Nhận thức mới của Hollywood
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.CEO Đặng Quyền: ‘Mở nhà hàng trong mùa dịch: Không gì là không thể’
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Thủ tướng Nhật công bố gói kích thích 113 tỉ USD đối phó lạm phát
Dù thất bại 0-1 trên sân Hải Phòng khiến chuỗi trận bất bại ở V-League của CLB Hà Tĩnh dừng lại ở con số 13, nhưng không thể phủ nhận, thầy trò HLV Nguyễn Thành Công đã có mùa giải vượt ngưỡng. Với lực lượng có hạn cả về nội lẫn ngoại binh, nhưng ông Nguyễn Thành Công đã nhào nặn khéo léo, với triết lý chơi rành mạch và khoa học, để tạo nên tập thể thiện chiến và lì lợm.Màn nhập cuộc "bão táp" trước CLB Thanh Hóa ở trận đấu tối 28.2 cho thấy, việc đứt mạch bất bại không ảnh hưởng đến tâm lý chủ nhà Hà Tĩnh. Việc phải rời "tổ ấm" để đá trên sân Vinh cũng không phải trở ngại. Lương Xuân Trường cùng đồng đội làm chủ thế trận, liên tục đẩy đội đang đứng thứ ba V-League vào thế chống đỡ.Ngay phút đầu tiên, Trần Đình Tiến đã cầm bóng xộc vào trung lộ rồi dứt điểm táo bạo, khiến hàng thủ Thanh Hóa vất vả ngăn chặn. 6 phút sau, CLB Hà Tĩnh có pha đập nhả trung lộ chớp nhoáng và đẹp mắt đúng với phong cách HLV Nguyễn Thành Công. Nguyễn Trọng Hoàng nhận bóng rồi chọc khe cho Gero, song ngoại binh Hà Tĩnh lại tung cú sút thiếu hiểm hóc, tạo cơ hội cho thủ môn đội khách cứu thua.Phút 19, đến lượt Xuân Trường có cơ hội ghi bàn. Từ quả đá phạt chếch về góc trái, tiền vệ 30 tuổi tung cú sút táo bạo. Bóng đi xoáy và liệng, song thủ môn Nguyễn Thanh Thắng đã phán đoán đúng điểm rơi để đẩy bóng cứu thua đẹp mắt. Trong ngày ra sân trấn giữ cầu môn thay cho đồng nghiệp trẻ Trịnh Xuân Hoàng, Thanh Thắng đã tái hiện những pha cứu thua như ngày thủ môn này còn ở đỉnh cao phong độ. CLB Thanh Hóa chỉ vùng lên ở nửa sau hiệp 1, tuy nhiên, học trò HLV Velizar Popov không áp đặt được thế trận, mà tìm kiếm cơ hội từ các tình huống cố định hoặc phản công. Tình huống ghi bàn rõ nét nhất của Thanh Hóa trong 45 phút đầu là nỗ lực sút chân trái táo bạo của tiền đạo trẻ Nguyễn Ngọc Mỹ ở khoảng cách 25 m, đưa bóng đi liệng sát cột dọc ra ngoài. Sang hiệp 2, CLB Hà Tĩnh tiếp tục chiếm thế chủ động. Các pha đập nhả ngắn, nhuyễn của chủ nhà đã gây khó dễ cho hàng thủ Thanh Hóa, song lại chưa đủ sắc bén để thành bàn khi đội khách vẫn phòng ngự tốt. Sau cú sút ngẫu hứng... lên trời của Đình Tiến ở phút 55, đến lượt Geovane Magno thử vận may. Phút 65, ngoại binh người Brazil xoay người dứt điểm chân trái cực "ngọt", dù vậy bóng vẫn đi chệch cột dọc trong gang tấc. Phải chờ đến phút 71, CLB Thanh Hóa mới có pha phối hợp tấn công đáng xem. Yago Ramos đi bóng dũng mãnh xuyên qua trung tuyến Hà Tĩnh, rồi tỉa xuống cho Võ Nguyên