Ngày hè, thưởng thức bánh tôm quê
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Hoạt động PvE nơi 'lụm' EXP và các vật phẩm giá trị trong Kiếm Thế Origin
Sau khi phần trang trí khung lưới đã chảy bớt nước, chị Quyên sẽ úp khuôn giấy lên những chiếc khăn phơi đã chuẩn bị trước đó. Kế đến, chị sử dụng khăn có độ thấm hút tốt để nhấn xuống, ấn nhẹ nhàng. Như thế, vừa hút ẩm vừa giúp cho mặt giấy phẳng hơn.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 2.4.2024
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Theo The Economist, động thái này bắt đầu từ ngày 5.3. Phóng viên Oliver Carroll viết trên mạng xã hội rằng “Mỹ đã cắt một đường liên lạc tình báo quan trọng để cảnh báo lúc 2 giờ chiều 5.3 tại Ukraine. Trước đó là cắt dữ liệu mục tiêu cho HIMARS”.HIMARS M142 là hệ thống tên lửa pháo binh có tính cơ động cao. Hệ thống này bắn tên lửa 227mm dẫn đường bằng GPS và có thể phóng tối đa 6 tên lửa cùng lúc hoặc 1 tên lửa đạn đạo ATACMS.Trước đó, có thông tin cho rằng Mỹ đã đình chỉ việc cung cấp vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) John Ratcliffe đã xác nhận thông tin này.
ĐHĐCĐ VIB năm 2024: Kế hoạch chia cổ tức 29,5%, kế hoạch lợi nhuận 12.045 tỉ đồng
Thiết kế chính là thay đổi dễ nhận thấy nhất trên Honda CR-V 2024. So với thế hệ tiền nhiệm, mẫu SUV/crossover đến từ Nhật Bản đã được "làm mới" hoàn toàn với phong cách tổng thể trẻ trung và hợp xu hướng hơn.

Cuộc chơi ngoài, đối tác trong của Anh và Pháp
Quảng Bình: 3 học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Cuối tuần này, ngày 2.3, tại khuôn viên Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) sẽ diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 của Báo Thanh Niên.Sau nhiều năm chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên về với tỉnh Quảng Bình. Đây là lần đầu tiên ngôi trường chuyên có bề dày thành tích mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia tổ chức một sự kiện tư vấn mùa thi quy mô lớn.Chương trình tư vấn mùa thi năm nay sẽ mang đến những thông tin mới nhất, thiết thực nhất về thi cử, về tuyển sinh… cho hơn 4.000 học sinh khối 12 tham dự trực tiếp, chưa kể đông đảo học sinh theo dõi livestream trên các kênh Fanpage, YouTube, TikTok… của Báo Thanh Niên. Chương trình cũng có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục trên cả nước, nhân vật truyền cảm hứng... Tất cả đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một điểm nhấn khác biệt cho các sĩ tử trước ngưỡng cửa cuộc đời.Cùng Thanh Niên ngắm ngôi trường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nơi sắp sửa diễn ra sự kiện đáng mong chờ này:
Xem điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM thế nào?
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, Đại hội đảng bộ các cấp có vai trò dẫn dắt, định hướng, trụ cột, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ này có 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: thảo luận, thông qua Văn kiện đại hội cấp mình và góp ý với dự thảo Văn kiện Đại hội cấp trên, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng; lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy các cấp; hoàn thiện nhân sự trong hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng từ cấp cơ sở đến cấp T.Ư. Những nội dung trên đều là vấn đề "cốt tử", hệ trọng, liên quan đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; đến việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, biện pháp lãnh đạo; quyết định sức mạnh nội bộ Đảng và hệ thống chính trị; đến toàn bộ hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp trong nhiệm kỳ tới cũng như sức mạnh của toàn dân tộc trong tương lai.Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo bằng đường lối. Văn kiện Đại hội các cấp là sự cụ thể hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng thành hệ thống những giải pháp có sức sống từ thực tiễn ngành, địa phương, cơ quan đơn vị, địa bàn, lĩnh vực được phân công nhiệm vụ; có giá trị định hướng sự lãnh đạo, dẫn đường, khắc phục triệt để tồn tại, bất cập, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, tháo gỡ triệt để điểm nghẽn, rào cản, huy động tối đa sự tham gia của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh to lớn để đạt và vượt mục tiêu đã định, góp phần hoàn thành thắng lợi những mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch mà T.Ư hoặc đảng bộ cấp trên đã đề ra. Bảo đảm chất lượng tham gia ý kiến với Văn kiện Đại hội của cấp mình, dự thảo Văn kiện cấp trên trực tiếp, của cấp trên cũng như dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, nhất là đề xuất những giải pháp bắt nguồn từ nhịp sống cơ sở, từ hơi thở của đời sống xã hội của từng địa phương, thậm chí từng làng xã, cộng đồng và cá nhân tạo động lực, khí thế, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước là mục tiêu mà các cấp ủy cần đạt được.Nhân sự cấp ủy cũng chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ trì, chủ chốt ở từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là lực lượng lãnh đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, quyết định việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đi vào cuộc sống; đồng thời, nắm bắt tình hình đề xuất với Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách phù hợp nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân. Bí thư, Phó bí thư, cấp ủy viên luôn là nhân tố quan trọng, quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự ổn định, phát triển, vững mạnh của địa phương, cơ quan, đơn vị cả trước mắt và lâu dài. Để tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, cấp ủy các cấp cần bám sát nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/06/2024 của Bộ Chính trị "về tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng" và kết luận số 118 KL/TW ngày 18.1.2025 của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung Chỉ thị 35 nêu trên. Ngoài ra, Ban Tổ chức T.Ư, Ủy Ban kiểm tra T.Ư, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Văn phòng T.Ư đến nay đã có 21 văn bản hướng dẫn liên quan đến Tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, các đồng chí coi đó là "sách giáo khoa" để tổ chức triển khai thực hiện.Trong bối cảnh chúng ta tích cực triển khai Nghị quyết số 18 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, các cấp ủy cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức, đưa guồng máy vào hoạt động và tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Bốn Đảng bộ mới được thành lập là Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc; một số Ban Đảng T.Ư mới được cơ cấu lại; các đảng bộ, chi bộ mới của một số Bộ, các Tỉnh, Thành phố... căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy được qui định sớm ổn định tổ chức và duy trì hoạt động theo đúng điều lệ Đảng và những qui định mới của Ban chấp hành T.Ư trong điều hành hoạt động cũng như trong quá trình tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ.Để tiến hành tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, các cấp ủy cần tập trung vào 3 vấn đề chính sau đây:Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức, những thành tựu của đất nước đạt được sau 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt sau 40 năm đổi mới là rất vĩ đại, rất đáng trân trọng, tự hào. Nhưng đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà toàn Đảng, toàn Dân, toàn quân ta phải nỗ lực đoàn kết, quyết tâm hơn nữa để vượt qua, trong đó Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có trách nhiệm phải tham gia và là lực lượng nòng cốt giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức này. Nhiều điểm nghẽn, rào cản, nút thắt về thể chế tồn tại lâu năm vẫn chưa được tháo gỡ, loại bỏ. Nguy cơ "dậm chân tại chỗ", nguy cơ tụt hậu, nhất là tụt hậu về kinh tế, về khoa học, công nghệ và rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" còn tiềm tàng. Gần đây, thiên tai, bão lũ và nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu, môi trường liên tiếp xảy ra đã để lại những hậu quả nặng nề đối với nhiều địa phương. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được khắc phục triệt để; tình trạng "nói không đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo", "đánh trống bỏ dùi", "lạc quan tếu", báo cáo không trung thực, cán bộ thiếu năng lực, thiếu gương mẫu, cục bộ, bè phái... đều là những "miếng mồi" để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá, để thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chế độ ta. Những nguy cơ, thách thức này đe dọa trực tiếp đến quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Định vị chính xác "nguy và cơ", đặt rõ mục tiêu vươn tới để thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, khắc phục triệt để điểm nghẽn, rào cản, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Thứ hai, về xây dựng Văn kiện và tham gia ý kiến vào Văn kiện đại hội cấp trên, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ các cấp cần bám sát tinh thần dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV; tập trung phân tích, đánh giá khách quan việc thực hiện nghị quyết đại hội vừa qua; phản ánh đầy đủ, sát thực tình hình và thực tiễn phát triển của các địa phương, ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị. Làm rõ những thành tựu đổi mới, nổi bật trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng; trên tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển chưa được tháo gỡ, khắc phục. Phân tích sâu sắc nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, nhất là về đường lối, chủ trương, biện pháp, giải pháp tại đơn vị, địa phương; về khâu tổ chức thực hiện; về tính chất quyết định của nhân tố con người và công tác cán bộ; về sự tham gia, đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Chú trọng tổng kết những mô hình mới, cách làm hay, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị phục vụ phát triển. Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo sát tình hình; phân tích thấu đáo những vấn đề nổi lên đang tác động trực tiếp đến các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ quan, đơn vị; xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển, với phương châm "Tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương, đồng hành của doanh nghiệp, trách nhiệm của người dân", đề ra các định hướng, các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, đối sách phù hợp; tất cả vì sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cần được xây dựng thống nhất với Báo cáo chính trị. Không để xảy ra tình trạng sao chép, rập khuôn báo cáo một cách máy móc hoặc kiểm điểm qua loa, đại khái, hình thức cho có. Việc kiểm điểm cấp ủy cần bám sát quy chế làm việc, chương trình hành động, kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị T.Ư 4 khóa XI, XII, XIII gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của quần chúng, nhân dân làm tiêu chí đánh giá. Cần thẳng thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, mức độ khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém đã được phát hiện, trên tinh thần tự phê bình và phê bình, không nể nang, né tránh. Nhận diện, làm rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, để từ đó rút kinh nghiệm, đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030. Báo cáo kiểm điểm cần gắn trách nhiệm của tập thể với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, người được phân công phụ trách các lĩnh vực, địa bàn; coi đây là cơ sở quan trọng để đánh giá cấp ủy viên trong nhiệm kỳ và giới thiệu nhân sự cho khóa mới. Cần nhận thức rõ, việc thực hiện kiểm điểm là cơ hội để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, thống nhất, giúp xây dựng môi trường làm việc tốt hơn. Tuyệt đối không được lợi dụng việc kiểm điểm để đấu đá nội bộ, tìm cách triệt hạ, làm mất uy tín của cán bộ, đảng viên.Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp theo hướng thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh góp ý theo kiểu hình thức. Căn cứ điều kiện cụ thể của tổ chức đảng và đại hội để định hướng, gợi mở những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, những vấn đề có nhiều phương án cho thảo luận; lựa chọn hình thức trao đổi, góp ý cho phù hợp, từ đó tiếp nhận, tiếp thu được nhiều ý kiến tâm huyết, có chất lượng. Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó, đồng thời kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, không được phép ngả nghiêng, dao động; luôn tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc, chống phá.Thứ ba, đặc biệt chú trọng chuẩn bị nhân sự Đại hội. Cần ý thức sâu sắc, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương lai phát triển của tổ chức đảng, sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị; rộng hơn, đó là vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Đây là công việc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm theo dõi; đây cũng là việc mà các phần tử xấu, cơ hội chính trị tìm mọi cách tác động, tung tin thất thiệt, xuyên tạc hòng chia rẽ nội bộ. Về cơ cấu cấp ủy, phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; cấp ủy viên được lựa chọn phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đại diện cho đội ngũ đảng viên và được quần chúng tin yêu, tín nhiệm; các cấp ủy viên phải xứng tầm là thành viên "bộ tham mưu" chiến đấu và phải đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động, thật sự trong sạch, vững vàng, trung kiên. Cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề xuất, giới thiệu nhân sự, nhất là người kế nhiệm theo các quy định mới của T.