CEO Đàm Ngọc Hiếu chia sẻ bí quyết kinh doanh nhờ gắn kết nhân viên mùa dịch
Những ngày cuối năm là khoảnh khắc tuyệt vời để gửi lòng biết ơn đến bản thân và những người xung quanh. Nhiều người cám ơn nỗ lực của chính họ khi đã vượt qua những ngày khó khăn, những đồng nghiệp đồng hành trong công việc và cả những người thân yêu trong cuộc sống. Khoảnh khắc này hãy nhìn lại để trân trọng đồng thời hướng tới tương lai, đặt ra những mục tiêu, kế hoạch mới trong năm 2025.Trang fanpage "Sài Gòn nghen" với 2 triệu người theo dõi chia sẻ bài đăng với nội dung về ngày cuối cùng của năm 2024. "Chúc bạn và những người thân yêu một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Mong rằng tất cả sẽ có một cái tết thật ấm áp bên gia đình và bạn bè. Và giờ đây, hãy tạm gác lại mọi lo toan, dành cho bản thân một khoảng thời gian thư giãn thật sự và tràn đầy năng lượng để chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp đang chờ", quản trị viên viết.Tài khoản Mỹ Liên viết, năm 2024 sắp khép lại để lại nhiều cảm xúc, bài học và những dấu ấn khó quên. Đó là một năm của sự cố gắng, trưởng thành và không ít thử thách. Nhìn lại hành trình đã qua, bản thân nhận ra rằng, mỗi khó khăn là cơ hội để rèn luyện, học cách kiên trì và mạnh mẽ hơn. Những niềm vui dù nhỏ bé cũng chính là động lực giúp chị tiếp tục bước đi, giữ vững niềm tin vào cuộc sống."Những người đồng hành: thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người yêu thương, hiểu mình luôn là nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ tuyệt vời nhất cho tôi. Dù không phải mọi kế hoạch đều hoàn hảo, nhưng tôi tự hào vì đã không ngừng nỗ lực. Những thành công nhỏ nhoi hay thất bại đều dạy tôi cách yêu thương bản thân hơn, trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Gửi lời cám ơn chân thành đến những người đã ở bên tôi trong hành trình đã qua. Sự yêu thương và ủng hộ của mọi người là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được. Bước sang năm mới 2025, tôi không mong gì hơn ngoài mạnh khỏe, bình an và một trái tim luôn hướng về phía trước. Hy vọng rằng tôi sẽ tiếp tục đón nhận những thử thách mới với sự can đảm và khát khao khám phá", chị trải lòng. Anh Dương Quốc Đỉnh (quê ở Bạc Liêu) chia sẻ, tốt nghiệp đại học, bản thân may mắn có một công việc gần nhà ổn định. Trừ những lúc đi công tác hay đi chơi, anh đều về nhà để ăn cơm cùng gia đình. Năm 2023, anh đã có 30 ngày liên tiếp với những bữa cơm một mình để nhận ra bữa cơm gia đình là một trong những điều quý giá, một nét truyền thống đẹp của người Việt. Bữa cơm gia đình là nơi mọi người cùng nhau sum họp, trò chuyện sau một ngày dài làm việc. Bữa cơm gia đình không cần phải cầu kỳ những món ăn thật ngon nhưng đó là nơi anh được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Cơm quán ăn mãi rồi cũng sẽ ngán nhưng vị cơm mẹ nấu ăn mấy chục năm vẫn nhớ hoài, không nơi đâu có thể thay thế được.Năm 2024, anh đã ăn cùng gia đình hơn 800 bữa cơm, là những khoảnh khắc anh nhận ra hạnh phúc là đây, khi tất cả những người thân yêu vẫn mạnh khoẻ. Anh may mắn vì không phải đợi đến tết hay các dịp lễ mới được ăn những bữa cơm sum họp. Anh hạnh phúc vì mỗi lần chỉ cần nói với mẹ: "Mẹ ơi, tự nhiên con thèm ăn món này quá!" thì lập tức bữa sau mẹ làm ngay món đó."Vị cơm nhà thật đặc biệt trong ký ức của mỗi người. Bếp củi của mẹ vẫn cháy đỏ, hương củi hòa quyện cùng ánh nắng chiều, gió khẽ đưa hương lan tỏa khắp gian nhà. Một mùi vị thật quen thuộc, chứa đựng cả tuổi thơ, nhớ cả những lần mẹ nhờ nhóm lửa mà cả tiếng vẫn chưa cháy, rồi phải cầu cứu mẹ. Giờ đây bếp gas, bếp điện có đủ rất tiện lợi nhưng vị cơm nấu bằng bếp củi vẫn ngon khó tả", anh Đỉnh viết, Bữa cơm nhà là khi tất cả thành viên cùng đợi nhau sau những giờ bôn ba cuộc sống. Là khi mình được thoải mái ăn những món mình thích. Là khi mình dù bận đến mấy vẫn dành thời gian cho gia đình. Còn bạn năm 2024 đã ăn cơm cùng gia đình bao nhiêu lần?Công an triệu tập nữ sinh viên đăng thông tin kích động bạo lực học đường
Đến hẹn lại lên, vừa qua rằm tháng chạp, nhóm cơm 1.000 đồng ở Q.10 (TP.HCM) lại cùng nhau quây quần gói bánh chưng tặng bệnh nhân nghèo và người khó khăn ăn tết.Trong tiếng nhạc xuân rộn ràng, mỗi người một công đoạn, người cũ hướng dẫn người mới, tiếng cười nói rôm rả cả khu hẻm nhỏ.8 năm qua, nhóm cơm 1.000 đồng đều đặn chuẩn bị những phần cơm đầy ắp kèm các phần nhu yếu phẩm phát cho bệnh nhân phải điều trị dài ngày cùng người mưu sinh bám lấy đường phố.Từ vài thành viên chủ chốt, số thành viên nhóm nay lên hơn 50 người. Những dịp gói bánh chưng, ngoài gương mặt quen thuộc, có thêm nhiều người trong xóm, sinh viên... cùng góp sức.Từ 8 giờ sáng, nhóm kê 3 chiếc bàn, bày biện lá dong xanh mướt, thịt ba rọi ướp sẵn, nếp, đậu đã ngâm... đứng chỉ nhau cách gói. Vừa làm, mọi người vừa kể nhau nghe những câu chuyện cười làm không khí càng thêm hứng khởi.Ông Đoàn Đức Tuệ (59 tuổi) - người năm nào cũng có mặt trong các buổi gói bánh chưng cho hay, ở đây, mỗi người một công việc: người lau lá, người vo gạo, người làm bánh, người cột... theo thứ tự quy trình để mỗi chiếc bánh làm ra vuông vức, đều tăm tắp."Tôi thấy nhóm cơm 1.000 đồng rất nhân văn, giúp bệnh nhân đỡ áp lực hơn với chi phí cho một số bữa ăn. Riêng ngày tết, có chiếc bánh chưng thì mọi người sẽ cảm nhận được không khí tết hơn", ông chia sẻ.Lần đầu đến gói bánh chưng, chị Đoàn Khánh Linh (26 tuổi) cùng em gái là Đoàn Ngọc Nương (22 tuổi) hào hứng đến mất ngủ. Không giống với tưởng tượng, hai chị em gái quê Lâm Đồng bị "ngộp" vì sự nhiệt huyết, thân thiện của những anh, chị, cô, chú trong nhóm.Chị Nương cười tươi nói: "Đây là lần đầu tiên được gói bánh chưng, cũng là cơ hội tốt để em có thể góp một chút xíu xìu xiu tinh thần cùng các anh chị để mang niềm vui cho các hoàn cảnh khó khăn".Nhóm cơm 1.000 đồng năm nay gói khoảng 1.000 bánh chưng trong 3 ngày: 17, 19 và 20 tháng chạp. Chi phí vật liệu mỗi bánh dao động từ 50.000 - 60.000 đồng. Người góp của, người góp công, 1.000 chiếc bánh sau khi nấu xong, ép ráo nước sẽ được nhóm gửi tận tay bệnh nhân đang điều trị tại BV Trưng Vương và người bán vé số, thu mua ve chai quanh Q.10.Theo ông Vũ Quang Thức (55 tuổi, trưởng nhóm cơm 1.000 đồng): "Làm bánh chưng 0 đồng đã thành truyền thống của nhóm. Chúng tôi nỗ lực mang niềm vui cho mọi người trong ngày xuân sắp tới, không gì hay hơn là cái bánh chưng. Khi nhắc đến bánh chưng