Công an đặt mục tiêu triệt phá 100% vụ án cướp giật
Ngày 30.12, lãnh đạo UBND xã Nguyễn Phích, H.U Minh (Cà Mau) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa ghe chở vật liệu xây dựng và sà lan khiến một người tử vong.Theo thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ ngày 30.12, sà lan mang số hiệu AG-22846 do anh N.B.Q (38 tuổi, ngụ An Giang) điều khiển. Khi đến khu vực ấp 6, xã Nguyễn Phích, H.U Minh thì bất ngờ va chạm với ghe chở vật liệu xây dựng của anh T.V.N (29 tuổi, ngụ H.Đầm Dơi, Cà Mau) lưu thông hướng ngược lại. Cú va chạm mạnh khiến ghe bị chìm, anh N. rơi xuống sông.Phát hiện anh N. dưới nước quơ đèn pin cầu cứu, anh Q. liền ném dây xuống hỗ trợ nhưng nạn nhân không nắm được. Sau đó, anh Q. Quốc nhảy xuống tìm kiếm nhưng không thành công.Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo UBND H.U Minh đã chỉ đạo lực lượng chức năng xã Nguyễn Phích phối hợp Công an huyện triển khai công tác cứu nạn. Sau đó, Công an tỉnh Cà Mau cũng cử lực lượng đến hỗ trợ tìm kiếm. Đến khoảng 14 giờ 45 cùng ngày, thi thể anh N. được tìm thấy. Gia đình đã đến hiện trường nhận dạng nạn nhân. Hiện, cơ quan chức năng đang hỗ trợ trục vớt ghe chở vật liệu xây dựng bị chìm; đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến anh N. tử vong.800 triệu đồng có mua được xe SUV 7 chỗ mới?
Ngày 15.2, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa phát hiện và đấu tranh xử lý 3 hội nhóm kín trên Zalo với 2.714 thành viên có hoạt động báo chốt lực lượng CSGT trên địa bàn.Trong số này, nhóm "ATGT PHÚ THỌ" với 989 thành viên, do Nguyễn Như P. (62 tuổi, trú tại TP.Việt Trì, Phú Thọ) và Trần Duy A. (46 tuổi, trú tại H.Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quản trị.Hai nhóm còn lại có tên "Lái Xe An Toàn 1" với 947 thành viên và "Lái Xe An Toàn 2" với 778 thành viên, do Nguyễn Đình C. (47 tuổi) và Tạ Thế L. (40 tuổi, cùng trú tại TP.Việt Trì) quản trị.Theo công an, thành viên trong 3 nhóm kín nêu trên đều sử dụng các từ "lóng" như "có nắng", "có ong", "có bắn chim", "đo thân nhiệt"… để ám chỉ hoạt động của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ.Mục đích hoạt động chính là để thông báo chốt tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh để các thành viên khác biết, né tránh.Làm việc với cơ quan chức năng, nhóm quản trị viên đều thừa nhận hành vi tạo lập, duy trì và đưa thông tin báo chốt giao thông trên hội nhóm là vi phạm pháp luật. Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xử phạt đối với 3 trong số 4 người về hành vi "thu thập, xử lý và sử dụng tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật", với mức phạt 25 triệu đồng, theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020.Đối với cá nhân còn lại, công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Tưng bừng lễ hội tết Việt 2024 tại TP.HCM
Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, thu ngân sách năm 2024 do cục thực hiện đạt 479.034 tỉ đồng, đạt 125,6% dự toán pháp lệnh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cục Thuế TP.Hà Nội tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số thu nội địa; góp phần quan trọng để Hà Nội thu ngân sách lần đầu đạt 500.000 tỉ đồng.Trao đổi với báo chí mới đây, làm rõ câu chuyện số thu năm 2024, ông Vũ Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP.Hà Nội, cho biết rà soát, đánh giá kỹ số liệu đưa ra cho thấy, tất cả các sắc thuế đều tăng trưởng, số tăng đều, không đột biến. Số thu năm nay không phụ thuộc vào số thu từ tài nguyên, đất cát mà là từ sản xuất, kinh doanh, rất bền vững."Năm qua, Cục Thuế TP.Hà Nội rất quyết tâm xây dựng cơ sở dữ liệu lớn. Cán bộ cục thuế gần 1 năm hết tốp này đến tốp khác thường trực ở cơ quan công an. Mỗi quận, huyện được phát 2 máy tính, truy cập thường xuyên, tranh thủ làm cả đêm để tránh nghẽn mạng, để định danh được từng mã số thuế.Sau khi có Đề án 06, chúng tôi đã kết hợp được dữ liệu của các ngành từ công an, bảo hiểm, ngân hàng…, đối chiếu so sánh với nhau. Quả ngọt đầu tiên là thương mại điện tử", lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội nhấn mạnh.Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã có thể theo dõi từng hoạt động kinh tế phát sinh trên không gian mạng; theo dõi chính xác dòng tiền, các lần vận chuyển, cũng như địa chỉ cửa hàng, cư trú của các tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.Kết quả đã định danh được 508.652 gian hàng, tăng 178.699 gian hàng, tăng 139% so với thời kỳ bắt đầu triển khai (tháng 3.2024). Số mã số thuế đã định danh là 432.181 mã, tăng 261.132 gian hàng, tăng 218% so với thời kỳ bắt đầu triển khai."Hiện nay, với cơ sở dữ liệu lớn, ngành thuế có thể theo dõi, xác định chính xác từng người nộp thuế có các hoạt động như vận chuyển hàng hóa, doanh thu, luồng hàng thế nào, trên cơ sở đó theo dõi được số thuế", ông Cường nói.Theo lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội, trước đây, nhiều người kinh doanh thương mại điện tử chưa có ý thức phải đóng thuế. Trong năm 2024, cộng đồng người kinh doanh trên mạng đã phải tìm hiểu xem mình đóng thuế đúng, đủ, kịp thời chưa, còn bị phạt không… Đó là điều rất tích cực."Tuy nhiên, một bộ phận lại lan truyền nhau thông tin tìm cách lách thuế, trốn thuế, dạy nhau cách chuyển tiền không ghi nội dung. Nhưng có biết đâu, toàn bộ dữ liệu vận chuyển hàng hóa từ kho hàng, từ điểm này đến điểm kia chúng tôi đã nắm được, trước sau sẽ phát hiện ra. Chỉ có điều cán bộ thuế sẽ vất vả hơn", ông Vũ Mạnh Cường chia sẻ.Theo Cục Thuế TP.Hà Nội, năm qua, cùng với việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cơ quan thuế cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.Đối với những trường hợp đã được tuyên truyền, giải thích mà vẫn cố tình không chấp hành và trốn tránh nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng.Đến hết năm 2024, trên địa bàn thủ đô đã có 86.894 tổ chức, cá nhân được rà soát, đưa vào quản lý thuế. Trong đó, có hơn 29.500 doanh nghiệp, tăng 53% so với cùng kỳ; hơn 40.500 hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, tăng 96% so với cùng kỳ; 16.882 cá nhân, tăng 159% so với cùng kỳ.Tổng số thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử do Cục Thuế TP.Hà Nội thực hiện đến 31.12.2024 đạt 42.510 tỉ đồng, tăng 10.592 tỉ đồng so với thực hiện năm 2023, tương ứng tăng 33%.
Ngày 17.1, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (Sở Y tế TP.HCM) tổng kết công tác dân số năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, đáng chú ý nhất là số trẻ em được sinh ra trong năm 2024 tăng.Ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho biết năm 2024, TP.HCM ước tính có 64.438 trẻ em được sinh ra, tăng 825 trẻ so với 2023. Như vậy, dự ước sinh năm 2024 là 12,42%, tăng 0,27% so với 2023, chưa đạt chỉ tiêu đề ra là tăng 0,5%. Dự ước tổng sinh năm 2024 là 1,4 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.Trong đó, chênh lệch giới tính trẻ em khi sinh ra trong năm 2024 là 106,1 trẻ nam/100 trẻ nữ (33.173 trẻ nam/31.265 trẻ nữ), giảm so với năm 2023 (107,9 trẻ nam/100 trẻ nữ).Tỷ lệ phụ nữ mang thai sàng lọc trước sinh đạt hơn 86,4%, tỷ lệ trẻ em sống sàng lọc sơ sinh đạt gần 84%, đều tăng so với năm 2023.Mục tiêu năm 2025 của ngành dân số TP.HCM là thực hiện đạt 1,4 con/phụ nữ, tăng 0,5% mức sinh so với năm 2023, tăng lỷ lệ bà mẹ khám thai và sàng lọc sơ sinh; tăng tỷ lệ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân..Trong nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, ngành dân số tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp "mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con".Ngành dân số nâng cao chất lượng của đội ngũ cộng tác viên dân số. Tham mưu hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn TP.HCM khi được ban hành. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số đến các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức, đảng viên và toàn nhân dân.Tính đến hết tháng 12.2024, đã có 493.926 người cao tuổi tại TP.HCM được khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú. Tuổi thọ trung bình người dân TP.HCM là 76,7. Năm 2025, TP.HCM sẽ tăng 15% người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ và tăng tuổi thọ trung bình đạt 76,8.
Đà Nẵng: Khởi tranh giải bóng đá của cán bộ gây quỹ từ thiện
Đầm sen có diện tích khoảng 3 hecta, được chia làm 2 hồ lớn, hoa nở xen kẽ. Chị Nguyễn Kim Ngọc, chủ hồ này cho biết gia đình bắt đầu trồng sen cách đây 7 năm để làm điểm vui chơi sinh thái. Khách có thể chụp ảnh, câu cá giải trí và thưởng thức các món ăn đồng quê được chế biến từ sen. Ngoài ra, gia đình chị Ngọc còn lót ván, cầu gỗ để mọi người đi bộ, chụp ảnh ở nhiều vị trí khác nhau. Giữa hồ sen là những mái nhà tranh, lu nước được dựng lên làm tiểu cảnh cho khách thỏa thích tạo dáng, check-in với áo dài, bà ba hoặc tứ thân.