Nam Định: Một du khách bị đuối nước mất tích tại bãi tắm tự phát
Giáo hoàng Francis đã được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome (Ý) vào sáng 14.2 để "làm một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục điều trị viêm phế quản", theo Vatican. Ông sẽ ở trong một phòng dành riêng cho các giáo hoàng.Giáo hoàng Francis đã phải chịu đựng các vấn đề về hô hấp trong hơn một tuần qua, khó thở trong những ngày gần đây và đã để trợ lý đọc những bài phát biểu của ông. Ông đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ.Tại một sự kiện hôm 12.2, Giáo hoàng Francis đã thở hổn hển, nói rằng ông "vẫn chưa thể" đọc bài phát biểu của mình, và mỉm cười nói tiếp: "Tôi hy vọng lần sau tôi có thể đọc".Giáo hoàng Francis đã nhập viện 3 đêm vào tháng 3.2023 vì viêm phế quản. Đến tháng 12.2023, ông đã phải hủy chuyến thăm Dubai để tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc do một đợt viêm phế quản khác.Giáo hoàng người Argentina này đã gặp phải các vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, trong đó có chứng viêm đại tràng. Ông đã phải ngồi xe lăn kể từ năm 2022 do đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.Dù gặp vấn đề về sức khỏe, Giáo hoàng Francis hiếm khi nghỉ ngơi. Vào tháng 9.2024, ông đã hoàn thành chuyến công du 4 nước, chuyến đi dài nhất trong nhiệm kỳ giáo hoàng của ông về thời gian và khoảng cách. Ông không bao giờ nghỉ lễ và luôn bận rộn, thỉnh thoảng có hàng chục cuộc họp trong một buổi sáng.Những vấn đề sức khỏe của Giáo hoàng Francis thường xuyên làm dấy lên suy đoán về tương lai của ông, đặc biệt là khi người tiền nhiệm của ông, Benedict XVI, đã từ chức vì sức khỏe yếu vào năm 2013.Tuy để ngỏ khả năng từ chức nếu không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Giáo hoàng Francis đã nói rằng hiện tại ông sẽ không đi đâu cả. Trong cuốn hồi ký được xuất bản vào năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã viết rằng ông "không có lý do nào đủ nghiêm trọng để khiến tôi nghĩ đến việc từ chức".Những tấm lòng vàng 4.3.2023
Bộ Công an cho biết, trong ngày 30.1 (tức mùng 2 tết Nguyên đán 2025), lực lượng công an toàn quốc đã tiếp nhận, xử lý 67 vụ và 64 đối tượng vi phạm pháp luật.Trong đó, tội phạm về trật tự xã hội 37 vụ và 38 đối tượng; 11 tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ với 10 đối tượng; 6 vụ phạm tội về ma túy với 11 đối tượng; 4 vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao; 13 vụ vi phạm các quy định về an toàn giao thông với 5 đối tượng…Trong ngày, toàn quốc xảy ra 53 vụ cháy tại 20 địa phương, làm 3 người bị ngạt khói.Công an các địa phương cũng khởi tố 48 vụ, 64 bị can. Trong đó 26 vụ phạm tội về trật tự xã hội với 36 bị can; 9 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, chức vụ với 8 bị can; 6 vụ phạm tội về ma túy với 16 bị can; 1 vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao; 6 vụ vi phạm các quy định về an toàn giao thông với 4 bị can; bắt 46 vụ đánh bạc với 173 đối tượng; bắt 3 đối tượng truy nã; vận động thu hồi 4 khẩu súng.Lực lượng công an cấp xã các địa phương cũng phát hiện, xử lý 22 vụ với 119 đối tượng vi phạm pháp luật.Theo Bộ Công an, trong ngày 30.1, toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết và 50 người bị thương.Công an tỉnh Nam Định cũng đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 15 giờ cùng ngày khiến 7 người chết, 2 người bị thương tại Km153+500 thuộc cầu Nam Vân (TP.Nam Định, tỉnh Nam Định).
