HLV Kiatisak chia tay đội CAHN để sang Anh với con gái, trợ lý Thành Lương tạm quyền?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.Quận trung tâm của TP.Đà Nẵng và TP.Uiwang, Hàn Quốc phối hợp đào tạo cán bộ
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
Nhớ bánh giò xưa
Truyện ngắn : Ba hồi chuông; Ký ức tình (bút danh Kỳ Lâm )
Dương Cẩm Lynh và Quỳnh Lam vừa có màn đọ sắc trong bộ ảnh áo dài, đánh dấu sự hợp tác trong năm mới. Trước đó, cả hai đều là những gương mặt quen thuộc trong các dự án phim xưa, gây ấn tượng với khán giả bởi nét diễn tự nhiên, chân thật. Dù có không ít bình luận so sánh, song họ khẳng định chưa bao giờ xem nhau là “đối thủ” cạnh tranh trong nghề. Quỳnh Lam chia sẻ những năm gần đây cô không nhận show diễn tết vì muốn ở cạnh gia đình. Bên cạnh đó, người đẹp 8X bật mí trong năm 2025, cô có vai diễn điện ảnh đầu tiên với tác phẩm Phòng trọ ma ám. Đây chính là cơ hội quý báu để những nhà sản xuất và đạo diễn nhìn thấy được thực lực của cô ở màn ảnh rộng. Sau khi chia tay với bạn trai ngoại quốc, Quỳnh Lam dành thời gian cho bản thân, không muốn đề cập nhiều đến chuyện tình cảm cá nhân.Dương Cẩm Lynh nói trong năm 2024, cô bận rộn với công việc, không có tâm trí cho chuyện tình cảm. Sau biến cố, cuộc sống của người đẹp 8X trôi qua nhẹ nhàng, dồn sức cho 2 dự án là Nợ đời vay trả và Miền ảo vọng. Sau một năm tất bật, tết là giai đoạn để bà mẹ hai con nghỉ ngơi, dành trọn thời gian bên gia đình. Gần 10 năm sống tại Mỹ, Hoa hậu Kim Hồng trải qua 3 lần đón tết nơi xứ người. Cô kể năm đầu xa xứ, bản thân không tránh khỏi nỗi nhớ quê, thậm chí từng bật khóc vì hoài niệm về mâm cỗ gia đình. Thời gian trôi qua, cô dần quen với nhịp sống hối hả của xứ người, nhưng mỗi độ xuân về, lòng cô vẫn không nguôi trăn trở. “Ở đây có thể có mọi thứ, nhưng thiếu một thứ chính là không khí tết đậm đà như ở Việt Nam”, cô bộc bạch. Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, tết nào Hoa hậu Kim Hồng cũng tự tay chuẩn bị mọi thứ như ở Việt Nam, từ gói bánh, trang trí nhà cửa hay đi chùa cầu mong năm mới bình an. Với cô, đó không chỉ là cách lưu giữ truyền thống, mà còn là một hành trình tìm về chính mình, kết nối với cội nguồn và sẻ chia những giá trị của dân tộc.Trong dịp tết này, Hoa hậu Kim Hồng đã gửi những phần quà nhỏ đến các ngôi chùa tại Việt Nam, thể hiện sự tri ân và mong muốn chia sẻ niềm vui đầu năm. Trong năm 2025, cô dự định tiếp tục công việc kinh doanh tại Mỹ, đồng thời tham gia nhiều dự án thiện nguyện vì “dù ở đâu, tôi cũng muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của quê hương”. Thông qua trang cá nhân, Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý khi đăng tải dòng chia sẻ về mối quan hệ với Hoa hậu Thiên Ân. Người đẹp cho biết thời gian qua có những tin đồn không đúng về mối quan hệ giữa cô và đàn em, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cả hai. Do đó, Miss Universe Vietnam 2024 quyết định lên tiếng làm rõ. Kỳ Duyên viết: "Tôi cũng muốn lên tiếng một lần để mọi người không hiểu lầm về mối quan hệ giữa tôi và Thiên Ân. Chúng tôi có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp”. Ngoài ra, Miss Universe Vietnam 2024 gửi lời chúc người đẹp 10X sẽ thành công với những dự định sắp tới. Kỳ Duyên cũng mong khán giả tiếp tục ủng hộ sự nghiệp của cả hai. Dịp tết này, Kỳ Duyên và Thiên Ân có cuộc đối đầu trên đường đua phim Việt. Cụ thể, nàng hậu quê Nam Định góp mặt trong Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành, còn đàn em tham gia vai chính phim Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang. Nhiều khán giả tò mò về phần thể hiện của họ trên màn ảnh rộng. Tham gia chương trình Chuyện tối cùng sao, Đoan Trang chia sẻ vào dịp tết, cô thường đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau đêm giao thừa mới được trở về nhà. Dù lịch trình dày đặc song nữ ca sĩ vẫn cố gắng dành thời gian bên cạnh người thân. “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi trở về nhà, ba mẹ lúc nào cũng chờ mình”, cô tâm tình. Chồng ngoại quốc của Đoan Trang không chỉ nhanh chóng hòa nhập mà còn trân trọng văn hóa Việt Nam. Từ việc chuẩn bị bao lì xì đến tham gia các phong tục truyền thống. Cô hạnh phúc kể rằng người bạn đời luôn tự hào khi trở thành một phần của gia đình Việt. Đặc biệt, câu “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt luôn là lời đầu tiên anh dành cho gia đình và bạn bè trong dịp tết.Đoan Trang tiết lộ không muốn có thêm con vì sợ không đủ thời gian để chăm sóc con chu toàn. Giọng ca Tóc hát tâm sự: “Tôi thì khác, vì lòng đam mê nghệ thuật quá lớn, tôi vẫn còn biểu diễn, tập trung cho những dự án nên tôi nghĩ có một đứa con chất lượng, nuôi dạy thật tốt, gìn giữ đời sống hôn nhân gia đình vui vẻ tốt đẹp là đủ, để còn năng lượng và thời gian cống hiến cho khán giả, cho nghề nghiệp. Vì quan điểm đó nên tôi không muốn có thêm con”.
Fan Thái Lan chê HAGL của Kiatisak đá như đội... hạng 3!
Ngày 4.5, đóng phiên cuối tuần, giá xăng dầu giữ đà giảm. Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 7 giảm 71 cent, tương đương 0,85%, xuống 82,96 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 6 giảm 84 cent, tương đương 1,06%, xuống 78,11 USD/thùng.