Tự làm quầy bar ở nhà giữ chân tín đồ mê tiệc tùng
Về dù lượn nữ, chị Đỗ Thu Thủy (CLB dù lượn Sơn Trà) đoạt giải nhất, nhì: Nguyễn Thị Hồng Phương (Hội dù lượn Hà Nội) và ba: Đỗ Thùy Dương (Hội dù lượn Hà Nội).Thủ tướng Netanyahu thông qua ‘kế hoạch hành động ở Rafah’
Sốt sắng nhất trong các trường nhận đăng cai là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Với sân vận động có diện tích 10.800 m², sức chứa 7.500 chỗ ngồi, chất lượng mặt sân được FIFA công nhận đạt chuẩn 2 sao; là nơi thường xuyên tổ chức các giải đấu và nơi sinh viên đá bóng suốt ngày - đêm, có thể nói điều kiện cơ sở vật chất của trường là cực tốt. Ban giám hiệu Trường Tôn Đức Thắng rất hoan nghênh và thống nhất nhận tổ chức cả vòng loại lẫn VCK. Thầy Phạm Thanh Anh Khoa, Trưởng khoa Khoa học thể thao, và thầy Nguyễn Đình Long (giảng viên), cũng đã có nhiều buổi làm việc về công tác tổ chức. Dù lịch học giáo dục thể chất dày đặc rất cần sân bãi, nhưng phía nhà trường cũng đã sắp xếp tương đối ổn thỏa để ưu tiên cho giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Trong đó vòng loại sẽ đá liên tục mỗi ngày 2 trận (có 1 trận buổi sáng) và đá 4 trận/ngày vào 3 ngày cuối tuần từ sáng đến tối. VCK (toàn bộ 26 trận) sẽ đá vào giờ đẹp từ 15 giờ trở đi, trong đó có nhiều trận đá đèn như các giải chuyên nghiệp.
M.U đẩy mạnh thương vụ thần đồng bóng đá Pháp để ngăn chặn Real Madrid và Barcelona
Anh Nguyễn Hoàng Hải (32 tuổi), làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), chia sẻ một trong những câu hỏi không dễ có câu trả lời vào mỗi dịp tết, chính là nên lì xì bao nhiêu?"Tôi cứ phân vân và chẳng thể tìm được câu trả lời hợp lý. Tôi rất ngại nếu lì xì mà bị… chê ít", anh Hải nói.Câu chuyện tế nhị này cũng là nỗi niềm của nhiều người trẻ. Họ muốn mừng tuổi cho con, cháu, là con của họ hàng, là con của đồng nghiệp, người quen thân… nhân dịp tết đến. Tuy nhiên, họ gặp khó trong việc nên để vào phong bao lì xì bao nhiêu tiền."Nếu lì xì chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì có vẻ ít. Tuy nhiên lì xì 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng thì tốn rất nhiều tiền. Nếu phải lì xì cho nhiều người, sẽ rất tốn kém", chị Đỗ Bích Hiền (30 tuổi), làm việc ở Công ty Zitahima (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói.Lê Hiền Trân (28 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH thương mại Nhân Kim (Q.6, TP.HCM), cho hay: "Đã từng rơi vào tình cảnh… muối mặt vì sau khi lì xì cho con một người bạn, đứa trẻ mở phong bao lì xì và nói "chỉ có 20.000 đồng"."Mỗi dịp cận tết, tôi luôn liệt kê danh sách những con, cháu, trẻ em mà tôi sẽ lì xì để ước chừng số tiền cần phải chuẩn bị, bỏ sẵn vào phong bao lì xì. Nếu bỏ vào mỗi phong bao lì xì số tiền ít thì kỳ, mà nhiều thì có khi tốn cả hơn nửa tháng lương", Trân cho hay.Theo chuyên gia tâm lý Đỗ Thảo Hạnh (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đây là câu hỏi không thể có câu trả lời hợp lý."Trước khi đặt ra thắc mắc "nên lì xì bao nhiêu?", thì mọi người cần hiểu ý nghĩa của lì xì (hay mừng tuổi) là một trong những phong tục đẹp của người VN trong dịp Tết Nguyên đán. Dù khoản tiền trong phong bao lì xì có bao nhiêu đi nữa, thì khi lì xì cũng chứa thông điệp mong người nhận có sự may mắn, niềm vui, vạn sự như ý dịp năm mới. Đây là phong tục luôn hiện hữu và không thể thiếu vào dịp tết cổ truyền", chị Hạnh nói.Chị Hạnh cho rằng: "Chúng ta đừng quá câu nệ hình thức và vật chất. Cũng đừng lo bị chê ít khi lì xì. Tùy khả năng tài chính của mỗi người mà tự "cân đo đong đếm" để có khoản tiền lì xì phù hợp. Chẳng hạn, nếu có điều kiện, có thể lì xì cho con, cháu 100.000 đồng, 200.000 đồng. Nhưng nếu chưa có nhiều dư dả, có thể lì xì 50.000 đồng, 20.000 đồng".Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thiện (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), cho rằng: "Cần lưu giữ ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không thể hiện ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít trong phong bao lì xì) mà nằm ở giá trị tinh thần, nghĩa là những lời chúc may mắn khi trao phong bao lì xì".Anh Thiện nói: "Đừng tự làm bản thân phải đau đầu khi cố tìm câu trả lời "nên lì xì bao nhiêu?". Nên tận hưởng tết. Chuyện lì xì thì tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ thân thiết".Anh Thiện cũng cho rằng: "Phụ huynh có con cũng nên hướng dẫn con không nên mở phong bao lì xì sau khi nhận tiền mừng tuổi. Bên cạnh đó, cần dạy con về ý nghĩa của phong tục lì xì. Có như vậy, con sẽ không cảm thấy "tiền ít", so bì, tị nạnh khi được người khác lì xì".
