Đối với du học sinh, cơ hội ở lại Anh làm việc sẽ khó hơn trước
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lượng khách ở các cửa ra vào đảo Phú Quốc không "nóng" như những năm trước.Sáng 27.1 (28 tết), tại cảng Bãi Vòng, không khí khác hẳn những năm trước. Đường từ cổng chào vào các khu neo đậu tàu khá thông thoáng, xe cộ chạy lên xuống cảng khá thoải mái.Chị C., chủ một đại lý vé tàu cao tốc cho biết, năm nay không còn tình trạng "cháy vé tàu", hành khách đến mua vé có thể hết vé chuyến sớm nhất nhưng vé ở những chuyến tàu sau vẫn còn. Chị C. lý giải thêm, một phần do năm nay có nhiều tàu, phà hoạt động và các hãng tàu khai thác nhiều chuyến trong một ngày ở nhiều khung giờ khác nhau. Phần khác là hành khách rút kinh nghiệm những năm trước, họ mua vé từ sớm để chủ động hơn trong việc đi lại.Anh Tuấn (quê An Giang) cho biết, anh ra Phú Quốc làm công nhân xây dựng hơn 1 năm nay. Tết này, anh mua vé tàu từ 5 ngày trước để về quê. "Tôi chỉ có thể mua vé tàu cho mình, còn chiếc xe máy không có vé, đành gửi lại nhà người bạn. Tết này về quê phải mượn xe đi chơi', anh Tuấn cho hay.Trong khi đó, bà Nga (quê Cà Mau) cho biết, sáng nay chở cháu từ ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm xuống bến tàu để cháu về quê. Trước khi xuống bến tàu, bà đã đặt cho cháu mình chuyến xe từ Hà Tiên về Cà Mau xuất bến lúc 9 giờ 30 tại Hà Tiên. Theo tính toán, khi xuống cảng Bãi Vòng sẽ mua vé tàu xuất bến lúc 8 giờ để khoảng 9 giờ 15 phút đến Hà Tiên là vừa kịp chuyến xe. Nhưng chuyện không như bà Nga tính, vé tàu Phú Quốc - Hà Tiên rời cảng lúc 8 giờ đã hết, bà phải mua vé tàu xuất bến lúc 9 giờ và chịu bỏ vé xe tuyến Hà Tiên - Cà Mau xuất bến lúc 9 giờ 30.Khác với sự thông thoáng ở cảng Bãi Vòng, tại khu vực ga đến quốc tế ở Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, có rất đông khách nước ngoài chờ xe đến rước về các khu du lịch nghỉ dưỡng.Khu làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế có rất đông hành khách làm thủ tục, xếp những hàng dài trước các quầy chờ tới lượt. Những hàng người dài ra đến cửa vào sảnh khu làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế, muốn đi vào bên trong phải vòng qua cửa dành cho hành khách đi các chuyến bay nội địa.Ghi nhận bên trong, có tất cả 36 quầy làm thủ tục, ngoài 2 quầy đang mở để làm thủ tục cho chuyến bay đi TP.HCM thì đã có 17 quầy được mở để làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế.Trong đó, chuyến bay đi TP.Cao Hùng (Đài Loan) khởi hành lúc 12 giờ 5 nhưng hành khách đã xếp hàng từ trước 9 giờ để chờ làm thủ tục lên máy bay. Mở quầy đồng thời với chuyến bay đi Cao Hùng còn có các chuyến bay đi Hồng Kông (Trung Quốc), Bratislava (Slovakia), Bangkok (Thái Lan), Tashkent (Uzbekistan)... Các chuyến bay này đều được mở quầy làm thủ tục từ rất sớm so với giờ khởi hành.Thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cho biết, trong ngày 27.1 (28 tết), dự kiến có 57 lượt hạ cất cánh ở sân bay này. Tiếp theo đó, ngày 29 tết có 49 lượt; mùng 1 tết là 58 lượt; mùng 2 tết là 55 lượt; mùng 3 tết là 54 lượt.Thoát nghèo nhờ chuyển hướng trồng dâu tằm và cà na
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
Có nên sử dụng thuốc xịt vết thương hở ngay tại nhà?
