Phát hiện mới: Chồng 'gần gũi' vợ nhiều hơn sẽ sống thọ hơn
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức vừa ra quyết định khởi tố bị can Trương Thanh Tịnh (biệt danh là "Mr Lee", 35 tuổi, ở thành phố Thủ Đức). Theo điều tra, bị can này đã sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của một bà chủ thẩm mỹ viện nổi tiếng tại TP.HCM. Đáng chú ý, tại cơ quan điều tra, bị can này thừa nhận các thông tin mà mình đăng tải phần lớn được thu thập từ mạng xã hội, nghe kể lại hoặc tự suy diễn, chưa qua kiểm chứng hay xác thực.Ngày 18.1.2025, đại diện Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trương Thanh Tịnh (Mr.Lee) để điều tra về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân".
B3 - vitamin từ không gian
Chị cho biết những chuyến đi của chị và con gái cũng gặp không ít khó khăn. Có lần hai mẹ con phải kéo vali đi tìm phòng giữa đêm vì gọi chủ trọ không bắt máy. Hoặc khi đi theo chỉ dẫn trên Google Maps rồi lạc đường vào nơi hoang vu, không bóng người. Dù sợ, nhưng có người thân bên cạnh, con chị không hoảng loạn, cứ ôm mẹ rồi tiếp tục dò đường trở về.
'Con muốn sống': Mẹ đơn thân oằn mình tìm đường sống cho 2 con và mẹ già
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 13.2 cho biết một máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon của Hải quân Hoàng gia Úc trong lúc tuần tra giám sát thường lệ trong vùng biển quốc tế tại Biển Đông ngày 11.2 đã bị một chiến đấu cơ J-16 Trung Quốc bắn pháo sáng ở khoảng cách 30 mét, theo Reuters."Đó là hành động mà chúng tôi tuyên bố là không an toàn. Chúng tôi đã bày tỏ mối quan ngại đối với chính quyền Trung Quốc hôm qua và hôm nay tại Canberra và Bắc Kinh", ông Marles nói trên truyền hình.Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc máy bay Úc "cố tình xâm nhập không phận và gây nguy hiểm an ninh quốc gia". Bắc Kinh nói đã có biện pháp xua đuổi hợp lệ, chuyên nghiệp và kiềm chế, đồng thời giao thiệp nghiêm khắc với phía Úc.Trước đây, từng xảy ra các sự cố giữa máy bay quân sự Úc và Trung Quốc tại Biển Đông.Cũng trong ngày 13.2, Bộ Quốc phòng Úc thông báo một nhóm tàu hải quân Trung Quốc đang hoạt động tại vùng biển phía bắc Úc. Theo đó, nhóm tàu gồm một tàu hộ tống, một tàu tuần dương, một tàu tiếp tế đã đi vào vùng tiếp cận hàng hải Úc, trong đó, tàu hộ tống Hoành Dương di chuyển qua vùng biển phía bắc Úc.Không quân và hải quân Úc theo dõi chiếc tàu hộ tống khi nó di chuyển qua eo biển Torres giữa Úc và Papua New Guinea và sau đó tiếp tục ở lại vùng đặc quyền kinh tế Úc."Tôi cho rằng người Úc muốn biết chúng tôi đã theo dõi sát sao nhóm tác chiến này đang làm gì. Nhưng từ góc độ luật quốc tế, chúng tôi sẽ đảm bảo cách xử lý của chúng tôi chuyên nghiệp và an toàn", Bộ trưởng Marles nói.
Nghi phạm tên Ekalak Paenoi, 41 tuổi, cựu lính thủy đánh bộ Thái Lan, đã tẩu thoát qua đường biên giới sang Campuchia sau khi bắn chết ông Lim Kimya, cựu nghị sĩ 73 tuổi của đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia, vào chiều 7.1.Đối tượng đã bị chặn lại ở một quán ăn của tỉnh Battambang thuộc tây bắc Campuchia vào khoảng 16 giờ 30 hôm 8.1, theo báo The Bangkok Post. Cảnh sát Campuchia đã phối hợp với các nhà điều tra của Sở Cảnh sát thủ đô Thái Lan trong vụ truy lùng nghi phạm. Ekalak sau đó bị đưa đến Phnom Penh để thẩm vấn thêm.Các nguồn tin cảnh sát tiết lộ giới chức Campuchia dự kiến sẽ xử phạt Ekalak vì tội nhập cảnh trái phép trước khi di lý đương sự về Thái Lan.Cảnh sát cho hay nghi phạm, còn có biệt danh "Trung sĩ Em", từng gia nhập lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Hoàng gia Thái Lan và hiện chạy xe ôm. Người này có tiền sử phạm tội hình sự.Trung tướng Siam Boonsom, Giám đốc Sở Cảnh sát thủ đô Thái Lan, cho hay Ekalak nhiều khả năng đã thuê súng và ám sát theo yêu cầu.Sau đó, phía cảnh sát công bố hình ảnh người được cho đã chỉ điểm mục tiêu cần ám sát cho Ekalak thực hiện. Người chỉ điểm là công dân Campuchia, có mặt trên cùng chuyến xe buýt mà nạn nhân cùng vợ và người thân đi từ Siem Reap đến Bangkok hôm 7.1.Ông Lim Kimya, 73, đã đến Bangkok vài giờ trước khi bị ám sát trước mặt vợ và người thân. Nghi phạm đã nổ tổng cộng 3 phát súng. Kết quả điều tra pháp y cho thấy đạn bắn trúng tim và gan của nạn nhân.
