Chủ động 'ém tinh binh' có tốt cho sức khỏe?
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.Xu hướng trang điểm tàn nhang giả: Tưởng xấu xí mà duyên dáng dễ thương lạ kỳ
Theo khảo sát vừa được công bố bởi SellCell, mặc dù trí tuệ nhân tạo đã trở thành tâm điểm của ngành công nghệ di động trong những năm gần đây, người dùng smartphone lại không thật sự quan tâm đến các tính năng này trên thiết bị của họ. Cuộc khảo sát với hơn 2.000 người dùng smartphone tại Mỹ, bao gồm khoảng 1.000 người dùng iPhone và trên 1.000 người dùng điện thoại Samsung Galaxy, cho thấy đa số không đánh giá cao giá trị của các tính năng AI do hai hãng lớn là Apple và Samsung phát triển.Cụ thể, có tới 73% người dùng iPhone và 87% người dùng điện thoại Samsung cho rằng các tính năng AI trên thiết bị của họ không mang lại nhiều giá trị trong trải nghiệm sử dụng. Chỉ khoảng 15,4% người dùng iPhone nhận xét Apple Intelligence vượt trội hơn AI của Samsung, trong khi chỉ có 7,8% người dùng Samsung Galaxy nhận xét Galaxy AI ưu việt hơn tính năng AI của Apple.Tuy nhiên, dù không thực sự hài lòng về tính năng AI hiện có, gần một nửa người dùng iPhone (47%) vẫn khẳng định AI là yếu tố quan trọng khi họ quyết định chọn mua smartphone mới. Con số này thấp hơn đáng kể với người dùng Samsung, khi chỉ 23,7% cho rằng trí tuệ nhân tạo là một yếu tố đáng cân nhắc khi chọn điện thoại.Về khả năng trả phí để sử dụng các tính năng AI nâng cao trên điện thoại, đa phần người dùng cả hai thương hiệu đều tỏ ra miễn cưỡng. Có tới 86,5% người dùng iPhone và 94,5% người dùng Samsung tuyên bố sẽ không bỏ tiền để đăng ký các dịch vụ AI bổ sung nếu được yêu cầu.Khảo sát cũng chỉ ra một số tính năng AI đang được người dùng hai thương hiệu ưa chuộng nhất. Với người dùng iPhone, tính năng được dùng nhiều nhất là các công cụ hỗ trợ viết văn bản (Writing Tools) với tỷ lệ sử dụng lên tới 72%. Các tính năng khác cũng được quan tâm gồm Photo Assist, công cụ làm sạch ảnh hoặc xóa vật thể không mong muốn, được 29,1% người dùng thử qua; Notification Smart Reply (trả lời thông minh) đạt 20,9%; Smart Reply (gợi ý phản hồi tin nhắn nhanh) đạt mức 44,5%.Trong khi đó, người dùng Samsung Galaxy chủ yếu yêu thích Circle to Search, tính năng tìm kiếm thông minh khi khoanh vùng đối tượng trong ảnh, với 82,1% từng trải nghiệm. Tiếp theo là tính năng hỗ trợ chụp ảnh (Photo Assist) với 55,5%, cùng với một số công cụ như Chat Assist (trợ lý tin nhắn thông minh, 28,8%) hay Note Assist (hỗ trợ ghi chú nhanh, 28,8%).Lý giải việc chưa mặn mà với AI, đa số người dùng iPhone (57,6%) cho biết họ chưa cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất, trong khi 36,7% nhận xét tính năng AI trên iPhone không thật sự hữu ích và 18,2% cho rằng độ chính xác chưa cao. Người dùng Samsung thì có đến 44,2% đánh giá tính năng AI không hữu ích, 35,5% nhận xét AI thiếu độ chính xác và hơn 30% người dùng còn lại có mối lo ngại về quyền riêng tư khi sử dụng.Khảo sát cũng cho thấy sự trung thành thương hiệu của người dùng smartphone đang giảm đi. Cụ thể, tỷ lệ trung thành với iPhone giảm từ 92% năm 2021 xuống còn 78,9% ở hiện nay. Samsung cũng gặp tình trạng tương tự khi giảm còn 67,2%, thấp hơn đáng kể so với các năm trước đây (74% vào năm 2021).Kết quả khảo sát phản ánh thực tế, mặc dù trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển smartphone, nhưng người dùng vẫn chưa cảm nhận được những lợi ích rõ ràng từ công nghệ này trên các thiết bị hiện tại. Điều này đặt ra bài toán cho các hãng lớn như Apple và Samsung trong việc làm sao để phát triển các tính năng AI thiết thực hơn, gần gũi và mang lại giá trị rõ ràng cho người dùng, thay vì chỉ chạy đua theo xu hướng công nghệ.