ai cũng có nỗi niềm, nôn nao, hào hứng. Chúng tôi làm trong hẻm, ai đi qua cũng nhìn với ánh mắt trìu mến, tôi cảm thấy vui lắm, đó là sẻ chia".Là "chủ xị", bà Ngọc Mai (53 tuổi, vợ ông Thức) đã phải rục rịch chuẩn bị lá, dây lạt, nếp, đậu... từ nửa tháng trước. Đêm trước ngày tập trung, bà Mai cũng là ngâm nếp, chuẩn bị dụng cụ để mọi người bắt tay ngay vào việc từ sáng hôm sau.Việc "bao đồng", nhưng các thành viên của nhóm ai cũng hối hả chung tay mang tết ấm no, hạnh phúc đến mọi người. Có người hàng xóm thấy không khí tươi vui đã tài trợ bữa ăn trưa, ăn xế để tiếp sức; người chạy xe ngang qua tò mò dừng lại hỏi, biết ý nghĩa chương trình, gửi nhóm chút chi phí để góp thêm vài chiếc bánh chưng.
Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra đồng loạt các điểm kinh doanh vàng
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Vì DeepSeek-R1 là sản phẩm đến từ một công ty của Trung Quốc nên nhiều dự đoán cho biết chatbot AI này có thể hạn chế phản hồi của mình về các chủ đề nhạy cảm liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Để làm rõ vấn đề, công ty đánh giá AI PromptFoo đã tiến hành một nghiên cứu về chatbot AI đang gây sốt đối với giới công nghệ.Trong nghiên cứu, DeepSeek-R1 đã được sử dụng để trả lời 1.360 câu hỏi liên quan đến các chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc, bao gồm vấn đề Đài Loan, biểu tình ở Hồng Kông và sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Kết quả cho thấy 85% câu hỏi, tương đương 1.156 câu, nhận được các câu trả lời ủng hộ quan điểm của chính phủ Trung Quốc.PromptFoo cũng chỉ ra rằng DeepSeek-R1 thường sử dụng các phản hồi "thô thiển và thô bạo", nhưng chúng có thể dễ dàng bị bỏ qua bằng cách thay đổi ngữ cảnh câu hỏi. Tuy nhiên, một cuộc điều tra do Ars Technica thực hiện cho thấy kỹ thuật bỏ qua mà PromptFoo nêu ra không cần thiết để có được phản hồi hợp lệ. Đáng chú ý, câu trả lời của DeepSeek-R1 không nhất quán. Khi được hỏi về sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn, mô hình này từ chối trả lời và khuyên người dùng chuyển sang các vấn đề khác. Trong khi đó, khi hỏi về vụ thảm sát khu phố người Hoa ở Boston, Mỹ (hay Boston Massacre), DeepSeek-R1 đã cung cấp thông tin cụ thể chỉ trong 23 giây.So với các mô hình AI khác như ChatGPT và Gemini, DeepSeek-R1 có những hạn chế rõ rệt trong việc xử lý các chủ đề nhạy cảm. Tuy nhiên, mặc dù ChatGPT và Gemini có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho các vấn đề này nhưng chúng cũng không hoàn hảo và có thể từ chối cung cấp thông tin về một số chủ đề nhất định.Hiện tại vẫn chưa rõ liệu các hạn chế của chính phủ Trung Quốc có được áp dụng khi DeepSeek-R1 hoạt động cục bộ hay không, và liệu có mô hình nào cho phép người dùng hoàn toàn tránh được các hạn chế này. Ars Technica khuyến cáo người dùng nên chọn một mô hình AI khác nếu họ có ý định đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc.
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ các hoàn cảnh thương tâm
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bò ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày càng xuất hiện nhiều hơn các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.