Nhớ quá, chợ nhà lồng Bạc Liêu xưa!
Các bị can bị khởi tố gồm: Nguyễn Hoàng Phương (40 tuổi, trú xã Phong Nẫm, TP.Phan Thiết), Nguyễn Thị Hoàng Oanh (40 tuổi, trú P.Phú Thủy, TP.Phan Thiết) và Nguyễn Ngọc Hải (56 tuổi, trú P.Hàm Tiến, cựu Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Phan Thiết). Tất cả các bị can đều được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, ngày 5.5.2022, Thanh tra TP.Phan Thiết chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan CSĐT Công an TP.Phan Thiết về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ ông Nguyễn Văn Huỳnh với diện tích 506 mét vuông, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.Cơ quan CSĐT Công an TP.Phan Thiết xác định Nguyễn Hoàng Phương với vai trò là công chức địa chính P.Phú Thủy đã không thực hiện việc phối hợp với ban điều hành khu phố để tổ chức họp, thu thập ý kiến của những người dân đã từng cư trú tại khu vực đất của hộ ông Huỳnh làm căn cứ xác định tính pháp lý; điều này dẫn đến việc xác định nghĩa vụ tài chính của hộ ông Huỳnh cho ngân sách nhà nước thấp hơn so với quy định.Bên cạnh đó, cơ quan CSĐT còn xác định Nguyễn Thị Hoàng Oanh, với vai trò là công chức chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Phan Thiết nhưng không thực hiện việc tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh văn phòng làm văn bản hoặc trực tiếp phối hợp UBND phường để xác định lại thời điểm sử dụng đất ở để làm căn cứ xác định đúng nghĩa vụ tài chính về đất của hộ ông Huỳnh, dẫn đến gây thất thoát ngân sách nhà nước.Ngoài ra, bị can Nguyễn Ngọc Hải, với vai trò là Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Phan Thiết, khi Nguyễn Thị Hoàng Oanh trình hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông Huỳnh lên thì Hải chỉ dựa vào đơn xin đăng ký có xác nhận của UBND P.Phú Thủy và biên lai thu thuế nhà, đất để ký phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Điều này khiến cho cơ quan thuế xác định tiền của hộ ông Huỳnh phải đóng thấp hơn quy định, gây thất thoát ngân sách nhà nước.Vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.Phan Thiết thụ lý, điều tra mở rộng theo thẩm quyền.Chủ tịch HÐQT Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ: Khó mấy Vietravel Airlines cũng phải bay
Hỗ trợ xuống dốc
Đã đăng kiểm xong, bỗng xuất hiện lại hơn chục lỗi phạt nguội: CSGT nói gì?
Qua tìm hiểu, vụ hành hung shipper xảy ra vào ngày 10.2 trên địa bàn quận Tây Hồ (thành phố Hà Nội). Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên sáng 11.2, một lãnh đạo Công an quận Tây Hồ cho biết đang vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc.Trên một con đường có phần chật chội, 2 bánh xe va chạm nhẹ với nhau. Tưởng chừng chỉ là một vụ va chạm bình thường, thế nhưng diễn biến vụ việc sau đó mà camera an ninh ghi lại khiến nhiều người ngỡ ngàng.Tuy video không có âm thanh, nhưng qua quan sát hình ảnh thì sau vài lời đôi co, người đàn ông được cho là từ ô tô bước xuống đánh liên tiếp vào người ngồi trên xe máy, mặc dù người phụ nữ gần đó ra sức can ngăn. Những cú đánh liên tiếp khiến đối phương gần như không trụ nổi trên xe. Chưa dừng lại, người đàn ông còn giật luôn nón bảo hiểm rồi đánh vào đầu đối phương.Đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội nhiều giờ qua. Nhiều bình luận bày tỏ bức xúc trước hành vi hành hung người khác của người được cho là bước xuống từ ô tô.
Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỉ USD, khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk - "Thủ phủ cà phê của Việt Nam" đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như tỷ lệ chế biến sâu thấp, sản phẩm chưa đa dạng, áp lực cạnh tranh và tiêu chuẩn thị trường quốc tế ngày càng cao…Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND Tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt nhằm mở rộng cơ hội giao thương, xúc tiến đầu tư và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Chương trình diễn ra ngày 11.3, với gần 800 đại biểu, khách mời, trong đó có 200 khách mời quốc tế, gồm Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đối tác thương mại các nước: Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil..., cùng các tổ chức cà phê Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận.Tại hội nghị, nhiều nội dung chuyên sâu đã được đưa ra thảo luận như thị trường và xu hướng tiêu dùng cà phê; tiêu chuẩn vùng trồng, sản xuất bền vững, định hướng cho ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu; vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm cà phê Việt, xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.Lần đầu tiên tham dự Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, bà Vanusia Noguiera, TGĐ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chia sẻ tại Hội nghị: "Hiện nay, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao cho thấy nhu cầu ngày càng lớn trên toàn cầu. Việt Nam đang là cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn thế giới cần nâng cấp toàn diện, không chỉ trong sản xuất mà còn chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường…". Yếu tố chuyển đổi bền vững trong ngành cà phê được được bà Vanusia Noguiera nhấn mạnh với ví dụ về Úc, "nơi có vùng trồng cà phê được chuyển đổi sang mô hình phát triển du lịch, và đã phát triển những bất động sản du lịch từ cà phê, có giá trị gia tăng cao".Trước đó, phát biểu tại khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: "Để vượt qua những thách thức, ngành cà phê Việt Nam cần phải phát triển thông minh, tuần hoàn và bền vững, để tạo nên sự đột phá, nâng tầm thương hiệu và giá trị cà phê trên trường quốc tế".Tại Hội nghị Giao thương Quốc tế, Trung Nguyên Legend được tỉnh Đắk Lắk chọn trình bày tham luận chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam và xây dựng thương hiệu Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới. Trong gần 30 năm phát triển, với tầm nhìn nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên Legend đã nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cà phê toàn diện trên ba cột trụ: Cà phê vật lý - Cà phê tinh thần - Cà phê xã hội. Thông qua các dòng "sản phẩm cà phê", "trải nghiệm cà phê" và "lối sống cà phê", Trung Nguyên Legend đã tiên phong "tạo ra làn sóng tiêu dùng cà phê Robusta Việt Nam trên toàn cầu" (theo Bloomberg), góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, chinh phục thế giới, và xây dựng Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới.Trong khuôn khổ Lễ hội lần này, nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend có quy mô lớn Đông Nam Á cũng được động thổ. Nhà máy có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bà Vanusia Noguiera, Tổng Giám đốc ICO, nhận định "đây là một hình mẫu cho sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người nông dân, cộng đồng và người tiêu dùng trên toàn thế giới".Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon thế giới" và là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.Từ những năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong 20 năm qua. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới. Năm 2012, tại diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã trình bày "7 sáng kiến chung cho ngành cà phê toàn cầu" nhằm hiện thực hóa xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ kinh tế, văn hóa cà phê có vị thế trên toàn cầu, góp phần đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Năm 2022, thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị, thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố Cà phê của thế giới. Được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, sự đồng hành của các doanh nghiệp cà phê, nhà đầu tư…, chỉ sau 2 năm, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk nói riêng, ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Các công trình, điểm đến đặc biệt của Buôn Ma Thuột như Thành phố cà phê, Bảo tàng thế giới cà phê, Làng cà phê, cùng tour du lịch cà phê, các sản phẩm được sáng tạo nhằm nâng tầm cà phê trở thành văn hóa, nghệ thuật... thu hút đông đảo du khách, người yêu cà phê trong nước và quốc tế đến trải nghiệm, góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Trong đó, khu đô thị Thành phố Cà phê đang dần hoàn thiện theo đúng tầm nhìn là đô thị lõi của Tây Nguyên và là "khu đô thị kiến tạo lối sống mới lành mạnh và tích cực từ cà phê cho cộng đồng" như hãng Warner Bros. Discovery nhận định. Bảo tàng thế giới cà phê, công trình biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam là "bảo tàng độc vô nhị" (Discovery), "nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê" (National Geographic).Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức trao chứng nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia, làm nền tảng cơ sở cho tiến trình đưa "Cà phê sữa đá", "cà phê phin" của Việt Nam và vùng trồng cà phê Buôn Ma Thuột trở thành di sản văn hóa được UNESCO công nhận.Sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, gần 30 năm qua, với sự dẫn dắt của Nhà sáng lập – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn gắn liền với những chính sách, định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, và sự vận động chung của ngành cà phê thế giới nhằm đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Trung Nguyên Legend đã tiên phong triển khai những dự án, sản phẩm nâng cao giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và vị thế của thủ phủ cà phê. Đến nay, hơn 300 sản phẩm cà phê được sáng tạo từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và hệ thống hơn 1.000 hàng quán cà phê đã được Trung Nguyên Legend xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, và tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp và các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu,…Đặc biệt, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend trở thành "đại sứ cà phê ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế, được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, AFF,…Hãng truyền thông Bloomberg qua phim "Trung Nguyên Legend’s Vision for Vietnamese Coffee - The Robusta Awakening" đã nhận định Trung Nguyên Legend là thương hiệu tiên phong "thức tỉnh hạt cà phê Robusta Việt Nam", góp phần "khôi phục sự cân bằng giữa các quốc gia sản xuất và các quốc gia tiêu thụ cà phê". Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Đồng thời, với khát vọng nâng cao vị thế cường quốc cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Việt Nam không chỉ trồng, sản xuất cà phê chất lượng cao mà còn phải là nơi phát huy những giá trị văn hóa, xã hội, hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê toàn cầu, và là nơi khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc.Trong phim "The Tao of Coffee" do Warner Bros. Discovery phát sóng năm 2023, cùng việc đề cao tinh thần quyết tâm và những chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Trung Nguyên Legend được đánh giá là thương hiệu đi đầu trong "công cuộc thay đổi cái nhìn về cà phê Việt Nam trên trường quốc tế".Trong đó, Discovery lần đầu giới thiệu Thiền cà phê - một sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật do Trung Nguyên Legend sáng tạo đóng góp cho văn hóa cà phê thế giới. Theo Discovery,"mọi cách tiếp cận của Trung Nguyên Legend trong việc nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến lối sống cà phê".Trong bài viết "The Tao of Coffee: From Beans to Beauty", theo CNN, Thiền cà phê được "lấy cảm hứng, năng lượng và trí tuệ từ chính cà phê và di sản rộng lớn của nó", nhằm thúc đẩy sự tỉnh thức và giàu có toàn diện.Đặc biệt, bộ phim "The Awakenings of Coffee" phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến nay, đã truyền tải được ý nghĩa sâu sắc của triết lý cà phê đến từ Việt Nam, mang đến một lối sống mới, thanh lành và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Qua đó, Discovery cho thấy rõ cách Trung Nguyên Legend sáng tạo"biến hạt cà phê khiêm nhường… thành một đế chế toàn cầu", và khẳng định mạnh mẽ "Cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là lối sống, một nguồn cảm hứng và năng lượng". Sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước, tinh thần quyết tâm của chính quyền địa phương và chung tay đồng hành của cộng đồng các chuyên gia, người trồng, sản xuất cà phê, cũng như sự nỗ lực của những doanh nghiệp như Trung Nguyên Legend… đã và đang đưa Việt Nam chuyển mình từ một cường quốc xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới về sản lượng, chất lượng, từng bước vươn lên vị trí trung tâm, lấy Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới, khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc của Việt Nam. góp phần hiện thực hóa tầm nhìn 20 tỉ USD/ năm cho ngành cà phê Việt Nam, để một ngày "nói tới cà phê thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam".
Messi sắp trở lại, Inter Miami mừng hơn ‘bắt được vàng’
Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang ở sau những lớp hàng rào thép gai, bất chấp những nỗ lực bắt giữ ông.Nhưng mối đe dọa vẫn chưa chấm dứt, khi một điều tra viên hàng đầu tuyên bố sẽ làm mọi cách để phá vỡ phong tỏa hàng rào an ninh bảo vệ Tổng thống Yoon.Ông Yoon đã ở trong dinh tổng thống ở Hannam-dong kể từ sau khi khi bị quốc hội bỏ phiếu luận tội và đình chỉ vào tháng 12.2024 vì lệnh thiết quân luật mà ông đưa ra.Trong khi đó, những người biểu tình từ cả hai phía ủng hộ và phản đối ông đã bất chấp thời tiết giá lạnh để tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố.Nơi ở của ông Yoon đã được củng cố an ninh bằng hàng rào thép gai và một đội quân nhỏ.Ông Ryu Sam-young là thành viên của đảng Dân chủ đối lập và là cựu sĩ quan cảnh sát cấp cao.“Vì các cửa đã bị chặn, rào chắn cùng dây thép gai đã được dựng lên nên lúc này cần huy động lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát và người có kỹ năng đặc biệt để vượt chướng ngại vật. Để kiểm soát an toàn mọi tình huống có thể xảy ra, nếu có khoảng 300 đến 400 người bên trong (dinh tổng thống), chúng ta sẽ cần số lượng nhân sự gấp khoảng 10 lần và nhiều thiết bị khác nhau để dỡ bỏ các rào chắn. Và điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị cho các vấn đề an toàn — xe cấp cứu dọc theo nên có sẵn nhân viên sơ cứu", ông Ryu nói.Ông Lee Yung-hyeock là giáo sư khoa học cảnh sát tại Đại học Konkuk, chuyên về thực thi pháp luật.Ông cho biết cảnh sát có lợi thế rõ ràng về nguồn lực như máy bay trực thăng để điều động các đơn vị chiến thuật.Tuyên nhiên ông nói thêm rằng không nên xem vũ lực là lựa chọn duy nhất để cân nhắc.Hôm 7.1, người đứng đầu Văn phòng Điều tra Tham nhũng đã xin lỗi vì đã không bắt được tổng thống vào tuần trước.Cơ quan an ninh tổng thống và lực lượng bảo vệ từ quân đội đã ngăn cản các nhà điều tra bắt giữ ông Yoon trong cuộc đối đầu kéo dài 6 giờ.Điều tra viên nói với ủy ban quốc hội rằng văn bản thứ hai phê chuẩn thi hành lệnh bắt sẽ là lần cuối cùng.Một trong những luật sư của ông Yoon cho biết tổng thống không thể chấp nhận việc thi hành lệnh bắt giữ.Họ cho rằng lệnh bắt giữ được ban hành bởi một tòa án không có thẩm quyền, và nhóm được thành lập để điều tra nhà lãnh đạo đương nhiệm không có chức trách như vậy.