Kỷ luật nhiều cán bộ để xây nhà không phép
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.

Hạt Dẻ cười - truyện ngắn dự thi của Đào Văn Hợp (Vĩnh Phúc)
Lạ mắt với nghi thức tiệc trà chú rể đứng bên phải, cô dâu ở bên trái
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ sáu ngày 17.1.2025.KQXS Vĩnh Long, Bình Dương, Trà Vinh, Ninh Thuận...ngày 17.1.2025 ngày 17.1.2025 Ký hiệu trúng đặc biệt: Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Từng bị dè bỉu, chê cười, nhiều người trẻ thành công nhờ những điều này...
Theo ghi nhận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), gần đây đã xuất hiện một số fanpage giả mạo giải chạy Vietcombank Run & Share 2025 nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người có nhu cầu đăng ký tham gia. Các fanpage này sử dụng trái phép logo, hình ảnh và thông tin giải chạy của Vietcombank nhằm tạo lòng tin đối với người xem từ đó kêu gọi người dân chuyển tiền đăng ký tham gia. Không những vậy, kẻ gian còn hướng dẫn tham gia nhóm trên Zalo hoặc Telegram để thực hiện các nhiệm vụ nhằm hưởng ưu đãi miễn phí tham gia hoặc nhận được quà tặng. Để thực hiện nhiệm vụ, người tham gia chuyển tiền vào tài khoản mà kẻ gian gửi với lời hứa sau khi thực hiện sẽ hoàn trả lại số tiền này. Các đối tượng lừa đảo thường hoàn tiền đầy đủ kèm theo lợi nhuận để tạo sự tin tưởng. Thế nhưng, khi số tiền đã lớn hơn thì chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt tiền.Vietcombank khẳng định giải chạy Vietcombank Run & Share 2025 không thu phí đăng ký. Mọi thông tin về giải chạy được đăng trên website, fanpage chính thức của ngân hàng. Tất cả các hình thức đăng ký khác đều là giả mạo. Ngân hàng khuyến cáo khách hàng không đăng ký tham gia giải chạy qua các kênh khác, cũng như không thực hiện chuyển tiền hoặc làm theo hướng dẫn của bất kỳ ai, tham gia vào nhóm chat nào không rõ nguồn gốc. Trước đây, tình trạng giả mạo tương tự đã xảy ra vào năm 2024 với một loạt các giải chạy do Vietcombank tổ chức hoặc tài trợ.Tương tự, Vietinbank cũng vừa đưa ra cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo gần đây mà khách hàng cần thận trọng. Kẻ gian lừa đảo đang sử dụng nhiều phương thức tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trong đó có hành vi sử dụng tên đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng để truy cập và cố tình nhập sai mật khẩu nhiều lần để tài khoản bị khóa. Sau đó, kẻ gian giả mạo nhân viên ngân hàng, liên hệ khách hàng qua điện thoại hoặc mạng xã hội, thông báo hỗ trợ mở khóa tài khoản. Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu khách hàng nhấp vào đường dẫn giả mạo, tải ứng dụng không chính thống và cung cấp thông tin bảo mật như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, thậm chí là video khuôn mặt. Khi khách hàng làm theo hướng dẫn, đối tượng có thể chiếm quyền điều khiển thiết bị, theo dõi từ xa, đánh cắp dữ liệu cá nhân, truy cập tài khoản ngân hàng, ví điện tử và thực hiện giao dịch trái phép để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng các tài khoản mạng xã hội bị kiểm soát để tiếp tục lừa đảo người quen của nạn nhân.Vietinbank khuyến cáo khách hàng không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải các ứng dụng không chính thống, không thực hiện theo hướng dẫn của bất cứ ai chủ động liên hệ qua mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả công an hay nhân viên ngân hàng.
101tv truc tiep bong da
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư