Những tấm lòng vàng 8.5.2022
Sáng 14.3, khách hàng đến Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) đông hơn so với ngày trước đó. Do số lượng khách nhiều nên phía công ty hạn chế và chỉ bán mỗi người 1 chỉ vàng nhẫn. Cách đó vài bước, ở quầy bán vàng miếng SJC của công ty, có người xách túi, xách ba lô ngồi chờ.Ở quầy bán vàng, cũng khá đông người bán, ít thì vài lượng và nhiều lên đến 30 lượng. Vợ chồng ông N.D (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mang 5 lượng vàng miếng SJC bán chốt lời. Theo người vợ, số vàng này mua nhiều lần từ mức 70 - 80 triệu đồng/lượng, nay thấy giá 94,1 triệu đồng/lượng nên bán ra để mua nhà.Các đơn vị kinh doanh vàng bán ra vàng nhẫn với khối lượng nhỏ giọt. Hệ thống cửa hàng PNJ gần như không có vàng nhẫn bán cho khách hàng. Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) bán cho mỗi khách hàng 1 chỉ vàng và không có vàng miếng SJC để bán. Trong khi đó, hệ thống bán vàng trực tuyến của 4 ngân hàng thương mại gần như không "khớp lệnh". Đăng nhập vào hệ thống mua vàng trực tuyến của Agribank vào sáng 14.3, màn hình thông báo đặt lịch hẹn không thành công, chi nhánh đã nhận đủ số lượng khách hàng đăng ký mua vàng miếng trong ngày. Các ngân hàng khác cũng tương tự, gần như không đăng ký mua được. Trong khi đó, ghi nhận ở các tiệm vàng quanh khu vực chợ Tân Định (Q.1, TP.HCM), chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM) và chợ An Đông (Q.5, TP.HCM)… sáng ngày 14.3 gần như không có khách đến giao dịch.Giá vàng trong nước sáng 14.3 lên mức cao kỷ lục. Công ty Bảo Tín Minh Châu tăng giá vàng nhẫn thêm 1,3 triệu đồng mỗi lượng, mua vào lên 94,85 triệu đồng, bán ra 96,3 triệu đồng - đây là mức giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Kế đến là Công ty Phú Quý có giá mua vào vàng nhẫn 94,7 triệu đồng, bán ra 96,2 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vàng nhẫn 94,8 triệu đồng, bán ra 96,1 triệu đồng. Công ty SJC mua 94 triệu đồng mỗi lượng vàng nhẫn, bán ra 95,6 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC tại các đơn vị kinh doanh vàng mua vào với mức 94,1 triệu đồng, bán ra 95,6 triệu đồng.Giá vàng trong nước đang ở mức cao kỷ lục. So với đầu tuần, vàng miếng SJC đã tăng 2,5 triệu đồng/lượng và nâng mức tăng so với đầu năm lên 11,4 triệu đồng/lượng, tương đương tăng giá 13,5%. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng tăng 2,5 triệu đồng/lượng trong so với đầu tuần, nâng mức tăng lên 12,1 triệu đồng/lượng so với đầu năm, tăng 14,4%.Giá vàng trong nước biến động theo kim loại quý thế giới. Trưa 14.3, vàng thế giới đã tăng thêm 3 USD/ounce so với mức đầu ngày, lên 2.993 USD/ounce. Giá vàng thế giới đang tiến sát 3.000 USD/ounce được nhiều chuyên gia, tổ chức thế giới dự báo trước đó. Như vậy chỉ trong 1 tháng trở lại đây, vàng thế giới đã tăng giá 106 USD/ounce, tương đương tăng thêm 3,7%. Vàng đã tăng giá 820 USD/ounce trong vòng 1 năm trở lại đây, tương đương 37,8%.Trước đà tăng mạnh của vàng trong và ngoài nước, chuyên gia Dương Anh Vũ cảnh báo những người mua vàng