Muôn kiểu chân váy siêu ngắn tôn dáng của dàn chân dài Việt
"Đến hôm nay, tôi đã làm việc, gắn bó và trải qua bao thăng trầm cùng với khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định hơn 36 năm. Được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, bản thân tôi rất vui mừng và hạnh phúc vì được xã hội, đồng nghiệp, các cấp… ghi nhận những cống hiến. Bên cạnh vinh dự, tôi cũng nhận rõ trách nhiệm của mình là phải xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho các bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi...", Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng chia sẻ.Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là tuyến cuối của tỉnh Bình Định có vai trò tiếp nhận khám bệnh và nhận thu dung điều trị tất cả các bệnh nhi nặng trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai và Kon Tum chuyển đến. Khoa có quy mô 150 giường bệnh. Qua khảo sát, nhiều năm về trước, số bệnh nhi tử vong do mắc các bệnh nặng như suy hô hấp, suy đa tạng, sốt xuất huyết… chiếm tỷ lệ khá cao. Trước thực trạng trên, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng cùng đồng nghiệp tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp chữa trị tốt nhất, hiệu quả nhất, giúp bệnh nhi giảm thời gian nằm viện và giảm tỷ lệ tử vong.Quyết là làm, trên cương vị trưởng khoa, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng đã mày mò, nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (cấp tỉnh, cấp cơ sở) mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao đối với hoạt động chuyên môn.Từ năm 2015 đến nay, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều kỹ thuật mới. Trong đó, kỹ thuật đo huyết áp động mạch xâm lấn đã giúp khoa Nhi điều trị thành công nhiều bệnh nhân sốc đặc biệt sốt xuất huyết dengue nặng, sốc nặng, sốc kéo dài, suy đa tạng; phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (CPAP) hỗ trợ hô hấp cho người bệnh suy hô hấp tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương đường thở liên tục trong suốt chu kỳ thở; phương pháp đo áp lực bàng quang đánh giá áp lực ổ bụng giúp chỉ định dẫn lưu màng bụng, giảm chèn ép gây giảm tưới máu các tạng, giảm suy đa tạng; phương pháp lọc máu liên tục hay còn gọi là liệu pháp thay thế thận liên tục CRRT…Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng cho biết, trong hành trình tìm lại niềm vui cho các bệnh nhi, ông có nhiều kỷ niệm đáng nhớ như những lần cùng các đồng nghiệp cứu sống bệnh nhân thập tử nhất sinh nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhi tay chân miệng độ 4; lọc máu liên tục kết hợp thay huyết tương cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết dengue, sốc nặng, suy đa tạng, suy gan cấp nặng…Theo cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Hạnh, công tác tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng là người rất tận tụy với công việc. Khi có trường hợp bệnh nặng mới chuyển vào khoa, cần bác Dũng hội chẩn, xử lý gấp, dù không phải ca trực của mình nhưng chỉ cần gọi điện nhờ hỗ trợ là bác có mặt ngay, bất kể ngày hay đêm. "Bác sĩ Dũng như vị cứu tinh cho những bệnh nhi ở đây và như chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi", điều dưỡng Hạnh nói.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Thành Nam Bình, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, khẳng định bác sĩ Phạm Văn Dũng là tấm gương sáng cho các bác sĩ khác noi theo. Ông giỏi về chuyên môn, hết mình vì nghề. Suốt chặng đường công tác của mình, bác sĩ Dũng luôn tích cực mời chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Viện Nhi Trung ương về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ cho tất cả cán bộ, nhân viên trong khoa. Qua đó, góp phần tạo nên thương hiệu, uy tín cho khoa Nhi. Hiểu được tâm huyết của ông, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định cũng đã dành sự quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực cho khoa Nhi để sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh."Có thể nói rằng, đến thời điểm hiện tại, nội lực khoa Nhi vô cùng lớn mạnh. Nếu như trước đây, khi chưa áp dụng những kỹ thuật hiện đại, các trường hợp bệnh nặng đa phần đều tử vong. Bây giờ lại khác, tất cả đều được cứu sống một cách đầy ngoạn mục. Điều đáng vui mừng hơn hết là khoa Nhi còn hỗ trợ đắc lực cho Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên trong việc điều trị các bệnh nhi mắc bệnh nặng mà không cần phải chuyển vào TP.HCM. Khoa Nhi thật sự bước sang trang mới, trở thành điểm đến tin cậy của bệnh nhi trong và ngoài tỉnh", bác sĩ Bình nói.Nhờ những cống hiến to lớn trong lĩnh vực y khoa, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Dũng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2014; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba vào năm 2021; Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc nhân dân năm 2024.Thông xe toàn tuyến đèo Prenn trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn
