Lợi ích không ngờ của vắc-xin phòng Cúm đối với người cao tuổi
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.Man City sẵn sàng ‘biến’ Haaland thành cầu thủ nhận lương cao nhất Ngoại hạng Anh
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Những mối tình được ngưỡng mộ ở giải bóng rổ VBA
Sáng 6.3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa bắt được 2 thiếu niên đột nhập 15 cửa hàng tiện lợi, siêu thị trộm cắp tài sản, là N.V.A.T (15 tuổi) và H.H.H (16 tuổi, cùng ở Q.Sơn Trà). Trước đó, từ đầu tháng 2 đến nay, trên địa bàn TP.Đà Nẵng liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp tài sản vào ban đêm. Các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, siêu thị mini... bị đột nhập do không có người trông giữ vào ban đêm.Lực lượng chức năng trích xuất camera và theo dấu các nghi phạm, nhận thấy nhóm này có tuổi đời rất trẻ nhưng ngón nghề chuyên nghiệp, thủ đoạn tinh vi, như dùng kìm cộng lực và đoản chuyên dụng để phá khóa, cắt điện, cắt camera. Các nghi phạm chỉ trộm cắp tiền mặt, điện thoại, không lấy tài sản cồng kềnh mà nhắm các tài sản nhỏ gọn để dễ tẩu tán.Có thời điểm chỉ trong 1 đêm, nhóm "trộm nhí" này táo tợn đột nhập liên tiếp nhiều cửa hàng trên cùng tuyến đường. Có vụ người dân, chủ cơ sở bắt quả tang, truy đuổi nhưng bị các nghi phạm dùng dao chống trả.Trước tính chất manh động, táo tợn của nhóm trộm cắp, Phòng Cảnh sát hình sự điều động lực lượng trinh sát phối hợp Tổ cảnh sát hình sự khu vực 3 (Q.Thanh Khê và Q.Cẩm Lệ), khu vực 4 (Q.Liên Chiểu và H.Hòa Vang) cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ truy xét.Chiều 5.3, lực lượng công an bắt giữ N.V.A.T và H.H.H. Trong đó, N.V.A.T từng vi phạm pháp luật nhiều lần khi còn nhỏ tuổi, bị đưa vào trường giáo dưỡng, vừa trở về địa phương đã tiếp tục tái phạm.Cùng ngày, TAND Q.Liên Chiểu ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa N.T.S (15 tuổi, ở P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) vào trường giáo dưỡng 1 năm 6 tháng do có hành vi trộm cắp tài sản.Trước đó, Công an P.Hòa Hiệp Nam sau thời gian dài mật phục, theo dõi đã bắt được S. đang trộm cắp xe máy. Kết quả điều tra xác định từ tháng 4.2024 đến nay, S. và đồng bọn đã gây ra hơn 40 vụ trộm cắp xe máy. Hiện cơ quan công an tiếp tục truy xét đồng bọn của S.Ngày 3.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực 4 (Q.Liên Chiểu và H.Hòa Vang) đã bắt được Ngô Hữu Mạnh (ở xã Hòa Sơn) và Phạm Tiến Đạt (cùng 18 tuổi, ở xã Hòa Liên, cùng H.Hòa Vang).Đây là 2 nghi phạm cướp giật túi xách của bà N.T.T (53 tuổi, ở P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu) sáng sớm 3.3 tại ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Phan Văn Định (Q.Liên Chiểu).Bên trong túi xách của người phụ nữ này có 3 triệu đồng, 2 điện thoại di động. Nhận tin báo từ bà T., Phòng Cảnh sát hình sự điều động trinh sát xuống địa bàn cùng Tổ Cảnh sát hình sự khu vực 4 khẩn trương truy xét.Trưa cùng ngày, lực lượng truy xét đã khoanh vùng được 2 nghi phạm, tiến hành truy bắt. Đến tối cùng ngày, Mạnh và Đạt sa lưới tại P.Hòa Khánh Bắc.Tại cơ quan công an, các nghi phạm khai nhận sau khi cướp giật túi xách đã chạy xe máy qua các tuyến đường có ít camera giám sát để xóa dấu vết.Cả hai dừng xe ở khu vực vắng vẻ trong KCN Hòa Khánh, lục túi xách lấy tiền mặt, vứt 2 điện thoại di động cùng túi xách xuống cống thoát nước. Hiện cơ quan công an làm rõ 5 vụ cướp giật khác do nhóm Mạnh, Đạt gây ra.Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng, chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng hình sự và các tổ công tác ở các khu vực đã ngăn chặn 3 vụ, bắt 5 nghi phạm đã gây ra hơn 60 vụ trộm, cướp nêu trên. Do đó, cơ quan công an đề nghị người dân tăng cường cảnh giác, có phương án quản lý tài sản, cơ sở kinh doanh, nhất là vào thời điểm đêm khuya.
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.
Top 10 kem dưỡng phục hồi da sau peel được chuyên gia da liễu tin dùng
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.