Ư. Chuẩn bị nhân sự phải kết hợp hài hòa giữa nguồn nhân sự tại chỗ với việc điều động, luân chuyển cán bộ từ nơi khác đến. Đối với các địa phương, đơn vị có cơ cấu cấp ủy nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, điều động nhân sự từ nơi khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để giới thiệu, chỉ định tham gia cấp ủy hoặc bổ sung sau đại hội. Phấn đấu đạt tỉ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỉ lệ cán bộ trẻ từ 10% trở lên, tỉ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số bảo đảm phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh thực hiện đúng điều lệ Đảng và các qui định hiện hành, công tác nhân sự của các ủy Đảng phải được tiến hành bài bản, khoa học, nhân văn. Phải chuẩn bị kỹ càng cả nhân sự cấp ủy và đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên. Việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện; dựa trên cơ sở quy hoạch, quy chế, quy định, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, uy tín, sản phẩm và hiệu quả công tác cụ thể; tuyệt đối không lựa chọn cán bộ không được quần chúng nhân dân tín nhiệm, cũng không giới thiệu những cán bộ lãnh đạo "dĩ hòa vi quý", "tròn vo" để lấy phiếu bầu. Nhân sự tham gia cấp ủy, các nhân sự được lựa chọn đi dự đại hội cấp trên phải là tinh hoa của Đảng, thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, bản lĩnh, trí tuệ; có tầm nhìn và tư duy chiến lược; có trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không né tránh, trì trệ, thụ động trước những vấn đề mới phát sinh; có năng lực thực tiễn, khả năng lãnh đạo, quản lý; mạnh dạn, sáng tạo trong đóng góp ý kiến, để giúp đại hội đề ra được các quyết sách đúng đắn đáp ứng những yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Công tác nhân sự đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán theo hướng dẫn của T.Ư; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ" hoặc máy móc, cứng nhắc, xa rời thực tiễn; phải bảo đảm lựa chọn được những người tốt nhất, người xứng đáng nhất, không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen. Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề cho nên trong quá trình lựa chọn nhân sự bên cạnh việc phát hiện đúng- trúng thì cố gắng không bỏ sót nhân tài bởi không tìm chọn, sử dụng nhân tài là sự lãng phí về tài nguyên và tiềm năng con người.Quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội, đặc biệt ở các Đảng bộ mới thành lập, kiện toàn, cần giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc "tập trung dân chủ", "đoàn kết thống nhất", "tự phê bình và phê bình"; quán triệt các nguyên tắc kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển để chuẩn bị thật nghiêm túc, chu đáo, toàn diện các nội dung đại hội, vừa tập trung chuẩn bị cho đại hội, vừa lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Tổ chức đại hội theo hướng thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, bảo đảm trang trọng, ý nghĩa; gắn với đổi mới cách thức xây dựng, ban hành, quán triệt nghị quyết; tăng cường trao quyền và ủy quyền, giảm thiểu các ban bệ và đầu mối trung gian; phát huy sự chủ động, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự tham gia đóng góp, ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân. Chủ động, tích cực làm tốt công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong toàn đảng bộ và sự đồng thuận trong tập thể quần chúng, nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với tổ chức cơ sở đảng. Tạo điều kiện và môi trường thật tốt để phát huy trí tuệ và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng các văn kiện và công tác cán bộ, góp phần tích cực, có hiệu quả vào thành công của đại hội, sớm đưa nghị quyết đại hội Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân.
genvip
Sáng 14.1, giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng. Theo đó, dầu Brent tăng 1,25 USD, tương đương 1,6%, lên 81,01 USD/thùng - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26.8.2024; dầu WTI tăng 2,25 USD, tương đương 2,9%, lên 78,82 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 12.8. Đáng lưu ý, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn đều đang nằm trong vùng quá mua về mặt kỹ thuật (mức giá tăng quá cao so với giá trị thực - PV) ngày thứ 2 liên tiếp.Theo Reuters, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế để thích ứng với lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với các nhà sản xuất và tàu chở dầu của Nga. Các lệnh trừng phạt mới này nhằm hạn chế doanh thu của Nga - nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới.Các phân tích nhìn nhận thị trường có sự lo ngại về gián đoạn nguồn cung, tuy vậy cũng cho rằng khó đoán định được điều gì xảy ra tiếp khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20.1 tới. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính trong năm 2024, các tàu là đối tượng của lệnh trừng phạt mới đã vận chuyển 1,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 25% lượng dầu xuất khẩu của Nga. Ngân hàng này dự báo giá dầu Brent dao động trong khoảng 70 - 85 USD/thùng và sẽ tăng theo chiều hướng tích cực.Đến nay, theo Reuters, có ít nhất 65 tàu chở dầu đã thả neo tại nhiều địa điểm, cả ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và Nga, kể từ khi Mỹ công bố gói trừng phạt mới.Trong nước, cập nhật giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đến sáng nay cho thấy, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều thứ năm (ngày 16.1) có thể tăng mạnh. Ước tính đến hết phiên lúc rạng sáng 14.1, mức tăng của giá dầu so với giá bán trong nước là hơn 1.000 đồng/lít, mức tăng của xăng dao động từ 600 - 700 đồng/lít. Nếu đúng như dự báo, giá xăng dầu trong nước có lần tăng giá thứ 3 liên tiếp trong tháng cận tết Âm lịch.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư