Miễn hình phạt 4 cựu cán bộ CDC Tiền Giang nhận hơn 2 tỉ của Việt Á
Tại Tây nguyên, sáng nay, giá cà phê tiếp tục tăng nhẹ khoảng 500 đồng. Cụ thể, Đắk Nông và Đắk Lắk 101.500 đồng/kg, Gia Lai 101.000 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 100.500 đồng/kg.Nâng cấp gần 20 điểm mới, Mitsubishi Xpander 2022 đã hoàn hảo?
Hội nghị công bố quyết định của UBND tỉnh Bình Dương công nhận kết quả bầu ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở TT-TT giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Thủ Dầu Một, thay cho ông Nguyễn Quốc Cường, nghỉ hưu trước tuổi.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương cũng công bố quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Ngô Quang Sự, Giám đốc Sở TN-MT và ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng cùng giữ chức Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy.Cùng ngày, HĐND tỉnh Bình Dương đã công bố các nghị quyết về thành lập Sở Nội vụ (hợp nhất giữa Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ) do bà Huỳnh Thị Thanh Phương (Giám đốc Sở Nội vụ) tiếp tục làm giám đốc sở sau hợp nhất.Nghị quyết về thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Bông (Giám đốc Sở NN-PTNT) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT), quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Giám đốc Sở GTVT) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT), quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Long (Giám đốc Sở KH-CN) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT), quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Toàn (Giám đốc Sở KH-ĐT) làm giám đốc sở.Nghị quyết về thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh; quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Đức Tài (Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) làm giám đốc sở.
Tân HLV Patrick Vieira ‘tấn công’ Man City và Arsenal để tiếp viện cho Crystal Palace
Đây là sự kiện được Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức hàng năm nhằm giúp cho sinh viên năm 3 và năm cuối tìm kiếm các vị trí thực tập cũng như việc làm tại các doanh nghiệp.Hoạt động đã thu hút hơn 40 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tài chính ngân hàng, luật, logistics, thương mại, kinh doanh bán lẻ, truyền thông… tham gia, với hơn 4.500 vị trí tuyển dụng.Trong đó, có nhiều thương hiệu lớn và là đối tác lâu năm của trường như: Tapha Law, ngân hàng MB Bank, Sacombank, Vietcombank, AEON, HD Bank, Panda Logistics, Công ty CP Chứng khoán FPT…Hơn 3.000 sinh viên của các nhóm ngành: kinh doanh quản lý, luật, thương mại, dịch vụ, truyền thông, ngôn ngữ… được các doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp để tuyển dụng.Tại các gian hàng, sinh viên phải thể hiện những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà mình đang có, đồng thời bày tỏ mong muốn của bản thân với các doanh nghiệp để tìm được một môi trường thích hợp.Trước đó, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã tổ chức nhiều workshop trang bị cho sinh viên về các yếu tố cần thiết trước khi phỏng vấn như cách viết CV, cách trả lời phỏng vấn, thái độ, trang phục, ngôn ngữ hình thể...Ngoài việc tổ chức hành trang thực tập dành cho sinh viên tại các doanh nghiệp trong nước, nhà trường còn triển khai thêm các hoạt động gắn kết, gặp gỡ doanh nghiệp, tìm hiểu thị trường lao động để sinh viên đi thực tập tại các nước như: Nhật Bản, Singapore, Mỹ và Trung Quốc, Indonesia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày như bước đầu tiên hướng tới một giải pháp rộng rãi hơn cho cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn 3 năm qua.Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Trump hôm 18.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từ chối ngừng bắn hoàn toàn, nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào như thế sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây ngừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tạm dừng tấn công vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine trong 30 ngày. Ông Zelensky đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn nhắm vào cơ sở năng lượng được đề xuất nhưng cho hay ông cần thêm "chi tiết" từ Mỹ.Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin hôm 18.3, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff nói với Kênh Fox News rằng các cuộc đàm phán với Nga về xung đột Nga- Ukraine sẽ diễn ra tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út vào ngày 23.3.Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau cuộc điện đàm nói trên, tiếng nổ xuất hiện và còi báo động không kích hú lên ở Ukraine, theo AFP.Tổng thống Zelensky hôm nay 19.3 nói rằng "đã có những cuộc tấn công, cụ thể là vào cơ sở hạ tầng dân sự", trong đó có một bệnh viện ở tỉnh Sumy của Ukraine. "Những cuộc tấn công ban đêm kiểu này của Nga đã phá hủy ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng và cuộc sống bình thường của người dân Ukraine. Hôm nay, ông Putin đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn", ông Zelensky nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc mới của Ukraine.Ông Zelensky đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn hoàn toàn trong các cuộc đàm phán tại Ả Rập Xê Út trong tuần trước, và chỉ trích Nga không sẵn sàng trong việc đạt được thỏa thuận. "Họ chưa sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến này, và chúng tôi có thể thấy điều đó", ông Zelensky nhấn mạnh.Mặt khác, ông Zelensky đã tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu ở tỉnh Kursk của Nga "miễn là chúng tôi cần", sau nhiều ngày Nga tiến quân mạnh vào khu vực bị lực lượng của Kyiv kiểm soát một phần vào năm ngoái.Trong khi đó, Reuters hôm nay đưa tin chính quyền vùng Krasnodar thuộc Nga cáo buộc rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra đám cháy nhỏ tại một kho dầu gần làng Kavkazskaya. Không có ai bị thương trong vụ cháy lan rộng trên diện tích 20 m2, nhưng 30 nhân viên đã được sơ tán, theo chính quyền khu vực thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram.Phía Ukraine chưa bình luận thông tin Nga đưa ra.
Vũ Di nham trà, “báu vật sức khỏe” Trung Quốc chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.