'Năm nay em thi sư phạm, có sợ thất nghiệp không?'
Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã kết thúc nhận vé vào ngày 5.1.2025. Trong số 2.000 sinh viên và người lao động may mắn có trên tay tấm vé về quê đón Tết Ất Tỵ cùng gia đình, không ít câu chuyện khiến nhiều người phải xúc động.Em Trần Thị V.V (sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, quê Bình Định) là một trong những hoàn cảnh như thế. Bố mẹ ly hôn khi V.V còn trong bụng mẹ, một mình mẹ V.V phải nuôi nấng và chăm sóc 4 chị em. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng với 1 con bò, trong khi mẹ em năm nay cũng đã lớn tuổi, thường xuyên bị đau lưng và chân nhưng vẫn phải làm nhiều việc nặng nhọc để trang trải chi phí. "Tết đến em rất muốn sớm về để đón tết cùng mẹ, nhưng mà nghĩ đến tiền xe thì rất lo lắng. Vì tiền xe năm nào em về cũng tầm 800 ngàn trở lên, đó là một số tiền khá lớn đối với em", V.V chia sẻ. Năm nay là lần đầu tiên cô sinh viên này nhận được vé xe Tết sum vầy và đây chắc chắn sẽ là một hành trình đầy ấm áp với V.V trước thềm xuân mới.Sinh ra tại Hà Tĩnh, cô sinh viên năm nhất Lương Thị H.T (sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cũng đang háo hức được về quê đoàn tụ với gia đình vào ngày 20.1.2025 sắp tới. Gia đình vốn đã khó khăn, em trai H.T lại không may mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, đã chữa trị 3 năm vẫn không thuyên giảm. Hằng tháng, gia đình H.T vẫn phải lo cho em trai đi bệnh viện uống thuốc định kỳ, đồng thời vay mượn để lo cho việc học của em. T chia sẻ: "Cái tết đầu tiên xa nhà em rất muốn được về nhà nhưng do tiền vé không hề rẻ. Để cha mẹ phải bỏ một số tiền không nhỏ để em về quê ăn tết, em thật sự rất thương và rất băn khoăn. Nhưng năm đầu xa nhà ăn tết một mình nơi đất khách em cũng rất buồn và tủi thân". Nhận tin sẽ được chương trình chuyến xe Tết sum vầy hỗ trợ vé về Hà Tĩnh, H.T không kìm được nước mắt xúc động.Không chỉ sinh viên, câu chuyện của những người lao động khó khăn cũng khiến bất cứ ai cũng phải ngậm ngùi. "Tôi Trần Nguyên B., là một người mù bẩm sinh, khi sinh ra hai mắt tôi hoàn toàn không nhìn thấy một xíu ánh sáng nào. Cảm nhận thế giới xung quanh của tôi là một màu đen vô tận. Hiện tại tôi đang sống và lao động ở TP.HCM, sau tôi là hai đứa em gái đang tuổi ăn tuổi học và một mẹ già, còn bố tôi mất cách đây 10 năm, với đồng lương ít ỏi mà mẹ tôi đi làm thuê thì không đủ để trang trải và lo cho hai đứa em", đó là những dòng tâm sự đầy xúc động của anh B. (quê ở thành phố Huế) gửi về chương trình.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy đến với anh trong tình trạng kinh tế khó khăn khiến công việc xoa bóp bấm huyệt anh đang làm không còn đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Tấm vé nghĩa tình từ chương trình sẽ đưa anh về quê ăn tết với mẹ và hai em ở quê, để an ủi cho những nhọc nhằn trong năm cũ và thắp lên hy vọng vào một năm 2025 khởi sắc hơn.Chương trình Tết sum vầy do Báo Thanh Niên phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam trao tặng 2.000 tấm vé xe về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 cho sinh viên và người lao động khó khăn. Lễ tiễn chia tay sinh viên và người lao động sẽ tổ chức vào sáng 20.1.2025 tại Sân 4A, Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 04 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1). Chương trình được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phần quà Tết ý nghĩa cùng lời thăm hỏi động viên từ lãnh đạo các ban ngành.Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Chỉ còn ít ngày nữa, chuyến xe sẽ chính thức khởi hành, mang theo niềm hân hoan và ước vọng về một năm mới ngập tràn yêu thương, hạnh phúc.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy 2025 là hoạt động xã hội thường niên, có ý nghĩa tinh thần to lớn khi diễn ra cận Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất với người dân Việt Nam. Sau khi hoàn tất việc phát vé, ban tổ chức đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo để chuyến xe được tổ chức thành công, an toàn.Khi bầu Đức vác tù và hàng tổng: Ai cứu HAGL?
minh họa: SHUTTERSTOCK
Xôi đỗ đen gói trong lá sen già
Chia sẻ cách chăm sóc giống mèo này, Thủy Tiên nói chúng thích nghi khá tốt với khí hậu tại Việt Nam. Cô không để mèo trong môi trường quá lạnh vì có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, bị sổ mũi. "Mình thường cho mèo ăn hạt và thịt tươi, giúp lông mượt và các đốm vằn nhìn rõ, đẹp hơn. Mèo trưởng thành có thể ăn hết 300 gram thịt trong một bữa", Tiên nói.
