà tâm sự thêm.Trong đêm chung kết Én vàng 2024, diễn viên Văn Anh vượt qua các thí sinh khác để giành ngôi vị cao nhất. Chiến thắng này là thành quả cho sự nỗ lực của chồng Tú Vi trong suốt thời gian qua. Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ đây là bước khởi đầu, thể hiện cái duyên của mình với công việc người dẫn chương trình. Đây cũng là thành quả cho sự cố gắng của cả tập thể. Giải thưởng này giúp ích cho tôi rất nhiều, mang đến cho tôi thêm kinh nghiệm quý báu trong công việc người dẫn chương trình và cả diễn xuất sau này”.Bên cạnh đó, Văn Anh cũng biết ơn sự đồng hành đặc biệt từ gia đình. Được biết, ông bà ngoại và con gái đã đến cổ vũ nam diễn viên tại đêm chung kết, còn Tú Vi dù bận lịch quay nhưng luôn sát sao, đồng hành với chồng trong công việc và cuộc sống. Cặp đôi vừa ghi dấu kỷ niệm 10 năm bên nhau bằng một bộ ảnh gia đình hạnh phúc, nhận được sự chúc phúc từ khán giả.Nam Cường đảm nhận vai trò giám khảo Tỏa sáng sao đôi, lên sóng trên THVL1. Nam ca sĩ nói trong vai trò “cầm cân nảy mực”, anh hào hứng khi theo dõi tiết mục của các thí sinh. Giọng ca Bay giữa ngân hà không đặt nặng việc chấm điểm khắt khe mà chủ yếu góp ý, giúp đàn em hoàn thiện mình. Nam Cường nhớ lại giai đoạn từ năm 2012 đến 2015, khi anh thường xuyên “lang thang” trên những cung đường để phục vụ khán giả dịp tết. Lúc ấy, nam ca sĩ thường biểu diễn cùng các đoàn ca nhạc lưu động với lịch trình dày đặc. Nửa tháng đầu anh sẽ biểu diễn chủ yếu ở miền Tây và ra miền Trung vào nửa tháng sau. Một buổi tối, ca sĩ Nam Cường biểu diễn từ 3 - 5 địa điểm, mỗi nơi cách nhau từ 30 - 50km, thậm chí có nơi lên đến 100km. Nam ca sĩ kể: “Suốt mấy năm biểu diễn như vậy, tôi cảm thấy bản thân bỏ bê gia đình quá nhiều. Thời điểm sau tôi không đi diễn như vậy nữa mà chỉ chọn lọc những chương trình phù hợp. Bây giờ mô hình những show ca nhạc như vậy không còn nữa nhưng dù sao tôi cũng đã được đi qua một giai đoạn khá thú vị của văn nghệ Việt Nam”. ️