Từ 14 giờ chiều 8.3, lễ viếng của NSƯT Quý Bình diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia phía nam (quận Gò Vấp, TP.HCM). Người dân đến viếng nam diễn viên phim Nữ bác sĩ đã có thể vào khuôn viên nhà tang lễ chờ đến lượt vào trong tiễn biệt anh. Bên ngoài sảnh chính, lực lượng bảo vệ vẫn được bố trí chặt chẽ nhằm đảm bảo trật tự và không khí trang nghiêm của tang lễ. Những người có mặt được yêu cầu không quay phim, chụp ảnh, livestream… Từ nhiều giờ trước đó, không ít khán giả yêu mến nghệ sĩ đa tài này đã có mặt tại địa điểm kể trên, chờ được vào bên trong viếng nam diễn viên - ca sĩ. Giữa thời tiết nắng nóng, đám đông tập trung lặng lẽ trong khuôn viên nhà tang lễ, kiên nhẫn chờ đợi tang quyến sắp xếp để vào khu vực phía trong tiễn biệt sao phim Dù gió có thổi. Khoảng 15 giờ, khán giả bắt đầu xếp hàng dài, lần lượt vào trong tiễn biệt nghệ sĩ 43 tuổi. Hòa cùng dòng người tiến vào nhà tang lễ, bà Liên (68 tuổi, quận Gò Vấp) chia sẻ khi xem được tin tức Quý Bình qua đời, bà rất bất ngờ và thương cho nghệ sĩ mà mình yêu mến bao năm vì anh còn quá trẻ, sự nghiệp đang nổi bật."Tôi xem nhiều phim Quý Bình đóng, Sông dài, Táo đỏ… nhiều phim lắm nhưng giờ có tuổi nên quên trước quên sau. Thích nhất là xem phim Cá rô, em yêu anh! Vì cậu ấy đóng hiền, mộc mạc và tình cảm lắm! Quý Bình là nghệ sĩ tôi yêu mến nhất, cậu ấy còn ca bolero rất tình cảm, đi vào lòng người, làm giám khảo hay MC gì tôi cũng thấy hay, thấy thích", bà tâm sự.Người hâm mộ lâu năm của nghệ sĩ quá cố xúc động: "Mình đã đến rồi thì cũng ráng đợi để vào trong thắp cho Quý Bình một nén nhang rồi mới về. Không ngờ Quý Bình đi sớm quá!'.Nhiều khán giả lớn tuổi không quản ngại đường sá đạp xe đến nhà tang lễ đến viếng nghệ sĩ Quý Bình, ông Nguyễn Văn Khê (72 tuổi, quận Gò Vấp) là một trong số đó."Tôi biết Quý Bình mắc bệnh rồi mất khi xem tin tức trên mạng. Quý Bình bệnh nặng, phải chữa trị nhưng không cho khán giả hay biết. Tôi rất bất ngờ, cậu ấy đa tài mà mất sớm quá!", ông bộc bạch. Khán giả này cho biết nhiều năm qua, ông thường theo dõi Quý Bình trên màn ảnh và yêu thích những vai diễn gần gũi của anh. Sau khi đọc được thông tin cáo phó và biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng, ông cùng người quen trong xóm đạp xe qua nhà tang lễ để tiễn biệt nam nghệ sĩ.Chiều cuối tuần, ông Đức (74 tuổi) thu xếp thời gian chạy xe từ quận 12 sang Gò Vấp viếng Quý Bình, từ biệt nam nghệ sĩ mà mình yêu mến qua nhiều vai diễn gần gũi trong Cá rô, em yêu anh!, Dù gió có thổi, Sông dài… "Quý Bình diễn rất nhiều phim hay, lâu lâu tôi còn nghe cậu ấy hát bolero. Mấy năm Quý Bình vắng bóng, tôi không còn được nghe hát, được xem phim của cậu ấy nữa, đến khi hay tin Quý Bình mất, tôi bất ngờ lắm!", khán giả này chia sẻ.NSƯT Quý Bình qua đời lúc 11 giờ ngày 6.3. Lễ viếng được tổ chức vào 14 giờ, ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu diễn ra lúc 13 giờ ngày 9.3, lễ động quan vào 13 giờ 30 cùng ngày. Sau đó linh cữu được hỏa táng tại tháp Long Thọ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Gia đình NSƯT Quý Bình xin miễn chấp điếu, không nhận hoa, phẩm vật, không tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của báo chí.Trao đổi với chúng tôi, anh trai cố nghệ sĩ cho biết những ngày cuối đời, nam diễn viên từng chia sẻ tâm nguyện muốn tổ chức tang lễ yên tĩnh, nhẹ nhàng.
‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 37: Đông bỏ trốn, bà Giang gồng ‘nợ nóng’
Ông Nguyễn Đức Minh, Đại sứ đại biện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, các hoạt động thể thao nói chung và các giải bóng đá có ý nghĩa tích cực, thiết thực, bổ ích. "Tôi rất ủng hộ các hoạt động của FAVIJA nói chung và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản nói riêng. Các chương trình này giúp cho cộng đồng người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ hướng đến những mục đích tốt đẹp như rèn luyện sức khỏe, tăng cường giao lưu trao đổi, đoàn kết", Đại sứ đại biện Nguyễn Đức Minh cho biết.
