$531
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của p168. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ p168.Năm ngoái, Jang Da Ah (tên thật Jang Jin Young) bùng nổ với nhân vật "ác nữ" Baek Ha Rin trong sê ri Trò chơi kim tự tháp (Pyramid Game). Ngay với vai diễn đầu tay này, người đẹp tuổi Tỵ đã ghi dấu ấn mạnh mẽ và thắng giải Tân binh xuất sắc nhất tại Asia Artist Awards (AAA) 2024.Cũng nhờ đó, Jang Da Ah nhanh chóng thoát khỏi cái bóng quá lớn của cô em gái ruột Jang Won Young, nữ thần tượng Kpop đình đám và là thành viên nhóm nhạc Ive. Hai chị em có giọng nói và ngoại hình tương đồng. Họ đều có vẻ đẹp sang chảnh, gương mặt trắng sáng cùng vóc dáng mảnh mai. Đồng thời, Jang Da Ah đang trực thuộc King Kong by Starship, đơn vị chuyên về diễn viên của Starship Entertainment, công ty chủ quản của Jang Won Young.Chia sẻ với tờ Star News (Hàn Quốc), Jang Da Ah khẳng định cô đang có một cuộc sống mà bản thân mơ ước và rất hạnh phúc, nhưng luôn tự nhủ bản thân đừng quá phấn khích mà hãy luôn làm việc chăm chỉ. Khi nhận về "cơn mưa" lời khen về diễn xuất cũng như được đánh giá là một trong những nữ diễn viên triển vọng của xứ kim chi, mỹ nhân 10X này cho biết những bình luận tích cực là nguồn cảm hứng cho mình. "Tôi biết ơn từng phản hồi từ khán giả. Tôi cố gắng biến những lời tốt đẹp thành năng lượng tích cực và chuyển bình luận tiêu cực thành bài học để bản thân rút kinh nghiệm", Jang Da Ah bày tỏ. Tính đến nay, chị gái của Jang Won Young chưa có dự án mới sau Trò chơi kim tự tháp. Jang Da Ah tiết lộ cô và ê kíp đang tìm kiếm một nhân vật phù hợp để trở lại màn ảnh. Nhiều fan mong chờ vào màn tái xuất của Jang Da Ah trong năm tuổi của mình.Cùng sinh năm 2001 như Jang Da Ah, nhưng Jo Yu Ri có kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật nhiều hơn. Cô được biết đến khi tham gia chương trình Produce 48 (2018) của Mnet và về hạng 3, ra mắt trong nhóm nhạc nữ IZ*One vào tháng 10 cùng năm. Jo Yu Ri đảm nhận vai trò giọng ca chính của nhóm và cũng trở thành gương mặt quen thuộc với fan Kpop. Từ khi IZ*One tan rã vào năm 2021, cô đẩy mạnh hoạt động cá nhân, ra mắt album solo và lấn sân sang diễn xuất. Năm 2024, Jo Yu Ri gây chú ý khi vào vai người chơi 222 Kim Jun Hee phim Trò chơi con mực (Squid Game) 2. Nữ ca sĩ, diễn viên 24 tuổi bộc lộ được tâm lý và tình cảnh phức tạp của nhân vật, một cô gái trẻ đang mang thai nhưng đành phải tham gia trò chơi đánh đổi sinh mạng để kiếm tiền. Hậu cơn sốt Trò chơi con mực 2, độ phổ biến của Jo Yu Ri tăng lên đáng kể. Bằng chứng là lượng người theo dõi cô trên Instagram từ 1,5 triệu (trước khi phim chiếu) đã lên gần 4 triệu (sau khi tác phẩm ra mắt) và nay đang ở mốc 5,4 triệu (tính đến sáng 30.1). Vì thế, Trò chơi con mực 2 đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Jo Yu Ri. Cựu thành viên IZ*One nói với tờ Xports News (Hàn Quốc) về dự định trong năm tuổi của mình: "Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để có một năm tràn đầy năng lượng với nhiều hoạt động nghệ thuật khác nhau. Tôi sẽ trở lại với Trò chơi con mực 3 và một album mới. Mọi người hãy đón chờ nhé!".Khán giả cũng rất mong đợi nhân vật Kim Jun Hee sẽ có cái kết có hậu trong Trò chơi con mực 3, đồng thời kỳ vọng vào diễn xuất của Jo Yu Ri ở mùa phim này. Squid Game 3 dự kiến lên sóng vào nửa đầu năm nay. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của p168. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ p168.Ngày 2.1, ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ (Nghệ An), cho biết vừa yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý việc doanh nghiệp mở đường, san lấp làm bãi tập kết cát sạn trái phép tại xã Kỳ Sơn (H.Tân Kỳ). Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, những ngày qua, Công ty TNHH Hải Liên (trụ sở tại TX.Hoàng Mai, Nghệ An) đã điều động máy múc, máy ủi đến xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn) để mở rộng con đường nối từ tỉnh lộ 534D đến sát mép sông Con (dài hơn 200 m) làm bãi tập kết và đường vận chuyển cát sạn. Đến nay, con đường đã được mở rộng khoảng 5 - 6 m, rải đá cấp phối và doanh nghiệp đang cho san lấp bãi tập kết cát sạn ngay gần sát mép sông. Việc làm bất chấp quy định của pháp luật này khiến người dân địa phương rất bức xúc.Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 27.12.2024, UBND xã Kỳ Sơn đã kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công. Hạt Quản lý đường bộ H.Tân Kỳ cũng yêu cầu doanh nghiệp dừng việc đấu nối đường tự mở này với tỉnh lộ 534D.Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Kỳ Sơn, sau khi yêu cầu dừng thi công, doanh nghiệp đã không chấp hành các yêu cầu như biên bản đã lập, mà vẫn tiếp tục thi công. Một người dân ở xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn), cho biết do lo ngại việc khai thác cát sạn sẽ khiến nhà dân ở gần sông bị sạt lở, đời sống người dân gặp khó khăn khi hàng chục hộ dân lâu nay sống bằng nghề cào hến trên khúc sông này sẽ mất nghề nên người dân đã lập lán, cắt cử người ngăn cản việc mở đường, san ủi làm bãi tập kết cát sạn trái phép. Mỏ cát sạn này được cấp phép khai thác từ năm 2024, thời hạn 20 năm. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ, cho biết đến nay, doanh nghiệp chưa được cấp phép bãi tập kết cát sạn và việc doanh nghiệp tự ý mở đường, san ủi đất để lập bãi tập kết là trái quy định của pháp luật. ️
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc. ️
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn ️