Lãi suất cho vay vẫn neo cao
Dù ly hôn đã lâu nhưng Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp để cùng chăm sóc con. Mới đây, MC Thảo Vân chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ về Tít (Nguyễn Công Gia Bảo), tiết lộ rằng con trai đã chính thức trở thành "tài xế riêng" đưa mẹ đi chúc tết. Trong bài đăng trên trang cá nhân, MC Thảo Vân bày tỏ sự xúc động khi con trai ngày càng trưởng thành và có thể giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Cô viết: "Bạn Tít lớn rồi, nhưng nhiều khi mình cứ nghĩ bạn ấy còn bé. Càng ngày càng trưởng thành hơn. Năm nào bạn ấy cũng về quê cùng mẹ, đi lễ chùa, lên mộ ông bà, chúc tết các bác quê ngoại, xuống Hà Nội thay mẹ đi chúc tết ông bà nội, bố, các bác. Niềm vui ấm áp vậy thôi. Từ năm nay lại còn kiêm cả tài xế nữa, nhất luôn. Cảm ơn Tít".Lời chia sẻ này nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước lòng hiếu thảo của Tít, đồng thời khen ngợi cách MC Thảo Vân nuôi dạy con trai. Việc Gia Bảo không chỉ tự giác duy trì những truyền thống gia đình, mà còn chủ động giúp đỡ mẹ là minh chứng cho sự trưởng thành và trách nhiệm.Nguyễn Công Gia Bảo là con trai chung của NSND Công Lý và MC Thảo Vân. Dù cha mẹ ly hôn khi Gia Bảo còn nhỏ, nhưng Gia Bảo luôn nhận được sự yêu thương và chăm sóc đầy đủ từ cả hai bên gia đình. Thảo Vân không chỉ làm mẹ mà còn là người bạn đồng hành, chia sẻ mọi điều với con. Chính cách nuôi dạy cởi mở này đã giúp Tít lớn lên với tính cách tự lập, lạc quan và biết quan tâm đến người khác.Tít không chỉ gần gũi với mẹ mà còn duy trì tình cảm với bố và gia đình nội. Cậu thường xuyên sang thăm NSND Công Lý, đặc biệt là trong những dịp quan trọng. Trong nhiều bức ảnh chụp cùng bố, Tít luôn nở nụ cười rạng rỡ, thể hiện sự gắn kết giữa hai cha con. Chia sẻ thêm về cách nuôi dạy con, MC Thảo Vân cho rằng cô luôn hướng Tít nhớ về cội nguồn, nhắc nhở con về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Mỗi dịp tết, hai mẹ con đều cùng nhau về quê thăm họ hàng, đi lễ chùa và viếng mộ tổ tiên. Gia Bảo sinh năm 2005, đang học Trường Quản trị và Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2024, Gia Bảo tham gia một vai nhỏ trong phim truyền hình Sao Kim bắn tim Sao Hỏa gây chú ý. Đây được xem là bước đầu để diễn viên "con nhà nòi" tiến gần hơn với con đường nghệ thuật.Đủ điểm trúng tuyển nhiều ngành, có được chọn một ngành?
Phút 64 của trận đấu, Supachok nhận bóng từ Ben Davis và sút xa ghi bàn, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan. trước đó, thủ môn Đình Triệu đã ném bóng ra biên để đội ngũ y tế có thể vào chăm sóc cho một cầu thủ. Phần lớn cầu thủ chuyên nghiệp sẽ trả bóng lại nhưng các cầu thủ Thái Lan lại vẫn triển khai tấn công, và Supachok còn ghi bàn. Một trọng tài tại Việt Nam cho biết: “Việc trọng tài chính người Hàn Quốc công nhận bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan là đúng. Vì theo quy định, trọng tài không được can thiệp vào tình huống trả bóng của hai đội. Dù vậy, ở tình huống này, các cầu thủ Thái Lan đã thi đấu không fair-play. Nếu chơi đẹp thì cầu thủ Thái Lan cần ném biên và trả lại bóng cho đội tuyển Việt Nam. Theo tinh thần luật thì các cầu thủ tuân thủ đúng nhưng không đúng với tinh thần fair-play".Sau khi bị nhận bàn thua, đội trưởng Đỗ Duy Mạnh đã phản ứng với cách hành xử của Supachok. Trong talk show tối 6.1, Duy Mạnh tiết lộ: "Tôi có chỉ vào Supachok và nói rằng: Bạn thi đấu ở Nhật Bản mà bạn lại đá một tình huống không fair-play như thế, tôi cảm thấy rất thất vọng về bạn! Supachok nói là không biết đội bạn đau thật hay giả vờ. Tôi nói nếu giả vờ tại sao bác sĩ lại phải vào. Sau khi ghi bàn thắng đó, chính Supachok cũng có những hành động kiểu như rất hổ thẹn, tự lắc đầu thất vọng về bản thân mình. Sau khi trọng tài công nhận bàn thắng thì thầy cũng có những nhắc nhở rất kịp thời để anh em quay lại tập trung vào trận đấu". Chiều 6.1, Supachok cũng chia sẻ trên trang cá nhân, trong đó phân trần: "Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao". Nhưng có phân trần kiểu gì, Supachok vẫn thua Duy Mạnh cơ mà!
Nhận định Liverpool vs Southampton (22g ngày 27.11): ‘Đoàn quân đỏ’ sẽ nỗ lực kiếm 3 điểm
Ngày 20.2, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên cầm sấp giấy in mã QR, chạy xe máy lúc rạng sáng, dán chồng mã QR này lên mã QR của nhiều quán ăn trên đường song hành, H.Hóc Môn.Đoạn clip sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều quan tâm của cộng đồng mạng vào bình luận, chia sẻ.Qua xác minh, sự việc diễn ra rạng sáng 19.2 trên đường song hành, H.Hóc Môn.Cùng ngày, anh N. (chủ quán trên đường song hành, H.Hóc Môn) cho biết, sau khi dán mã QR chồng lên mã QR của quán, nam thanh niên tiếp tục sang một quán bánh canh gần đó để dán.Theo anh N., đã có một khách chuyển 25.000 đồng vào số tài khoản sau khi quét mã QR. Nhưng do tiền không vào tài khoản, anh N. đã yêu cầu khách quét lại mã khác.Tiếp đó, một khách hàng khác, khi quét mã QR chuyển khoản thì thấy thông tin không giống thông tin người nhận nên hỏi lại chủ quán. Lúc này, anh N. kiểm tra lại thì phát hiện mã QR của mình đã bị dán chồng lên bằng một mã QR khác. Tài khoản ngân hàng trong mã QR được dán chồng lên mang tên "Vo Thai Duong".Cùng ngày, nguồn tin của Báo Thanh Niên cho biết, cơ quan chức năng H.Hóc Môn đã tiếp nhận thông tin vụ việc, đang xác minh làm rõ.
Suốt cả mùng 4, Nguyễn Gia Hân (18 tuổi), ngụ ở P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM) vẫn chưa thể mua vé xe từ Bạc Liêu về TP.HCM. Hân cho biết gia đình cô dự định đi hành hương, tham quan các địa điểm nổi tiếng và thưởng thức ẩm thực địa phương vào đêm mùng 4, sau đó trở về TP.HCM vào trưa mùng 5 để kịp đi làm, đi học. Tuy nhiên, dù đã "săn" được vé chiều đi, cô không khỏi bất ngờ khi nhân viên nhà xe thông báo đã hết vé chiều về vào mùng 5."Nhà mình đã gọi đến 5 nhà xe, nhưng tất cả đều thông báo hết vé cả ngày mùng 5 do lượng người từ các tỉnh miền tây đổ về TP.HCM quá đông. Sau đó, một nhà xe liên hệ lại. Họ cho biết vẫn còn chỗ vào lúc 23 giờ đêm mùng 5. Tuy nhiên, gia đình mình đành từ chối vì lo ngại không kịp giờ đi làm", Hân chia sẻ.Hỏi về cách xử lý với sấp vé chiều đi, Hân chia sẻ gia đình cô đã nghĩ đến phương án bỏ vé hoặc hoàn lại, chấp nhận mất 30% phí. Tuy nhiên, khi đến nhà xe trao đổi, cô may mắn được hỗ trợ dời lịch khởi hành sang một ngày khác mà không mất thêm phí. "Dù khá bất tiện khi phải thay đổi kế hoạch, nhưng đây vẫn là phương án tốt nhất so với việc mất vé hoặc tốn thêm tiền tìm phương tiện khác. Rút kinh nghiệm năm nay, chắc chắn lần sau mình sẽ đặt vé khứ hồi sớm để tránh rơi vào tình huống khó xử như vậy", Hân nói.Cũng rơi vào tình huống tương tự, Nguyễn Thanh Phong, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và gia đình từ Bình Dương đến Cà Mau du lịch từ mùng 2 tết. Đến chiều mùng 4, khi tìm vé về, họ tá hỏa khi tất cả nhà xe đều báo hết chỗ đến hết ngày mùng 5. Không muốn bị kẹt lại, cả nhà buộc phải tìm xe ghép hoặc bao nguyên xe.Phong cho biết dù giá vé cao gấp đôi so với đi xe thông thường nhưng vì cần về TP.HCM gấp để kịp công việc, gia đình Phong đành chấp nhận. "Lúc đó, mình cũng thử tìm xe khách nhưng nhà xe nào cũng báo hết vé. Cuối cùng, gia đình phải gom tiền để bao nguyên một xe 7 chỗ, tổng chi phí hơn 4 triệu đồng. Biết là mắc nhưng còn hơn bị kẹt lại", Phong nói.Phong cho biết nếu đặt vé sớm hơn, có thể gia đình sẽ không phải tốn thêm chi phí. "Lần sau mình sẽ rút kinh nghiệm, dù đi chơi gần hay xa cũng phải đặt vé khứ hồi ngay từ đầu, tránh cảnh bị động như thế này", Phong nói.Người viết đã liên hệ với các nhà xe như: Phương Trang, Hảo, Tuấn Hưng, Ngọc Ánh… để tìm hiểu tình trạng vé, nhưng tất cả đều xác nhận rằng vé từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM trong những ngày cao điểm sau tết đã hết sạch từ sớm. Từ mùng 3, 4 tết, các tổng đài của nhiều phòng vé rơi vào tình trạng quá tải, liên tục báo bận do lượng khách liên hệ quá đông. Nhiều người cố gắng gọi đặt vé nhưng chỉ nhận lại âm thanh "ò e í". Không chỉ vậy, hệ thống đặt vé trực tuyến của một số nhà xe cũng bị tê liệt khiến hành khách không thể truy cập đặt chỗ.Nhân viên nhà xe Phương Trang (chi nhánh xa lộ Hà Nội) cho biết lượng khách năm nay tăng mạnh, đặc biệt vào ngày mùng 5, khiến vé kín lịch từ rất sớm. "Hầu hết hành khách đã đặt vé trước để đảm bảo có chỗ về TP.HCM sau kỳ nghỉ tết, rất khó để tìm được vé trống vào phút chót", nhân viên này nói.Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhà xe Hảo. Đại diện nhà xe chia sẻ: "Vé mùng 5 tết đã hết sạch. Nhiều khách đến tận bến hỏi vé nhưng chúng tôi thực sự không còn chỗ trống".Trước tình thế này, nhiều hành khách buộc phải tìm phương án thay thế như đi xe ghép, thuê xe bao với giá cao hoặc chấp nhận lùi lịch trình để có vé về TP.HCM.
Tài xế xe container quyết 'chèn đường', không cho xe khách vượt trên làn dừng khẩn cấp
Quả là bất ngờ đối với khán giả, bởi mỗi kịch bản đều rõ ràng về tư liệu, tinh tế về tâm lý, lời thoại chỉn chu, đẫm chất văn học, thậm chí nhiều đoạn còn giàu kịch tính. Mỗi nhân vật chỉ có 10 phút thể hiện nhưng dẫn khán giả đi say mê và cảm động trong vòng xoáy lịch sử, thân phận đắng cay. Một Bùi Thị Xuân trước khi chết mang theo nỗi đau của người vợ, người mẹ vì không cứu được chồng con, nghe tiếng thét của con mà đứt từng khúc ruột. Một Trần Cảnh bỏ hoàng cung lên núi ẩn mình, đau lòng nhớ Lý Chiêu Hoàng thanh mai trúc mã, nhưng rồi cũng phải trả áo cà sa trở lại trong vòng tay của Trần Thủ Độ, bởi gánh nặng non sông, bởi quân xâm lược đang lăm le bờ cõi. Một Võ Tánh trước khi tuẫn tiết theo thành đã nhẹ nhàng cúi xuống thắt dây giày cho quân sĩ, gài lại cúc áo cho người lính từng xông pha trận mạc với mình, và tha thiết yêu cầu Trần Quang Diệu tha cho quân lính, chỉ mình hy sinh là đủ. Một An Tư công chúa vui mừng khi Đại Việt thắng được Thoát Hoan, nhưng bà không muốn theo chồng về đất Bắc, mà kiên quyết chết trên mảnh đất quê nhà, chỉ để lại nấm mồ vô chủ và câu hỏi nhói lòng "không biết sau này ai còn nhớ đến An Tư?"… Và nước mắt khán giả đã rơi xuống...