IELTS: Thí sinh Việt Nam có thể thi lại một kỹ năng chưa ưng ý
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Cách chơi ‘Baldur's Gate 3’ bản chính thức trên máy Mac M1 và M2
Phía trước tay lái chồng ly nhựa cao nghệu, chai nước đường, ca hạt trân châu, nước uống, bịch nylon... Một lần, tôi ghé mua đứng lại hơi lâu và nghe câu chuyện của chị.Trước kia chồng chị làm thợ hồ, bị té gãy tay phải bắt 6 con ốc vít, thấy vợ bán đậu hũ cực quá, tay chưa lành hẳn anh đã đi làm trở lại mong chia sẻ bớt phần nào cho vợ. Vì đi làm sớm, cái tay như bị "chênh", xương nhô lên nhói nhức mỗi khi trở trời. Không có tiền để mổ, coi như cam chịu. Sinh con muộn, con gái năm nay học lớp 12, tiền học thêm, học phí ở trường... Mình chị cáng đáng hết.27 năm gánh đậu hũ đi bán khắp nơi, vừa gánh vừa chạy. Mỗi ngày đi về cả chục cây số là bình thường. Qua năm thứ 28, một lần chị đang gánh bị ngã khuỵu, hai cái vai đau khủng khiếp. Đi bệnh viện bác sĩ không cho gánh nữa, bảo rằng, dây thần kinh bị chèn ép, nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến vận động.Mấy cô khách quen thấy vậy cho chị tiền mua chiếc xe đạp.Đi từ sớm đến trưa mới về nhà, nghỉ ngơi một chút rồi nhồi bột năng làm trân châu. Mỗi ngày làm 3 ký bột, nhờ có cô em phụ giúp nên đỡ phần nào.Nửa đêm người ta chưa ngủ thì hai chị em thức dậy nấu đậu đến sáng mang đi bán luôn. Lúc này bán chậm, nhiều hôm 2 giờ chiều mới hết. Vừa rồi đám giỗ mẹ mà không có tiền về Quảng Ngãi, ngồi buồn nhớ mẹ không kìm được nước mắt.Tôi không biết an ủi chị thế nào, mỗi lời nói của tôi, không khéo có thể làm chị buồn, tủi phận hơn. Chị hé vai áo cho tôi xem hai cái hõm sâu đều hai bên, dấu vết 27 năm gánh đậu hũ. Nhìn hai dấu sẹo lõm trên vai của chị, tôi chỉ biết thở dài, nó đã kể hết câu chuyện một đời vất vả, lam lũ từ khi bỏ xứ vào Sài Gòn làm ăn.2. Mỗi lần có dịp ra khu ẩm thực đối diện chợ Nguyễn Văn Trỗi, tôi hay ghé ăn chén đậu hũ, nghe chị bán đậu kể chuyện đời.Câu chuyện giữa chúng tôi luôn dông dài.Hồi lấy chồng đến khi có con, chị không có công việc làm ăn ổn định, chỉ đi bó bông điệp bán cúng rằm, mùng một. Một người hàng xóm rủ chị vào Sài Gòn làm ăn.Chị nhớ như in đó là ngày 23 tháng giêng năm chị 26 tuổi, chị hàng xóm dẫn ra chợ Bà Chiểu sắm cho đôi gióng bằng mây, cái rổ đựng lò bằng tre.Trước chị bán ở bờ kè đắt lắm, nhưng rồi đau lưng gánh đi không nổi nên chọn ngồi ở hẻm này đã 26 năm rồi. Khách ăn thời còn sinh viên, ra trường về quê làm việc, lập gia đình. Đến đời con cái họ vào Sài Gòn học cũng đến đây ăn đậu hũ.Hồi còn gánh đi bán dạo đau vai lắm. Đòn gánh vừa chạm vào vai là đau nhói, nhưng một lúc, vai nóng lên cảm giác hết đau. Chiều về, chỗ gánh bị lở ra phải bôi thuốc. Vết thương se mặt lại, êm được buổi tối. Ngày mai gánh thì nó lở tiếp... Vai áo phải may đệm mấy lớp mút mềm bên trong. Bây giờ còn để lại hai cái hõm sâu trên vai, rờ vào thấy lợn cợn như thịt bị nát. Chị bảo tôi lấy tay ấn xem, quả đúng vậy, ở hai chỗ lõm, bên trong đầy các hạt lộm cộm.Có rất nhiều gánh, xe đẩy, xe đạp đậu hũ trên khắp đường phố Sài Gòn. Tôi không biết có bao nhiêu gánh đậu hũ lõm vai đưa con vào đại học, giúp đỡ người ở quê, tích lũy khi về già... Người miền Trung cần cù chịu khó, Sài Gòn là vùng đất rộng mở, hết thế hệ này đến thế hệ khác tìm đến nối tiếp cuộc mưu sinh xa xứ!