Top 10 ĐH tốt nhất thế giới năm 2024
Kentrell Barkley của Saigon Heat lần thứ 3 liên tiếp đạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận với một “tripble-double” (có 3/5 chỉ số chính đạt ít nhất 10), 24 điểm, 16 bắt bóng và 10 kiến tạo.Thực hư câu chuyện bà cụ ăn xin có 9 bao tải tiền
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
Thái Lan chào mời dự án xây đường tránh eo biển Malacca 28 tỉ USD
Sáng nay 15.1.2025, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) chính thức ký kết hợp đồng thiết kế Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC với Tập đoàn Rieckermann (Đức) - nhà thiết kế hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhà máy vắc xin và dược phẩm.Rieckermann là tập đoàn uy tín toàn cầu, có hơn 130 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nhà máy sản xuất dược phẩm, vắc xin và sinh phẩm trên toàn thế giới. Rieckermann đã thiết kế nhiều nhà máy sản xuất vắc xin và dược phẩm của các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GSK, MSD, Roche… theo các tiêu chuẩn cao cấp về nhà máy sản xuất dược phẩm GMP của EU, FDA, PIC/S, WHO.Để đáp ứng các yêu cầu cao từ phía VNVC, Rieckermann đã sử dụng tối ưu diện tích hơn 26.000 m2 để thiết kế một khu nhà máy phức hợp hiện đại gồm các khu vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tòa nhà nuôi và nghiên cứu trên động vật; các khu vực tiện ích khác. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao tầm quốc tế.Trong đó, khu vực nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về GMP cao cấp của EU, FDA, PIC/S và WHO. Tòa nhà chuyên biệt nuôi động vật thí nghiệm để thực hiện các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng cho vắc xin, sinh phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế GLP (thực hành tốt phòng kiểm nghiệm) và AAALAC (tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chăm sóc động vật thí nghiệm quốc tế). Đây đều là những tiêu chuẩn cao cấp đảm bảo các tiêu chuẩn pháp lý và nhân đạo rất quan trọng của lĩnh vực này.Đặc biệt, toàn bộ nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design). Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho một công trình xây dựng xanh toàn diện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiến đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo xu hướng hiện đại của thế giới. Đây sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn này, thực hiện mục tiêu cắt giảm tổng lượng khí thải nhà kính về 0 của Việt Nam đến năm 2050.Như vậy, khi đi vào hoạt động, Nhà máy VNVC sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và môi trường. Nhà máy đặt dấu mốc mới và quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững cho ngành tiêm chủng vắc xin Việt Nam, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành nước tự chủ vắc xin nhằm đảm bảo an ninh y tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam trên phạm vi quốc tế.Phát biểu tại buổi ký kết, ông Jorge Domingo Guerra - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Rieckermann, cho biết dự án này không chỉ minh chứng cho sự phát triển vượt trội trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng dược phẩm sinh học của Việt Nam mà còn là một bước tiến trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe toàn cầu.Ông Jorge Domingo Guerra cam kết Rieckermann sẽ cung cấp cho VNVC một thiết kế sáng tạo, đẳng cấp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và tính bền vững lâu dài, đảm bảo sản xuất liên tục các loại vắc xin và các sản phẩm sinh phẩm quan trọng theo các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới."Bằng cách tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm trong các giải pháp kỹ thuật, chúng tôi tự tin rằng nhà máy sản xuất vắc xin của VNVC sẽ trở thành trụ cột của Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung các loại vắc xin, sinh phẩm quan trọng cho người dân trong nước và thế giới. Hợp tác này không chỉ xây dựng một cơ sở mà còn đặt nền móng cho một tương lai khỏe mạnh bền vững hơn", ông Jorge Domingo Guerra chia sẻ trong phần phát biểu.Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC sẽ là một trong những nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất hiện đại gồm công nghệ đóng lọ, xilanh và bút tiêm; đặc biệt là dây chuyền chiết rót và đóng gói dạng lọ, xilanh, bút tiêm theo công nghệ isolator - đây là công nghệ sản xuất vô trùng hiện đại của thế giới, được VNVC đưa đầu tiên tại Việt Nam, đến thời điểm hiện nay.Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy VNVC sẽ hợp tác với các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, tham gia từng bước các công đoạn trong quá trình sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tiến tới nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất độc lập.Trước đó vào tháng 10-2024, VNVC đã bước đầu thỏa thuận hợp tác, hướng đến chuyển giao công nghệ, sản xuất một số vắc xin của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi (Pháp) tại nhà máy của VNVC như vắc xin cúm, vắc xin 6 trong 1, giúp Việt Nam chủ động nguồn vắc xin chất lượng cao cho trẻ em và người lớn, không chỉ phụ thuộc nguồn nhập khẩu.Ngoài sản xuất vắc xin, khu phức hợp nhà máy VNVC cũng chuẩn bị các hạ tầng hiện đại cho việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới trong và ngoài nước đến làm việc.Cùng với việc VNVC khởi động nhà máy vắc xin và sinh phẩm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành viên cùng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với VNVC, dự kiến khởi công xây dựng trường Đại học Tâm Anh vào cuối năm nay, góp phần nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục, khám chữa bệnh, y tế dự phòng, sản xuất vắc xin và sinh phẩm chất lượng cao, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân Việt Nam.
Các cầu thủ đã thi đấu hết mình, vì màu cờ sắc áo, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay, cân sức, cân tài, với những pha bóng, những bàn thắng đẹp mắt. Đội bóng Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long (thuộc Liên đoàn Lao động quận Đống Đa - Hà Nội) lên ngôi vô địch.
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình Lê Viết Hải: Cơ hội vàng để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình
Ngày 17.1, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Giang Vũ Vi (34 tuổi, ngụ Bình Dương) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo điều tra, Nguyễn Giang Vũ Vi từng làm nhân viên cho một ngân hàng có chi nhánh tại Bình Dương. Khoảng tháng 8.2023, Vi đưa ra thông tin gian dối về việc làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng để vay tiền của nhiều người. Sau khi vay được tiền, Vi không thực hiện đáo hạn ngân hàng như thông tin đã đưa ra mà lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân và trả nợ.Qua điều tra, Vi đã lừa đảo của nhiều người, với số tiền gần 9,5 tỉ đồng.Khám xét nơi ở của Vi tại P.Hiệp Thành (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), công an còn phát hiện 2 gram ma túy đá và dụng cụ sử dụng. Qua kiểm tra y tế, kết quả Vi và Nguyễn Thành Thái Duy (34 tuổi, chồng Vi) cùng dương tính với ma túy.Ngay sau đó, Nguyễn Thành Thái Duy cũng bị bắt khẩn cấp để điều tra làm rõ hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.Cơ quan điều tra đề nghị ai từng là nạn nhân của Nguyễn Giang Vũ Vi khẩn trương liên hệ với đơn vị này để cung cấp thông tin phối hợp phục vụ công tác điều tra làm rõ vụ án.