Nhiều tiểu thương than thở vì so với năm ngoái khách có phần lưa thưa, chỉ bán được chủ yếu hoa cúc, vạn thọ, mào gà. Chị Nguyễn Thị Bé Năm (32 tuổi), tiểu thương tại khu chợ hoa tết ở TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), chia sẻ: "Năm nay bán chậm hơn so với năm rồi, đã 28 tết mà tôi vẫn còn nguyên lô bông, bán chưa được 70 cặp hoa vạn thọ nữa". Chị Bé Năm cho biết thêm giá hoa năm nay không có gì thay đổi dao động từ bán 80.000 - 120.000 đồng/cặp hoa nhưng nhiều người còn trả giá. "Gì mà bông cúc cặp nhỏ chút xíu mà bán 80.000 đồng dữ vậy, 60.000 đồng là vừa giá rồi chị ơi", lời của một vị khách vừa vút đi sau khi không nhận được sự đồng ý giảm giá từ chị Bé Năm. Chị Bé Năm cho hay: "Bán được là đỡ, chứ nhìn mấy anh bán quất hay mai kiểng kìa, năm nay người ta thất thu luôn, không có còn tâm trạng ăn tết gì nữa hết". Khi hỏi về tình hình buôn bán của mấy ngày này, anh Nguyễn Minh Khải (31 tuổi), một tiểu thương bán quất, anh cho biết: "Năm nay lỗ chắc, khách thưa chưa từng thấy. Tôi nhập gần 200 chậu quất và ươm thêm vài chục chậu mai kiểng nhỏ nhưng mà bán không tới nửa số chậu".Anh Khải cho biết quất và mai kiểng nếu không bán hết thì sẽ đem về ươm tiếp, nhưng lỗ công và tiền thuê mặt bằng. Anh Khải tâm sự: "Nguyên năm chỉ mong mấy ngày bán tết để kiếm thêm ít tiền, nhưng mà năm nay chắc phải lỗ vốn và cả công vì đã 28 tết rồi mà chỉ thưa thớt người đi mua, tình hình như vậy thì không mấy khả quan". "Năm rồi mấy ngày đầu cũng le ngoe khách như vậy, nhưng khoảng 27 - 28 tết là đông khách. Còn giờ đã qua 28 tết rồi mà cứ tưởng như 23 - 24 tết không, quá vắng người", Anh Khải bộc bạch. Theo anh Khải, năm nay nhìn chung mọi người cũng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm đồ trang trí, do vậy mà dẫn đến tình hình ế khách. Nhưng anh không nghĩ là sẽ vắng như vậy. Đến mua hoa cùng mẹ, Nguyễn Khánh Vy (22 tuổi), ngụ P.Lái Hiếu, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho hay: "Mình và mẹ định mua một hai chậu quất về chưng tết nhưng nhìn giá khá cao, vượt mức chi trả của gia đình. Nên chỉ mua một cặp hoa cúc vàng để về đón tết". Khánh Vy cho biết thêm năm nay tình hình kinh tế khó khăn nên ai cũng không muốn dốc ví để trang trí nhà cửa, do vậy mà chợ hoa cũng trở nên ế ẩm. "Tiền còn không đủ ăn thì sao lo được đến mấy chuyện như mua hoa chưng tết", Khánh Vy nói. Nguyễn Thị Quỳnh Như (24 tuổi), nhân viên dựng phim cho một công ty truyền thông tại Q.3, TP.HCM về quê đón tết tại TP.Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết cũng phải đi mấy vòng chợ hoa để tham khảo giá. Quỳnh Như chia sẻ: "Mình khảo giá kỹ mới dám mua. Mình cũng đợi tới 28 tết để đi mua hoa mong được giá rẻ hơn một tí". Quỳnh Như cho hay chỉ dám mua 2 cặp hoa cúc và vạn thọ để về chưng trước cửa nhà. Cô cũng không mạnh tay chi hầu bao để mua thêm những vật trang trí khác. "Năm nay ngành truyền thông của mình khá khó khăn nên lương thưởng cũng không được bao nhiêu. Mặt khác, mình còn phải tiết kiệm tiền để qua tết có tiền dự phòng quay lại TP.HCM tiếp tục công việc". Quỳnh Như hy vọng năm mới mọi thứ sẽ ổn định hơn, để tết năm sau mọi người có thể nhộn nhịp sắm tết chứ không phải là không khí lác đác mua sắm kỳ kèo như năm nay.
Xúc động câu chuyện nữ sinh hiến tóc vì một lời hứa còn dang dở
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...