180 VĐV dự giải đua xe đạp các CLB tỉnh Bình Định, đã xác định được ngôi vô địch
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT, yêu cầu tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo tâm lý sẵn sàng dự thi đạt kết quả tốt.Lý giải với PV Thanh Niên về quy định "không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), phân tích: "Yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Vì vậy, trách nhiệm của các nhà trường khi dạy học ở cấp THCS là làm sao cho học sinh được học một cách toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông cơ bản làm nền tảng cho các em học tiếp các bậc cao hơn và định hướng nghề nghiệp tốt".Theo ông Thành, nếu chúng ta quy định môn thứ ba là cố định thì muốn hay không học sinh từ khi bắt đầu vào lớp 6 đã phải rất chăm chú, tập trung cho môn sẽ thi. Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập các môn học khác, dẫn tới học sinh học không được toàn diện, thiệt thòi trong việc tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của bản thân để học lên các bậc học cao hơn, cũng như tham gia vào thị trường lao động sau này."Chẳng hạn, nếu như quy định ba môn toán, văn và tiếng Anh, các em học sinh sẽ chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành thời gian cho các môn học khác về lịch sử, địa lý, tự nhiên, dẫn tới học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức tự nhiên, xã hội để học lên các cấp học trên...", ông Thành dẫn chứng.Đề cập đến quy định môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ 1 nhưng không muộn hơn ngày 31.3 hàng năm, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết, quy định này nhằm cân đối cho các em học sinh tập trung hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình, nhưng vẫn có đủ thời gian để ôn luyện, chuẩn bị cả về kiến thức, tâm lý cho các môn dự thi. Đồng thời, đảm bảo cân đối, công bằng giữa tất cả các địa phương trên cả nước để học sinh học tập và ôn thi.Hương vị quê hương: Chào… bữa cơm bình thường
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Bị phản ứng, Google tạm ngừng 'dạy dỗ' trợ lý ảo tại châu Âu
Ngày 18.3, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vào xã Đưng K'Nớ, H.Lạc Dương khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều tối 17.3 trên địa bàn xã Đưng K'Nớ làm 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra khoảng 17 giờ 30 phút (ngày 17.3) trên địa bàn xã Đưng K'Nớ, H.Lạc Dương, cách TP.Đà Lạt hơn 60 km. Vào thời điểm trên,xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 60H-018.24 có cần cẩu chở trụ điện bê tông lưu thông qua ngã 3 đường tỉnh 722 - đường đi thôn Đưng Trang thì bị lao xuống vực.Vụ tai nạn giao thông làm anh Đ.H.M (53 tuổi, ngụ P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và anh T.T.H (52 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) tử vong tại chỗ; anh N.C.C (33 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) bị thương nặng mắc kẹt trong ca bin. Ô tô đầu kéo sau khi lao xuống vực bị biến dạng hoàn toàn.Sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền và người dân địa phương có mặt để tìm cách cứu người bị nạn, đồng thời báo cho cơ quan chức năng. Nhận được tin, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN từ TP.Đà Lạt vào hiện trường cứu hộ cứu nạn.Lực lượng cứu hộ phải dùng thiết bị chuyên dùng cắt ca bin xe để đưa người bị thương ra và đưa đi cấp cứu. Đến hơn 21 giờ cùng ngày (17.3), việc cứu hộ mới tạm dừng.Được biết trước khi tai nạn xảy ra, xe ô tô tải chở trụ điện gặp sự cố kỹ thuật phải dừng lại để sửa chữa. Xe ô tô đầu kéo bị nạn này vẫn trong thời hạn kiểm định.
Ngày 18.1, Trường ĐH Nam Cần Thơ tổ chức khánh thành Viện khoa học sức khỏe DNC và lễ kỷ niệm 12 năm thành lập trường (25.1.2013- 25.1.2025). Viện khoa học sức khỏe DNC quy mô 11 tầng, gồm 83 phòng chức năng, 15 giảng đường lớn dành cho các khoa (y, y quốc tế, điều dưỡng, y học dự phòng, răng - hàm - mặt, dược, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm…) và bệnh viện tiền lâm sàng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 26.000 m2. Kinh phí đầu tư hơn 750 tỉ đồng.Viện khoa học sức khỏe DNC được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại theo chuẩn quốc tế, áp dụng mô hình y khoa tiên tiến của Mỹ và các nước phát triển trên thế giới. Công trình đưa vào sử dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của hơn 6.000 sinh viên theo học khối ngành sức khỏe tại trường mà còn tiếp nhận đào tạo sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia. TS-LS Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch hội đồng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho biết qua 12 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay, DNC được đánh giá là một trong những ngôi trường có chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, khuôn viên trường xanh - sạch - đẹp. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, đảm bảo phục vụ cho hơn 24.000 sinh viên, học viên theo học tập, nghiên cứu tại trường.
Thi công không tái lập mặt đường
Thịnh kể, giữa năm 2020, khi đang giữ chức phó giám đốc một khu resort, anh phải nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trở về quê, anh quyết định khởi nghiệp trên chính ngôi nhà gia đình đang ở.Từ ngôi nhà cấp 4, anh Thịnh sửa chữa, tân trang lại nhiều thứ. Đồng thời, vay vốn đầu tư trang thiết bị phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng… để du khách trải nghiệm thoải mái nhất."Tôi lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc. Người thân bạn bè thấy tôi tâm huyết nên mỗi người cho mượn một ít vốn, gom lại cũng hơn 100 triệu đồng. Có người cũng lo homestay không có khách, nhưng tôi có niềm tin sau khi hết dịch bệnh, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì sẽ có khách quốc tế và khách nội địa", anh Thịnh kể.Tháng 10.2020, anh Thịnh xin được giấy phép kinh doanh homestay mang tên Maison du Pays de Bến Tre, với 4 phòng ngủ, sức chứa 10 - 14 khách. Để tạo nên vẻ đẹp homestay gắn với thiên nhiên, anh tự tay chọn lựa, bài trí từng góc nhỏ trong nhà. Trái ô môi, cây chổi bếp bằng rơm, cái nia bằng tre, ghế ngồi bằng cây, lu nước bằng sành… được anh kết lại với nhau tạo nên cảnh vật vùng quê yên bình, xanh mát.Đến với homestay của anh Thịnh, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động. Khách có thể học làm các loại bánh quê, cùng gia chủ nấu cơm nếp ăn kèm tép bạc đất rang nước cốt dừa; đạp xe ngắm cảnh miệt vườn. Chương trình trải nghiệm còn đưa du khách vào vườn hái bưởi, hái rau mang về homestay làm món ăn…Từ chỗ là vùng quê hẻo lánh, sau 3 năm hoạt động, giờ đây homestay của anh Thịnh trở thành điểm sáng thu hút khách du lịch. Anh còn kết nối với một số hộ dân lân cận, điển hình như anh Tám cho khách leo dừa thưởng thức nước dừa tươi; chú Chín Cường cho khách thưởng thức ca cao tươi... "Tôi luôn cố gắng kết nối các hộ dân để góp phần giúp bà con tạo ra sinh kế cho cuộc sống thêm ấm no, bình yên trên chính quê hương mình. Đặc biệt là tạo cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân thấy được tài nguyên bản địa và người trẻ như tôi tự tin khởi nghiệp bằng cách dùng nội lực sẵn có", anh Thịnh nói. Theo anh Thịnh, mùa khách cao điểm vào cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, homestay đón tiếp đa phần khách đến từ các nước châu Âu (khoảng 90% khách quốc tịch Pháp). Cuối tuần thì có đoàn khách nội địa, chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội... Công suất phòng mùa cao điểm đạt trên 70%, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 - 20 hộ dân địa phương. Người dân liên kết để tạo ra chuỗi du lịch cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện, anh Thịnh đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và trao quyền lại cho người dân để cùng phát triển. Ngoài khởi nghiệp làm du lịch, anh Thịnh còn viết sách về ẩm thực quê hương để quảng bá đến độc giả và du khách. Mỗi dịp cuối tuần, anh và cùng hàng xóm làm các món ngon gửi bán ở TP.HCM nhằm tôn vinh sản vật bản địa và giữ mối liên kết với du khách đã từng đến trải nghiệm hoặc chưa.