Tết Nguyên đán khác Tết Trung Quốc như thế nào?
Thạc sĩ - bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ngày tết thói quen sinh hoạt thay đổi. Đây cũng là thời gian da dễ bị ảnh hưởng nhất. Có rất nhiều bệnh nhân sau tết da nhăn, mắt quầng thâm, mụn trứng cá hoành hành. Nguyên nhân là do ngày tết chúng ta thường ăn các thức ăn giàu chất béo, đồ ngọt khiến làn da đổ dầu nhiều hơn, hình thành nhân mụn, gây mụn trứng cá.Đặc biệt, khi bạn đi chơi xuân, quên sử dụng kem chống nắng gây bỏng nắng, sạm nám do tác động của tia cực tím.Để "cấp cứu" làn da sau tết, bác sĩ Hưng khuyến cáo bạn cần duy trì chăm sóc da như hằng ngày. Thứ nhất, vật bất ly thân bạn không được quên sử dụng kem chống nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng trước 30 phút khi đi ra ngoài, bôi dặm kem chống nắng sau 2 - 3 tiếng. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống được cả tia UVA và UVB. Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.Thứ hai, dưỡng ẩm cho làn da. Đây là cách để giảm khô da, giảm tiết nhờn, bảo vệ làn da khỏi tình trạng ngứa ngáy, mất nước.Bác sĩ Hưng cho biết nếu khu vực có khí hậu lạnh, việc giữ ẩm cho da càng quan trọng. Thời tiết lạnh làm da khô, kích thích bã nhờn dưới da, bong tróc vảy sừng, vảy sừng này có thể gây viêm nang mụn ẩn, gây mụn viêm. Hàng rào bảo vệ da khô thì cũng dị nguyên có thể xâm nhập vào da gây ngứa ngáy, mụn nước cho da. Bạn có thể sử dụng các loại cream, lotion…Thứ ba, tẩy tế bào chết. Tẩy trang và rửa mặt sạch sau khi đi chơi. Bước chăm sóc này để tránh hiện tượng bít tắc lỗ chân lông gây mụn trứng cá. Thứ tư, bạn cần uống đủ nước để dưỡng ẩm từ bên trong. Mỗi ngày bạn duy trì 2 lít nước/ngày, chia làm nhiều lần để cơ thể hấp thụ nước tốt hơn.Nếu bạn chỉ còn 2 - 3 ngày muốn làm đẹp làn da "cấp tốc", bác sĩ Hưng cho biết bạn có thể thực hiện liệu trình chăm sóc da nhẹ nhàng như sử dụng các liệu trình cung cấp vitamin cho da, đắp mặt nạ hoặc laser tác động sắc tố bề mặt da, giúp làn da dễ dàng hấp thụ vitamin hơn.Bạn nên tránh các liệu trình xâm lấn quá nặng cho da như peel sâu, lăn kim… khiến da bị tổn thương. Để duy trì làn da đẹp, bạn nên duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, chất ngọt... sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại, giúp da sáng mịn, tươi tắn hơn.
Cầu thủ Bích Thùy tham gia show thực tế, khóc nghẹn trước cậu bé mồ côi
Giá trị của “nền kinh tế dưới ánh đèn điện” đã không ngừng tăng trưởng các năm qua. Trong khi tại Việt Nam, đây vẫn là mỏ vàng chưa được khai thác triệt để và hiệu quả. Khái niệm “kinh tế đêm” (night-time economy) từng được nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh - quốc gia tiên phong trong phát triển kinh tế ban đêm, với một tổ chức chuyên trách theo dõi và phát triển ngành này mang tên NTIA (Night Time Industries Association). Theo NTIA, nền kinh tế đêm ở Anh hiện là ngành công nghiệp lớn thứ năm, chiếm 8% số việc làm và đạt doanh thu 66 tỷ bảng Anh mỗi năm, tương đương 6% GDP.London là trung tâm của nền kinh tế này, đóng góp 40% doanh thu toàn quốc, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trong các lĩnh vực như khách sạn, nghệ thuật, giải trí. Để thúc đẩy kinh tế đêm, London đã triển khai các chính sách như bổ nhiệm chức danh "Night Czar" (Thị trưởng ban đêm), mở tuyến tàu điện ngầm "Night Tube", tạo ra hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm, thử nghiệm "Khu doanh nghiệp ban đêm" tại Walthamstow, hỗ trợ các doanh nghiệp mở cửa muộn…Một điển hình khác về phát triển kinh tế đêm là Trung Quốc. Vào đầu thập niên 90, “kinh tế đêm” đã manh nha xuất hiện tại đất nước tỷ dân này. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỉ USD. Để kích hoạt thị trường, các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc sẵn sàng giảm giá tiêu thụ điện, mở thêm nhiều hàng quán, dịch vụ.Không chỉ là phố đi bộ, khu ẩm thực, để phát triển kinh tế đêm, Trung Quốc còn đào sâu "mỏ vàng” bằng “mũi khoan” văn hóa. Ví dụ điển hình là “Tám phường mười ba ngõ”, khu du lịch - văn hóa - thương mại - giải trí trọng điểm của thành phố Lâm Hạ (tỉnh Cam Túc), tiếp đón hơn 12 triệu lượt khách khi đi vào vận hành. Mô hình này xác định đẩy mạnh phát triển văn hóa và kinh tế đêm, với việc tối ưu hóa thiết kế quy hoạch không gian, làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ, đưa nghệ thuật ánh sáng vào kiến trúc của toàn khu, để ánh đèn lung linh huyền ảo tôn lên vẻ đẹp của đền đài miếu mạo, những ngôi nhà cổ, cây cầu và dòng suối... Qua đó thu hút du khách đến trải nghiệm, chi tiêu mua sắm. Trong khi đó, Thái Lan, “đối thủ” hàng đầu của du lịch Việt Nam, lại vận hành vô cùng hiệu quả mô hình du lịch dựa trên các hoạt động tổ chức sự kiện, tiệc tùng. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, doanh thu du lịch đã tăng 44% chỉ trong tháng cuối năm 2023, thu về tới 1,6 tỉ USD sau khi quốc gia này nới thời gian mở cửa cho các địa điểm giải trí đến 4 giờ sáng. Thực tế, kinh tế đêm là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch Thái Lan kể từ sau đại dịch SARS năm 2003. Năm 2016, Bangkok đã vượt qua London và New York để đứng đầu danh sách "Thành phố đáng tham quan nhất" của Euromonitor, với gần 35 triệu lượt khách và doanh thu 71,4 tỉ USD. Theo Bloomberg, mỗi du khách trung bình ở lại Bangkok 4,8 ngày và chi tiêu 184 USD/ngày, vượt xa các thành phố như New York và London. Chi tiêu của du khách là yếu tố quan trọng để đo lường tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Mặc dù du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong khu vực và được xếp vào top quốc gia phục hồi du lịch nhanh nhất sau đại dịch, nhưng mức chi tiêu của du khách quốc tế tại Việt Nam vẫn còn thấp. Cụ thể, trong vòng 9 ngày, du khách chi tiêu 96 USD/ngày tại Việt Nam, trong khi con số này ở Thái Lan là 163 USD. Một trong những nguyên nhân khiến chi tiêu du khách tại Việt Nam chưa cao là “lỗ hổng” kinh tế đêm.Sự thiếu hụt các dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đêm khiến du khách rời đi sau khi kết thúc các tour du lịch ban ngày. Điều này không chỉ làm giảm thời gian lưu trú của họ mà còn ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang đều sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế đêm nhờ văn hóa phong phú, ẩm thực đặc sắc và kết nối giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đêm tại đây vẫn chưa được phát triển đồng bộ và bền vững, nguồn thu mang lại chưa cao, dù các tuyến phố đi bộ nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bùi Viện (TP.HCM) đã thu hút khá đông du khách. Theo các chuyên gia, kinh tế đêm tại Việt Nam hiện vẫn còn manh mún và thiếu quy hoạch rõ ràng. Nếu coi kinh tế đêm là "các hoạt động kinh doanh từ 18 giờ đến 6 giờ sáng trong lĩnh vực dịch vụ", thì hiện tại, nhiều chợ đêm chỉ bán hàng vặt, các khu vực đô thị thường vắng vẻ sau 22h, các dịch vụ công cộng như xe buýt, nhà vệ sinh công cộng cũng dừng hoạt động sớm. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế kiểm soát và quản lý bài bản, không quy hoạch khu vực riêng, không có tổ chức chuyên trách quản lý kinh tế đêm… khiến hoạt động này chưa thể phát triển như kỳ vọng.Trong khi thế giới đã thu về hàng tỉ USD từ kinh tế đêm, thì tại Việt Nam, mô hình này vẫn phát triển manh mún, chưa được quan tâm đúng mức. Trên phương diện chính sách, phải đến tận năm 2020, Chính phủ mới ban hành "Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam". Tiếp đó, năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ban hành đề án "Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm". Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và thiếu chiến lược phát triển lâu dài.“Thắp sáng” kinh tế đêm không chỉ là cơ hội thúc đẩy ngành du lịch mà còn là cơ hội để nâng cao giá trị văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia. Để kinh tế đêm bừng sáng, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy hoạch. Qua đó, sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch, góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Hướng đến mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 đón 35 triệu khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm, đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP.