$573
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số miền bắc lâu ra nhất. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số miền bắc lâu ra nhất.Ở mùa giải 2024, đội Trường ĐH Văn Hiến từng xuất sắc giành vé vào chơi ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đến với mùa giải 2025, đội Trường ĐH Văn Hiến không còn những cái tên nổi bật trên băng ghế huấn luyện như cựu HLV CLB Đồng Tháp Nguyễn Anh Tông và cựu tuyển thủ xứ sen hồng Nguyễn Văn Ngân. Mặc dù vậy, đội Trường ĐH Văn Hiến vẫn được đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi đầu 2 để góp mặt ở vòng play-off giành vé vào chung kết.Đội Trường ĐH Văn Hiến có điểm mạnh nhờ lối chơi tập thể. Các cầu thủ dù không to cao, nhưng sở hữu tốc độ và sức bền đáng gờm. Bên cạnh đó, đây còn là đội bóng có điều kiện ăn tập tốt hơn so với mặt bằng chung của bóng đá sinh viên. Trường có sân cỏ nhân tạo riêng, nên phong trào bóng đá khá phát triển.Trong khi đó, đội Trường ĐH Luật TP.HCM có sự biến động mạnh về mặt lực lượng. Có đến 70% số cầu thủ hiện tại của đội Trường ĐH Luật TP.HCM chưa xuất hiện ở mùa giải 2024. Nhưng so với mùa rồi, đội bóng này đã chuẩn bị kỹ càng cho mùa bóng 2025. "Đội có 2 tháng tập luyện, thi đấu giao hữu nên có sự ăn ý, tiến bộ hơn so với năm ngoái", HLV Vũ Hoàng Duy cho biết.Về trận ra quân gặp đội Trường ĐH Văn Hiến, HLV Vũ Hoàng Duy nhận định: "Đây là trận đấu mà chúng tôi không được phép thua nên sẽ dốc toàn lực. Với đội Trường ĐH Luật TP.HCM thì trận đấu nào cũng phải thi đấu với tinh thần của trận chung kết".Gương mặt đáng chú ý của đội Trường ĐH Luật TP.HCM là tiền đạo Nguyễn Công Khoa. Ở TNSV THACO cup 2024, Công Khoa chơi ở vị trí hậu vệ nhưng sau gần 1 năm trui rèn, cầu thủ này cho thấy khả năng thích nghi tốt ở vị trí mới nên được ban huấn luyện chuyển hẳn lên chơi... tiền đạo. Ở cánh trái, đội Trường ĐH Luật TP.HCM có Nguyễn Hữu Lương thi đấu khá sắc bén. HLV Vũ Hoàng Duy còn nhiều ẩn số trong tay và hứa hẹn sẽ có thể tạo bất ngờ ở trận ra mắt giải TNSV THACO cup 2025. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số miền bắc lâu ra nhất. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số miền bắc lâu ra nhất.Khi còn bé, Dương Khánh Ngọc đã là một người rất tự tin và sớm bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội. Với sự nhiệt huyết của mình, cô đã hỗ trợ được hơn hàng ngàn trẻ em, gia đình và người có hoàn cảnh khó khăn. Khánh Ngọc không chỉ mang đến niềm vui và hy vọng cho những mảnh đời kém may mắn, cô còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ trong tham gia, giúp đỡ cộng đồng. Khánh Ngọc lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh và đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội. Gia đình luôn là nguồn cảm hứng lớn lao, gieo mầm trong cô những khát khao lan tỏa tình yêu thương và hy vọng. Với truyền thống đó, Khánh Ngọc luôn hướng đến nhiều hoạt động kinh doanh và xã hội. Cô đã tổ chức và tham gia nhiều chuyến thăm bệnh viện, nhà trẻ mồ côi để huy động được nhiều nguồn lực và trao đi hàng nghìn món quà, bánh ngọt, và thú nhồi bông đến tận tay các em. Những nụ cười rạng rỡ và ánh mắt hân hoan của các em nhỏ là minh chứng sống động cho tác động tích cực mà cô gái nhỏ Việt Nam đã tạo ra.Không dừng lại ở việc giúp đỡ cá nhân, Khánh Ngọc còn chủ động tham gia với tư cách là thành viên của nhiều dự án của các tổ chức doanh nghiệp khác như dự án hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em của một tập đoàn danh tiếng tại Việt Nam. Ngoài ra, cô cũng còn tích cực tham gia các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Khánh Ngọc đã tham gia để trồng cây ở nhiều địa phương, giúp giảm lượng khí thải, phát huy ý thức tích cực bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Điển hình là chương trình Net Zero mà Việt Nam là một trong những nước tích cực tham gia.Không chỉ nổi bật trong các hoạt động xã hội, Khánh Ngọc còn đạt nhiều thành tích học tập xuất sắc. Cô đã tham gia và từng giành giải thưởng từ cuộc thi Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc (MUN), một hình thức giả lập những phiên họp cấp cao của các Hội đồng trực thuộc Liên Hợp quốc. Khánh Ngọc là một trong những thành viên tích cực và được đánh giá cao ở phiên họp Hội đồng về Nhân quyền. Ngoài ra với đầu óc nhạy bén, cô thấy phấn khởi và muốn thử sức mình liên