thời điểm hiện nay cần thận trọng khi giá đạt mức cao kỷ lục, coi chừng mua vào đúng đỉnh. Giá vàng thế giới đang xác định xu hướng tăng giá và hướng đến mức 3.040 USD/ounce. Tuy nhiên, kim loại quý còn phụ thuộc vào diễn biến giải quyết xung đột Đông Âu. Diễn biến thương chiến giữa Mỹ và các quốc gia khác một lần nữa tác động đến tâm lý của giới đầu tư, khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% với các sản phẩm Canada. Đáp lại, Canada cũng trả đũa với sắc thuế có tác động lên lượng hàng hóa trị giá 30 tỉ USD của Mỹ. Không những thế, châu Âu cũng đe dọa có động thái tương tự nếu chính quyền Washington áp thuế lên hàng hóa khu vực này. Căng thẳng của thương chiến đang khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng lạm phát leo thang, một yếu tố mang tính hỗ trợ cho giá vàng. "Trong trường hợp giá vàng thế giới tăng vượt mức 3.000 USD/ounce, khả năng giá trong nước sẽ xuất hiện mức giá 98 triệu đồng/lượng", ông Dương Anh Vũ cho hay.Khi học sinh nước ngoài thi đọc... tiếng Việt
Ba giải đấu kể trên chỉ diễn ra trong đúng 4 tháng. Đây chính là lời khẳng định của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Nóng: Nguyễn Thùy Linh sớm báo tin vui đoạt vé dự Olympic Paris, Việt Nam đã có 7 suất
Theo Hankook Ilbo hôm 31.1, ShamAIn là sản phẩm cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh bằng AI của đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là giáo sư Nam Taek-jin công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).Bề ngoài, ShamAIn được bố trí trong một cái am nhỏ, đủ sức chứa một người, bên trong có bàn thờ bài trí đầy đủ mọi thứ thường thấy ở nơi một pháp sư (shaman) hành nghề.Khi một người muốn xem bói nhập thông tin vào máy tính bảng đặt trên bàn thờ và ngồi xuống đệm, giọng nói nhẹ nhàng thuộc về một phụ nữ trung niên vang lên: "Tôi là một sự tồn tại vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Những gì tôi biết vượt xa kiến thức của bạn và tôi nhìn thấy tương lai. Hãy hỏi nếu có bất kỳ thắc mắc gì".Đội ngũ KAIST cho biết đền thờ AI cung cấp dịch vụ bói toán, đoán mệnh dựa trên các khái niệm truyền thống của Shaman giáo.Người xem bói nhập họ tên, ngày sinh và nghề nghiệp và ShamAIn sẽ đưa ra trả lời cụ thể.Theo đội ngũ nghiên cứu, nhiều người ban đầu tiếp cận ShamAIn vì tò mò, nhưng sau đó phát hiện có thể chia sẻ những nỗi lo lắng riêng tư trong quá trình coi bói.Giáo sư Nam cho hay nhóm của ông tập trung vào mục tiêu đào tạo pháp sư AI siêu thông minh có thể tương tác với con người. "Chúng tôi phát hiện AI có tiềm năng hoạt động không chỉ như một công cụ mà còn là một thực thể có thể tạo ra ảnh hưởng cho khả năng phán đoán và cảm xúc của con người", vị giáo sư cho biết.ShamAIn không phải là pháp sư AI đầu tiên ra mắt ở Hàn Quốc. Nước này xuất hiện không ít các dịch vụ bói toán dựa trên AI và thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ xứ sở nhân sâm. Bên cạnh sử dụng thông tin cá nhân, một số dịch vụ còn dựa trên dữ liệu về nhóm máu, nhân tướng học, đặc điểm tính cách của người muốn xem bói để đoán mệnh.
Chiều 24.1, T.Ư Đảng đã bế mạc Hội nghị T.Ư khóa XIII vừa khai mạc chiều qua. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đã thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tổng Bí thư đề nghị, trên cơ sở kết luận tại hội nghị, đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý 1/2025. "Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp: bộ, tỉnh, xã. Không tổ chức công an cấp huyện", Tổng Bí thư nêu rõ.Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định.Quá trình triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy mới cần bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu cơ chế tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nhà nước chuyển sang làm việc tại các khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo quyền lao động cho mọi công dân trong độ tuổi lao động. Có kế hoạch tạo việc làm cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương. Phấn đấu để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Theo Tổng Bí thư, T.Ư Đảng cũng thống nhất với đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số.Đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững.Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá". Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trước mắt, trong năm 2025 hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản; thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và kéo dài; tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp để tăng nhanh nguồn cung.Cạnh đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; thu hút vốn FDI có chọn lọc. Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để chất lượng tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu; động lực tăng trưởng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho nhân dân, một số lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực có khả năng tái tạo tăng trưởng.Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số; thúc đẩy các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng 2 con số.Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... để thúc đẩy thương mại công bằng, hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU và các đối tác lớn của Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu mới bên cạnh thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước...Tổng Bí thư cũng yêu cầu, từng cấp, từng ngành, từng địa phương cần nghiên cứu, thảo luận kế hoạch hành động của ngành mình, cấp mình, địa phương mình thật cụ thể, sát thực tế để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa T.Ư và địa phương. Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị T.Ư có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của T.Ư. Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được T.Ư xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể tránh tình trạng bút phê như: "thực hiện theo đúng pháp luật và qui định hiện hành và tự chịu trách nhiệm" hoặc bút phê lòng vòng, đùn đẩy. "Đó là thứ bút phê an toàn, nhưng thực chất là tránh né, không làm đúng, làm tốt việc cần làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu, sau khi giao việc phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, từng cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và kết quả chỉ đạo, kết quả công tác là căn cứ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đó. Bộ máy trong hệ thống chính trị phải hoạt động thông suốt từ T.Ư tới cơ sở trên tinh thần "công việc là trên hết".
Doanh nghiệp đặt chỉ tiêu lãi lớn ngàn tỉ đồng trong năm mới
Ngày 27.2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường quản lý đầu tư các dự án nhà máy thủy điện, vận hành nhà máy thủy điện đảm bảo theo quy định. Đặc biệt là việc vận hành xả lũ, xả nước để đảm bảo nước tưới, nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Công thương kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện dự án thủy điện đối với các dự án chuẩn bị đầu tư.Sở TN-MT (nay là sở Nông nghiệp và Môi trường) giám sát việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của các nhà máy thủy điện, đảm bảo giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các đập, hồ chứa theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình nạo vét và tận thu vật liệu xây dựng sau nạo vét của các chủ đầu tư dự án thủy điện.Yêu cầu chính quyền cấp huyện chỉ đạo UBND các xã có nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn thực hiện việc giám sát về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu để đảm bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du trong mùa khô.Như Thanh Niên đã phản ánh, trong nhiều ngày đầu tháng 1 vừa qua, nhiều thủy điện trên sông Mã đã xả nước với lưu lượng thấp hơn mức quy định. Cụ thể, các thủy điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, lưu lượng xả trong ngày không ổn định so với lưu lượng nước về hồ. Thậm chí, nhiều thời điểm các nhà máy còn không vận hành xả nước, hoặc xả nước nhỏ hơn lưu lượng nước về đến hồ.Tình trạng các nhà máy thủy điện xả nước không theo quy định liên hồ chứa, khiến cho nguồn nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực hạ lưu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống.Sau khi Thanh Niên phản ánh, Sở Công thương Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện nêu trên thực hiện vận hành xả nước theo đúng quy định, đồng thời báo cáo chi tiết lưu lượng xả nước từ ngày 1.12.2024 đến ngày 10.1 để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc vận hành các thủy điện.