Phương Khánh, Ngọc Châu đẹp lộng lẫy trong show thời trang Golden Era
Chiêu mộ cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy với mục tiêu "bay cao" ở Proliga nhưng CLB Gresik Petrokimia chưa thành công. Dù Thanh Thúy chơi khá tốt nhưng đành chia tay đội bóng chuyền Indonesia chỉ sau 1 tháng khoác áo đội bóng này.Ngoại binh người Mỹ Julia Sangiacomo được chọn thay thế cho Thanh Thúy tuy thi đấu chưa như kỳ vọng nhưng cùng ngoại binh người Cuba Kitania Medina giúp đội bóng này chơi khởi sắc ở 2 lượt trận gần nhất. Ở trận đấu ngày 8.2, đội bóng cũ của Thanh Thúy đánh bại CLB Jakarta Pertamina với tỷ số 3-1, giành trọn 3 điểm. Đến lượt trận tiếp theo diễn ra hôm qua (9.2), CLB Gresik Petrokimia để thua 2-3 trước CLB Jakarta Elektrik và tích lũy thêm 1 điểm. Hiện có trong tay 14 điểm, CLB Gresik Petrokimia vươn lên hạng 5 và chỉ còn kém 2 điểm so với đội xếp hạng 4. Mục tiêu của đội bóng cũ của Trần Thị Thanh Thúy là giành quyền vào tốp 4 để thi đấu vòng bán kết Proliga và họ còn 3 trận đấu nữa để phấn đấu. Trong khi đó sau khi nói lời chia tay sớm với CLB Gresik Petrokimia, Trần Thị Thanh Thúy quay trở lại cống hiến cho đơn vị chủ quản VTV Bình Điền Long An. Kể từ sau chấn thương gặp phải hồi đầu năm 2024 khi chơi bóng tại Nhật Bản trong màu áo CLB PFU Blue Cats (Nhật Bản), Thanh Thúy chưa tìm lại được phong độ đỉnh cao. Đó là lý do chính khiến cô chia tay sớm khi sang Thổ Nhĩ Kỳ đầu quân cho CLB Kuzeyboru và gần nhất là chia tay CLB Gresik Petrokimia của Indonesia. Hiện Thanh Thúy đã trở lại tập luyện cùng CLB VTV Bình Điền Long An. Theo kế hoạch, cô sẽ cùng đội bóng miền Tây tham dự Cúp bóng chuyền Hoa Lư - Bình Điền diễn ra từ ngày 5 - 10.3 tại Ninh Bình. Sau đó cô tiếp tục cùng đội bóng này chinh phục giai đoạn 1 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 diễn ra từ ngày 22 đến 31.3 tại Hà Nội. Đội đương kim vô địch VTV Bình Điền Long An có thêm sức mạnh cho mục tiêu bảo vệ ngôi vương khi có sự trở lại của Thanh Thúy.Bò thả rông trên đường, nguy hiểm
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
Thêm một game mobile đề tài Ragnarok đổ bộ Việt Nam
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi ông Yoon hôm 29.12 có lần thứ 3 từ chối yêu cầu trình diện để thẩm vấn, liên quan đến quá trình điều tra vụ ông ban hành thiết quân luật hồi đầu tháng 12. Các điều tra viên đã xin lệnh bắt ông Yoon với cáo buộc lạm dụng quyền lực.Theo Hãng tin Yonhap, việc ông Yoon liên tục phớt lờ yêu cầu trình diện khiến cơ quan điều tra muốn thực hiện động thái cứng rắn hơn, đó là xin tòa phê duyệt lệnh bắt giữ tổng thống đang bị đình chỉ chức vụ. Cơ quan điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) đã liên tục gửi yêu cầu cho ông Yoon những tuần qua và 3 lần thường được xem là giới hạn tối đa để một cá nhân tình nguyện trình diện, trước khi giới chức tư pháp có hành động cưỡng chế.Giám đốc CIO Oh Dong-woon cho biết cơ quan này sẽ gửi văn bản chính thức để cảnh báo văn phòng tổng thống, nếu lực lượng an ninh cản trở quá trình bắt ông Yoon.Sau sự kiện ban hành thiết quân luật đêm 3.12, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bị quốc hội luận tội trong ngày 14.12 và bị đình chỉ chức vụ. Người tạm quyền tổng thống sau đó là Thủ tướng Han Duck-soo cũng bị luận tội vào ngày 27.12. Hiện, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Choi Sang-mok giữ chức quyền Tổng thống Hàn Quốc.Trước đó, phát biểu trên truyền hình ngày 7.12 (4 ngày sau khi ban bố thiết quân luật), Tổng thống Yoon khẳng định ông sẽ không trốn tránh trách nhiệm pháp lý và chính trị cho hành động của mình.
Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm nay 2.2 đưa tin các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiết kế và Phát triển Tàu chiến Trung Quốc (CSDDC) và Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Trung Quốc gần đây cùng tổ chức một trò chơi mô phỏng chiến tranh. Cuộc mô phỏng chỉ ra cách Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội của hải quân Mỹ.Một trận chiến do nhóm mô phỏng, được thiết lập ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ cách Đài Loan vài trăm km về phía đông, đã chứng kiến một tàu khu trục Type 055 đối đầu với một hạm đội thuộc hải quân Mỹ đang tiến lên. Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc là một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới, nhưng trong cuộc mô phỏng, hạm đội Mỹ có tới 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.Đi cùng tàu Type 055, hai tàu mẹ không người lái được lệnh tiến về phía trước và thả 32 máy bay không người lái (UAV) và 14 xuồng không người lái. Đáp lại, hạm đội Mỹ đã phóng 32 tên lửa hành trình chống hạm tàng hình LRASM và tên lửa hành trình Tomahawk, tất cả đều nhắm vào tàu Type 055 . Những tên lửa hành trình LRASM tiên tiến nhưng đắt tiền, với mức giá trung bình hơn 3 triệu USD/quả, theo SCMP.Phát hiện ra tên lửa đang bay tới, các UAV và xuồng không người lái đã hợp tác với tàu Type 055 để chống lại cuộc tấn công, theo cuộc mô phỏng. Sau khi bụi lắng xuống, tàu Type 055 vẫn không hề hấn gì và các xuồng không người lái vẫn còn đủ đạn dược để chống lại làn sóng tấn công tiếp theo.Cuộc mô phỏng trò chơi chiến tranh nói trên là một minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc thay đổi bản chất của xung đột trên biển bằng cách sử dụng vũ khí không người lái trên diện rộng, theo SCMP.Nhóm tiến hành cuộc mô phỏng nhấn mạnh rằng UAV và xuồng không người lái sẽ mang đến cho quân đội Trung Quốc một "mạng lưới tiêu diệt" hiệu quả cao và chi phí thấp, theo SCMP trích một bài báo được công bố trên tạp chí tiếng Trung Nghiên cứu Tàu chiến vào ngày 13.1.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hải quân Mỹ đối với nghiên cứu trên.
Bóng đá Việt Nam vẫn ngả mũ trước người Thái
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.