quan đến kinh doanh trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Cô và đồng đội đã đạt được giải nhất trong cuộc thi Digital Enterprise về khởi nghiệp và kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.Khánh Ngọc còn đồng thời còn là nhà đồng sáng lập và chủ tịch câu lạc bộ DECA tại trường. Khánh Ngọc đã mang lại cơ hội cho nhiều học sinh được tham gia các cuộc thi kinh doanh quốc tế và phát triển kỹ năng thực tiễn. Với vai trò lãnh đạo, cô đã kết nối các thành viên và tạo động lực để họ khám phá tiềm năng của bản thân. Với những nỗ lực đạt được, Khánh Ngọc được trường đang theo học sẵn sàng trao học bổng để động viên. Giải thưởng The Diana Award được thành lập vào năm 1999 dưới sự bảo trợ của cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, là biểu tượng tôn vinh tinh thần nhân ái và lãnh đạo trẻ. Giải thưởng đánh giá ứng viên dựa trên năm tiêu chí: tầm nhìn, tác động xã hội, khả năng truyền cảm hứng, tinh thần lãnh đạo trẻ, và hành trình phục vụ cộng đồng.Việc Khánh Ngọc nhận giải thưởng này không chỉ ghi nhận thành tựu cá nhân của cô mà còn là niềm tự hào của Việt Nam. Giải thưởng này mang tới thông điệp mạnh mẽ rằng các bạn trẻ Việt Nam và trên toàn thế giới hoàn toàn có khả năng làm nên điều kỳ diệu khi được trao quyền và hỗ trợ đúng cách.Hiện tại, Khánh Ngọc đang chuẩn bị hành trang để bước vào cánh cửa đại học. Nước Mỹ là nơi cô đang hướng đến với hy vọng được học tập, tiếp cận nền kinh tế - giáo dục tiên tiến và văn minh hiện đại. Cô khát khao được tiếp tục lan tỏa tình yêu thương và cống hiến hết mình cho cộng đồng trong nước và quốc tế. Với trái tim đầy nhiệt huyết, Khánh Ngọc sẽ không ngừng theo đuổi ước mơ, chứng minh rằng sức mạnh của lòng nhân ái có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao. Hành trình của cô là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ Việt Nam, khuyến khích các bạn trẻ luôn theo đuổi những giá trị tích cực và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. ️
Trận tứ kết 2 giữa đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng như một bộ phim hành động, với những kịch tính liên hồi. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 2 lần vượt lên dẫn trước (1-0, 2-1), còn đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi một trận đấu đầy quả cảm để 2 lần san bằng cách biệt (1-1, 2-2). Thậm chí, đội chủ nhà còn lật ngược tình thế khi vươn lên dẫn trước 3-2. Và lần thứ 3 trận đấu được đưa trở về vạch xuất phát, đại diện đến từ Đà Nẵng gỡ hòa 3-3 ngay phút thi đấu chính thức cuối cùng (phút 80).Chưa hết, màn đấu súng của 2 đội trên chấm luân lưu 11 m cũng nghẹt thở không kém. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lợi thế trước, nhưng một lần nữa đánh mất lợi thế và nhường lại quyền quyết định cho đối thủ. Nhưng ở lượt sút chốt hạ (lượt thứ 5), cầu thủ Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thực hiện không thành công. Chung cuộc, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng 5-4 sau 7 lượt sút.Sau trận đấu, HLV trưởng Trần Trung Kiên thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng và thừa nhận: "Đau tim thật". "Khi bước vào loạt luân lưu, chúng tôi đã xác định cơ hội là 50-50. Đội chiến thắng là đội ít sai sót hơn. Kết quả cuối cùng là sự nỗ lực của toàn thể đội bóng. Một trận đấu quá nhiều cảm xúc, từ vui mừng, đến nuối tiếc, rồi vỡ òa cảm xúc. Để đi qua những cung bậc cảm xúc đó thực sự rất khó khăn.", ông Kiên chia sẻ.Cũng theo HLV trưởng Trần Trung Kiên, thông qua những trận đấu kịch tính và nhiều cung bậc như vậy, ban huấn luyện thấy rõ được sự trưởng thành của các cầu thủ. "Trận đấu như vừa rồi chính là những thử thách để các em rèn luyện bản lĩnh, từ đó sẽ cứng cáp hơn để tiếp tục chinh phục những thử thách phía trước", ông Kiên nhấn mạnh."Ngay từ đầu, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng không đặt nặng thành tích. Lãnh đạo nhà trường cũng không giao chỉ tiêu thành tích ở giải đấu này. Chúng tôi sẽ cố gắng chơi từng trận một, trước mắt là tập trung vào trận đấu bán kết. Đến bây giờ, thì gặp đội nào cũng được. Chúng tôi sẽ cởi bỏ tâm lý, để cống hiến cho khán giả một trận cầu hấp dẫn. Nếu được vào chơi trận chung kết thì rất tuyệt vời", HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cho biết. ️
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng. ️