Mới đây, sau khi tiếp nhận phản ánh của bạn đọc (BĐ) thông qua Báo Thanh Niên về tình trạng nút giao lớn nhất khu nam TP.HCM (nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ) đã thông xe nhưng đường vẫn chưa thoáng, các đơn vị chức năng đã có điều chỉnh.Cụ thể, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp.Trước đó, nhiều BĐ phản ánh sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, hệ thống đèn tín hiệu vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ.Trong sáng 7.2, theo quan sát của PV Thanh Niên, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh, giúp tình hình lưu thông qua khu vực này trở nên thông thoáng.Nhận xét về một thao tác điều chỉnh nhỏ thời lượng đèn tín hiệu có thể giúp giao lộ nhanh chóng thông thoáng, BĐ Khải nêu: "Theo tôi, việc này rất đơn giản và dễ làm. Chịu khó đi quan sát, kiểm tra sẽ thấy thôi. Còn nhiều ngã tư kẹt cứng trong việc phân luồng vì đèn giao thông chưa hợp lý". BĐ namnguyen0144 nhận xét thêm: "Không chỉ đèn tín hiệu, tại nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ việc phân làn đường chưa khoa học cũng tạo nhiều xung đột".Từ những ý kiến trên, BĐ Thủy đặt vấn đề: "Thời lượng đèn tín hiệu giao thông phải căn cứ từ khảo sát thực tế lưu thông". Cùng suy nghĩ, BĐ Thành Phạm nhận xét: "Không chỉ riêng ở nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ mà nhiều nút giao khác cũng cần khảo sát, điều chỉnh sao cho phù hợp thực tế. Các đơn vị quản lý nên chủ động tăng kiểm tra chứ đừng để "con khóc mẹ mới cho bú".Tán thành, BĐ Nguyen Anh Nghi cho rằng: "Rất cần thiết để có thêm những điều chỉnh nhỏ như trên nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn, thuận lợi lưu thông trên cả nước".Đa số BĐ hoan nghênh việc các cơ quan quản lý đã nhanh chóng tiếp nhận, khảo sát, phối hợp xử lý những bất cập trong giao thông được người dân phản ánh. Tuy nhiên, không ít BĐ tỏ ý ngại ngần vì "nhiều lúc muốn phản ánh mà sợ không có ai nghe".BĐ Tuấn An nêu: "Bên cạnh việc khảo sát thực tế thì chính ý kiến từ người dân sử dụng hệ thống giao thông mỗi ngày sẽ giúp thu thập thông tin hiệu quả nhất. Tôi cho rằng cơ quan quản lý hạ tầng giao thông của TP.HCM cần có thêm nhiều kênh tiếp nhận đóng góp của người dân"."Chỉ cần kiểm tra hình ảnh camera giao thông là ngồi nhà cũng có thể nắm bắt tình trạng ra sao, cần gì phải đợi báo chí phản ánh mới biết", BĐ Duc Bui nhận xét. BĐ Huỳnh Khư ý kiến thêm: "Lần trước đọc báo, mình có thấy thông tin về quy trình rườm rà chỉ để xử lý việc thay đổi đếm giờ của đèn tín hiệu. Điều này cũng cần được giải quyết thấu đáo".* Còn nhiều đèn giao thông hoạt động chưa hợp lý trong thành phố. Cần quan tâm thêm.Tân Thanh* Khi cài thời lượng đèn tín hiệu thì cũng phải từ thực tế như thế nào, chứ không phải khi dân phản ánh mới chỉnh sửa.Hieu Doan* Đa phần kẹt xe là do cài đặt thời lượng đèn đỏ nhiều hơn đèn xanh. Hieu Nguyen Duy
Kỳ Duyên lạnh lùng 'đọ sắc' Đỗ Mỹ Linh trong sự kiện
Ngày 9.2, anh Trần Đăng Dân (46 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) về việc ông Trần Vệ (66 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình; ba ruột anh Dân) chở cháu đi học rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngày, chưa thấy về.Theo anh Dân, sáng 7.2, ông Vệ chạy xe đạp từ nhà ở đường Liên ấp 2-3-4 (xã Vĩnh Lộc A) chở cháu gái đến Trường tiểu học Vĩnh Lộc 2 (H.Bình Chánh) để đi học. Sau khi chở cháu gái đi học, đến trưa cùng ngày, người nhà không thấy ông Vệ quay về nhà nên đi tìm. Đến thời điểm hiện tại, đã 2 ngày gia đình mất liên lạc hoàn toàn với ông Vệ. Gia đình đi tìm nhiều nơi nhưng không gặp và cũng đã báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) để hỗ trợ tìm kiếm ông Vệ.Cũng theo anh Dân, hằng ngày con gái anh đi học đều do cha mẹ hoặc nhờ hàng xóm đưa đi giúp.Sáng 7.2, khi mọi người chưa kịp đưa bé đi học, vì thương cháu, ông Vệ lấy xe đạp chở cháu đi học.Đoạn đường từ nhà anh Dân đến trường học của con gái chỉ hơn 1,5 km. Tuy nhiên, theo anh Dân, ba ruột của anh từ quê Quảng Bình mới vào TP.HCM được 1 ngày (vào ngày 6.2) để thăm con cháu. Do chưa quen đường, đây có thể là nguyên nhân khiến ông Vệ bị lạc. Theo đó, khi đi ông Vệ chạy chiếc xe đạp màu trắng, quần dài màu xanh bộ đội, áo xanh biển đậm.Ông Trần Vệ đã mất liên lạc 2 ngày nay, hiện gia đình anh Dân cùng Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) đang tìm kiếm. Người dân khi thấy hay biết thông tin gì về ông Trần Vệ xin liên hệ gia đình qua số điện thoại 0938 717415.