Hoàng. Cựu tiền đạo U.23 Việt Nam rê một nhịp rồi trả bóng lại vào trung lộ. Nhưng, cú sút chân trái từ xa của Đoàn Ngọc Hà không đủ khó để khuất phục thủ môn Hà Tĩnh.Những phút cuối trận, CLB Hà Tĩnh chuyển thành đập nhả trung lộ sang đánh biên. Bóng được dồn cho Đình Tiến ở cánh trái, để tài năng trẻ một thời của SLNA khuấy đảo trước khi tạt vào trong. Phút 79, Đình Tiến tạt cực dẻo cho Geovane ập vào đánh đầu vọt xà ngang. Xuân Trường cũng có một số tình huống treo bóng tốt, nhưng chưa đủ khó để khuất phục các hậu vệ đội khách.Hòa 0-0 trước CLB Thanh Hóa, chủ nhà Hà Tĩnh lấy lại cảm giác bất bại. Dù vậy, 1 điểm là không đủ để thầy trò HLV Nguyễn Thành Công trở lại tốp 5. Còn với Thanh Hóa, vị trí thứ ba vẫn được bảo toàn song trở nên mong manh hơn bao giờ hết khi CLB Hà Nội đã áp sát phía sau. Sân Vinh đối diện “thử thách” về mật độ thi đấu dày khi chỉ trong hai ngày liên tiếp 28.2 và 1.3 sẽ diễn ra hai cặp đấu, lần lượt đón tiếp các vị khách Đông Á Thanh Hóa, Công an Hà Nội. So với mặt bằng chung tại V-League, mặt sân Vinh không đẹp vượt trội, thậm chí cũng đang trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết mưa rét của khu vực miền Bắc, khiến công tác chăm sóc mặt sân của BTC trận đấu khá vất vả, luôn phải được tăng cường thường xuyên. Để bảo tốt nhất cho lượt trận đấu vòng 15 này, trước đó BTC giải cũng đề nghị BTC sân Vinh phối hợp để cả 4 đội bóng HLHT, Đông Á Thanh Hóa, SLNA, CAHN đều không tập trên mặt sân chính, thay vào đó BTC sắp xếp các buổi tập ở sân phụ. Sau trận đấu chiều nay của Hà Tĩnh và Đông Á Thanh Hóa, BTC sân Vinh sẽ gấp rút chuẩn bị để đảm bảo tốt nhất cho trận đấu ngày mai giữa CLB SLNA vs CLB Công an Hà Nội (18 giờ ngày 1.3).FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Sao Việt mê mẩn mũ Mông Cổ với nhiều kiểu phối mới lạ
Khoảng 6 giờ 55 phút sáng ngày 8.1, anh H.V.T. (36 tuổi, ngụ xã Nghi Đồng), điều khiển xe máy chở theo vợ là chị T.T.H. (34 tuổi) để đưa con là bé H.M.Th. (5 tuổi) đến trường mẫu giáo.Khi xe máy đang băng qua đường N5 (quốc lộ 7C) thì va chạm với xe khách (chưa rõ danh tính tài xế) đang chạy trên quốc lộ 7C.Vụ tai nạn khiến xe máy bị xe khách kéo lê, 3 người trên xe máy ngã xuống đường. Chị H. và cháu Th. tử vong tại chỗ, anh T. bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Theo hình ảnh video từ camera hành trình của một người dân địa phương ghi lại, thời điểm đó sương mù dày đặc, tại ngã tư này không có đèn tín hiệu giao thông, lưu lượng xe cộ qua lại khá đông. Khi xe máy do anh T. điều khiển đang băng qua đường thì bị xe khách chạy đến với tốc độ khá nhanh tông trúng. Hiện, vụ việc đang được Công an H.Nghi Lộc và lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.