Kỷ niệm 65 năm Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2022): Mượn… tiền nhà thơ Tạ Hữu Yên
Chiều nay 5.1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngày 2.1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus HMPV cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương; và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, HMPV và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, mycoplasma pneumoniae và HMPV.Trung Quốc đang mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là vi rút cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), HMPV. Kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 (tháng 12) của năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4.1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.Đánh giá Ford Everest: SUV 7 chỗ đích thực
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.
U.23 Indonesia quật ngã U.23 Hàn Quốc, tại sao CĐV cảm ơn... trọng tài và VAR?
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Từ 7 giờ, khu vực nhà ga Bến Thành (tuyến metro số 1) đã bắt đầu đông khách. Nhiều người dân chọn nơi đây làm điểm vui chơi, trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ. Hôm nay, nhiều gia đình đến đây đông hơn, dẫn theo con nhỏ, cha mẹ lớn tuổi. Do đó, lượng khách đến ga Bến Thành mỗi lúc một đông. Đến khoảng 9 giờ 30, khu vực hành lang dẫn vào các cổng soát vé không còn chỗ đứng. Hàng dài người dân xếp hàng "rồng rắn" dài đến trăm mét bên dưới ga ngầm. Phía cổng vào F1 là nơi đông nhất, người dân xếp hàng kéo dài từ cổng soát vé và đến tận chân cầu thang lên xuống. Khoảng 15 phút, mới có thể tiến được vài bước lên trên. Phía cổng soát vé đối diện với lối xuống sảnh chờ tàu cũng đông nghẹt. Hành khách xếp hàng chật kín, san sát nhau từng chút. Hệ thống máy lạnh khu vực ga ngầm này dường như không đáp ứng đủ với số đông người dân ở đây. Đôi lúc người dân phải dùng quạt để làm mát trong lúc chờ đợi. Có nhiều người phải đợi đến 2 tiếng mới có thể bước chân lên tàu. Để không xảy ra cảnh chen lấn, như mọi lần, nhân viên nhà ga tích cực phân luồng, mở cổng cho từng tốp người xuống sảnh chờ tàu. Trong khi đó, nhiều người dân đến ga tỏ ra ái ngại, chỉ dạo một vòng bên ngoài cổng soát vé. Số khác đành ra về vì đợi quá lâu. Anh Nguyễn Minh Tâm (ngụ Q.3, TP.HCM) cho biết nhân ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 nên anh cùng vợ con tìm đến metro số 1 để thử trải nghiệm. Từ sáng Tâm đã dẫn con đi chơi nhiều nơi và đến 10 giờ lại đến ga Bến Thành để lên tàu. Ngay khi đến ga anh Tâm bất ngờ vì quá đông người, tuy nhiên, anh vẫn cùng gia đình xếp hàng chờ đợi, mong được trải nghiệm tàu trong ngày đầu năm mới. Đến hơn 11 giờ anh chỉ di chuyển được đến cầu thang, lối dẫn xuống sảnh chờ. Vì chờ đợi quá lâu, mệt mỏi nên anh cùng vợ đành ra về và hẹn ngày khác quay lại. "Tôi không nghĩ hôm nay lại đông người như vậy. Chắc tôi chờ ngày nào đó trong tuần rồi quay trở lại cho con trai đi thử tàu", anh Tâm chia sẻ. Đến khoảng 11 giờ, ở ga Bến Thành chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", lượng người đến càng lúc càng đông hơn. Trong sáng 1.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong thời gian từ 10 giờ 48 đến 22 giờ sẽ giảm thời gian giãn cách với tần suất: 8 phút/chuyến để đáp ứng nhu cầu hành khách.
Vượt sóng lớn đến với chiến sĩ Nhà giàn DK1/10
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một tài xế xe công nghệ đứng giao hàng cho khách trong hẻm thì bị một người đàn ông đến hành hung.Theo đó, đoạn clip dài hơn 5 phút ghi lại cảnh nam tài xế xe công nghệ chạy xe vào con hẻm để nhận hàng hóa từ khách. Lúc này, một người đàn ông khác ngoài 40 tuổi, cũng mặc đồ xe công nghệ, chạy xe đến dừng lại, chặn trước đầu nam tài xế. Người đàn ông lớn tiếng, chỉ tay vào mặt nam tài xế quát "mày chửi tao cái gì, lúc nãy mày chửi tao cái gì" rồi đấm thẳng vào mặt người này.Nam tài xế bước xuống xe, phản kháng lại người đàn ông. Thấy đánh nhau, người trong hẻm đứng ra can ngăn, tuy nhiên người đàn ông tiếp tục lao đến đấm liên tục nam tài xế. Người này còn đốt vật gì đó ném về phía nam tài xế gây ra tiếng nổ lớn.Cùng ngày, trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.T.L (22 tuổi, ở Q.12) cho biết, mình là người bị đánh trong clip lan truyền trên mạng xã hội.Theo đó, khuya 31.12 anh L., chạy xe vào hẻm 748 Thống Nhất (P.15, Q.Gò Vấp) để nhận hàng đi giao cho khách. Khi vào hẻm anh L. thắng xe gấp suýt va chạm với một xe máy của người đàn ông mặc áo xe công nghệ.Anh L., sau đó chạy xe đi đến chỗ nhận hàng cách đó khoảng 100 m. Lúc này người đàn ông chạy xe máy đến lớn tiếng và xảy ra vụ việc như trong clip."Tôi bị người đàn ông đánh, chìa khóa xe trong tay người đàn ông trúng mặt làm răng tôi bị mẻ. Người đàn ông còn lấy pháo trong người ra châm lửa đốt, ném về phía tôi", anh L. cho biết.Liên quan vụ người đàn ông đánh, ném pháo tài xế xe công nghệ, cùng ngày, tiếp nhận thông tin từ Báo Thanh Niên, một cán bộ Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) cho biết sẽ cho người kiểm tra, xác minh làm rõ.