Khi nhìn những chùm cà chua xum xuê nhiều màu sắc, những loại rau xanh tốt hay các loại hoa đua nhau khoe sắc trên sân thượng nhà chị Tú khiến ai cũng không khỏi trầm trồ. Chị Tú kể bắt đầu trồng cây trên sân thượng từ năm 2021, khi nhà vừa mới xây xong là chị đã có ý định trồng rau, quả sạch cho cả nhà sử dụng. Khu vườn của người mẹ trẻ luôn tươi tốt quanh năm, mùa nào thức nấy. “Vào mùa đông thì mình trồng cà chua và rau ăn lá theo mùa như: xà lách, súp lơ, cải kale và các loại cải khác. Vào mùa hè thì vườn có các loại dưa, mướp đắng, mướp ngọt, đậu bắp, đậu đũa… Mình trồng luân phiên quanh năm”, chị Tú nói.Nhờ đôi tay khéo léo của chị mà khoảng sân thượng 80 m2 lúc nào cũng tràn ngập màu sắc và đầy sức sống. Chị Tú cho biết thời gian đầu làm vườn chỉ dám trồng những loại rau đơn giản, dễ chăm sóc như: cải ngọt, rau đay, mồng tơi, rau dền. Dần dần sau khi đã có kinh nghiệm, chị chuyển sang trồng những loại cây khó hơn như: dưa, cà chua và các loại rau của nước ngoài. “Mình tham gia vào các hội nhóm trồng cây trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm của mọi người rồi áp dụng theo”, chị Tú cho hay.Vì có niềm yêu thích với việc trồng cây nên khu vườn trên sân thượng là do một tay chị Tú chăm sóc. “Mình tranh thủ mọi thời gian rảnh để trồng và chăm sóc khu vườn. Làm vì sở thích nên thấy rất vui”, người mẹ trẻ chia sẻ.Không chỉ có rau, quả mà khu vườn sân thượng của chị Tú còn có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hướng dương, bách nhật, thược dược, cúc, hoa bất tử…Để có được khu vườn như hiện tại, thời gian đầu chị Tú đã bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để làm giàn và khung kê chậu. Vì muốn tiết kiệm chi phí mua chậu, người mẹ trẻ tận dụng các thùng xốp để trồng cây. Vì khu vườn nằm ở trên sân thượng nên chị Tú cho biết khó khăn, vất vả nhất là lúc trộn đất và sau khi thu hoạch xong phải dọn dẹp thân cây mang vác xuống dưới nhà. Nhưng bù lại, hầu như quanh năm nhà chị Tú rất ít khi phải mua rau, quả bên ngoài, cả nhà có nguồn thực phẩm sạch ngay tại vườn.“Ngoài ra, khu vườn còn góp phần điều hòa không khí, đem lại bóng mát vào mùa hè, là nơi thư giãn thoải mái của cả nhà khi được ngắm rau xanh, trái ngọt”, chị Tú vui vẻ chia sẻ.Với kinh nghiệm trồng cây của mình, chị cho biết muốn cây tươi tốt thì cần đảm bảo đủ các yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón và đất đủ dinh dưỡng. “Quan trọng nhất là cải tạo đất ban đầu, phải đảm bảo đất không có nấm bệnh, tơi xốp, đủ dinh dưỡng thì cây mới có lực để phát triển nhanh và đẹp. Sau đó là đến phân bón. Mình bón phân hữu cơ định kỳ cho rau mỗi tuần 1 lần”, chị Tú chia sẻ.Sau khi chia sẻ những hình ảnh về khu vườn trên sân thượng của mình trong các hội nhóm trồng cây, chị Tú nhận về nhiều lời khen ngợi và những bình luận “xin vía” trồng cây mát tay. “Mình thấy rất vui và sẽ có thêm động lực để tạo ra khu vườn ngày càng đẹp hơn”, chị nói.Sắp tới chị Tú dự định sẽ trồng thêm các loại rau quả như: dưa lưới, dưa leo, dưa bở sáp, các loại mướp cùng rau ăn lá dành cho mùa hè.
Bước sang năm 2024, các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động bán lẻ và ứng dụng số hóa như là kênh giao tiếp then chốt và tiếp cận khách hàng. Trong nhóm các ngân hàng tư nhân, SHB cũng như nhiều các ngân hàng khác đều chú trọng đầu tư chọn lọc công nghệ, chuyển đổi số nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và phát triển các sản phẩm dịch vụ số.
Hồng đào - Peach Fuzz, gam màu 2024 kết nối thế giới và các tín đồ
Bên cạnh những đơn vị tại miền Nam, Tóc xanh vạt áo lần này sẽ đón tiếp các đơn vị tại Hà Nội, Huế và Nha Trang, hứa hẹn là một ngày hội đặc sắc, thỏa lòng những khán giả yêu mến văn hóa, lịch sử nước nhà.