Đây là phiên bản tái sinh của ca khúc cùng tên, nằm trong EP Thất tình toàn tập từng được Mai Tiến Dũng trình làng cuối tháng 11.2024. Song ở lần này, sự kết hợp cùng Lương Bích Hữu mang đến màu sắc mới mẻ, tái hiện câu chuyện tình yêu đầy xót xa. Lương Bích Hữu và Mai Tiến Dũng đều là những gương mặt vô cùng quen thuộc với khán giả, đặc biệt là sau chương trình Ca sĩ mặt nạ và Bài hát của chúng ta. Mai Tiến Dũng nói giọng ca 8X không chỉ là đồng nghiệp mà còn là thần tượng nên anh thích thú khi có dịp kết hợp cùng. “Vì lòng mến mộ của tôi mà 2 chị em đã trò chuyện với nhau rất nhiều. Sau đó, cả 2 lại tiếp tục gặp nhau ở Bài hát của chúng ta và cũng có kết hợp một vài lần trên sân khấu, nhưng cảm giác vẫn chưa trọn vẹn lắm. Cho đến khi có ý định ra mắt EP Thất tình toàn tập, tôi đã ngỏ lời mong muốn kết hợp cùng chị Hữu. Và chị Hữu luôn sẵn sàng vì lời hứa hai chị em sẽ kết hợp với nhau, tạo ra một sản phẩm âm nhạc mới mà không phải là ở các show thực tế”, Mai Tiến Dũng kể. Bên cạnh đó, Mai Tiến Dũng cho biết đang ấp ủ những dự án âm nhạc mới với những câu chuyện, cảm xúc và hình tượng khác lạ, nâng cấp hơn. Nam ca sĩ hài hước thừa nhận bản thân "không muốn thất tình nữa". “Tôi muốn tạm khép lại những màu âm nhạc buồn bã”, anh chia sẻ. Về kế hoạch trong năm 2025, Mai Tiến Dũng nói ngoài việc thực hiện những điều dang dở ở năm cũ, anh muốn mang đến những sản phẩm có màu sắc tươi trẻ, sôi động. “Tôi muốn đánh dấu thêm sự trẻ trung và khả năng trình diễn để khán giả sẽ biết thêm một Mai Tiến Dũng không chỉ là thất tình, không chỉ ballad, mà đó là một Mai Tiến Dũng cũng rất máu lửa”, nam ca sĩ bộc bạch.
Uncharted Legacy of Thieves Collection đã có ngày phát hành trên PC
Trong thời gian nằm điều trị bệnh phổi tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ông T. xuất hiện triệu chứng tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tức và chướng bụng. Bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Trường Nam, Khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, siêu âm ghi nhận thận phải của người bệnh có khối u, đường kính 3,5 cm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) xác định ung thư ở giai đoạn khu trú, chưa xâm lấn sâu vào thận và chưa lan ra các vùng quanh thận.Theo bác sĩ Nam, phẫu thuật nội soi cắt trọn khối u, bảo tồn thận là phương án điều trị tối ưu cho trường hợp này. Ông T. được tầm soát kỹ các nguy cơ phát sinh biến cố hô hấp, chảy máu nhiều… do tiền sử nhiều lần cấp cứu, điều trị hồi sức tích cực (ICU) vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mắc thêm bệnh mạch vành, đang sử dụng thuốc chống đông máu.Bác sĩ Nam lựa chọn nội soi qua đường hông lưng nhằm giảm áp lực lên ổ bụng, giảm tác động đến phổi của người bệnh, hạn chế nguy cơ phát sinh biến cố hô hấp trong quá trình phẫu thuật. Quan sát trên màn hình nội soi, ê kíp phối hợp bóc tách, tiếp cận khối u thận. Sau khoảng 180 phút, u được lấy ra ngoài. 3 ngày sau ca mổ, ông T. phục hồi nhanh, không đau, có thể đi lại bình thường và được xuất viện.Theo bác sĩ Nam, trong các loại ung thư thận, ung thư biểu mô tế bào thận như trường hợp ông T. phổ biến nhất, chiếm khoảng 90-95% trường hợp.Ung thư thận giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng, người bệnh thường chỉ tình cờ phát hiện nhờ siêu âm bụng khi khám sức khỏe. Một số trường hợp gặp tình trạng tiểu máu, đau tức hông lưng (có khối u) hay có thể sờ thấy khối u.Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư thận như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, tăng huyết áp… Khi người bệnh có biểu hiện đau nhức xương, ho dai dẳng, khả năng ung thư đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác.Bác sĩ Nam khuyến cáo người có những triệu chứng nêu trên cần đến bệnh viện khám để phát hiện bệnh sớm. Nếu ung thư đã tiến triển, xâm lấn sâu, ngoài cắt toàn bộ quả thận chứa khối u, người bệnh có thể cần điều trị hỗ trợ như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích… Để giảm nguy cơ mắc ung thư thận, chúng ta cần tránh hút thuốc lá, duy trì cân nặng phù hợp, kiểm soát cao huyết áp và tiểu đường (nếu có), hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, khám sức khỏe định kỳ.