Top 5 kem dưỡng da cổ mềm mịn, ngăn ngừa nếp nhăn được tìm mua nhiều
Honda CB150R Streetster gia nhập thị trường trong năm 2019 và được nâng cấp trong năm 2022. Trong khi đó, Yamaha XS155R vừa được Yamaha Việt Nam trình làng cuối năm 2022. Hai mẫu xe này có khá nhiều điểm tương đồng về xuất xứ, kênh phân phối... Tuy nhiên, mỗi mẫu xe đều có đặc trưng riêng về kiểu dáng thiết kế, trang bị, động cơ… để tạo sức hút với khách Việt. Vậy mẫu xe nào đáng “đồng tiền bát gạo”? Hãy cùng Thanh Niên đặt Yamaha XS155R và Honda CB150R Streetster lên bàn cân so sánh.Tuyển sinh lớp 10: Có hợp lý khi tính điểm hệ số 2?
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.
Atletico mới đáng xem nhất!
Qua sự chỉ bảo của Phat Freestyle, VĐV gạo cội của tâng bóng nghệ thuật Việt Nam với thâm niên 20 năm tập luyện, từng đại diện Việt Nam thi đấu nhiều cuộc thi lớn nhỏ ở trong và ngoài nước, Ngọc Nam quyết định chọn lựa trang phục đặc biệt cho phần biểu diễn của mình.
Bên cạnh kết quả dạy học, thời gian qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn gây ấn tượng với thành tích bảo vệ môi trường. Điểm thú vị là hiện nay nhà trường không còn bố trí thùng rác công cộng, vì học sinh đang lan tỏa tốt tinh thần "nói không: với rác thải nhựa. Hình ảnh những cô cậu học trò Cần Thơ mang theo bình nước, hộp cơm thay ly nhựa, hộp xốp đã trở nên quen thuộc tại ngôi trường này. Buổi sáng, Đào Minh Ngọc (lớp 11A5) mang một chiếc balo đựng sách vở và một túi vải đựng nước uống, thức ăn chuẩn bị ở nhà vào trường. Nước được đựng trong bình giữ nhiệt, cơm thì bảo quản trong một chiếc hộp bằng thủy tinh. Sau khi ngồi ăn với bạn bè giờ ra chơi, Ngọc cho hộp cơm và bình nước vào lại túi vải, mang đi rửa sạch để mang về nhà. Ngọc cho biết, khi vào học lớp 10, em đã được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động đã đi vào nền nếp, trở thành phong trào thi đua giữa các lớp tại trường. Ngọc bộc bạch: "Trước đây, em hay mua đồ bằng hộp xốp, ly nhựa vì sự tiện lợi, ăn xong thì bỏ vào thùng rác. Nhưng khi vào trường, em rất bất ngờ vì mọi người đều thay đổi thói quen này, chuyển qua dùng bình nước và hộp cơm. Tìm hiểu thì em biết lý do là mọi người đang nối tiếp truyền thống thực hiện hành trình xanh hóa".Theo đó, hành trình "xanh hóa" của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bắt đầu từ năm 2018. Lúc này, trường mới chuyển về được 1 năm, khuôn viên ít cây xanh, buổi trưa gió thường thổi đổ các thùng rác, ly nhựa, bọc ni lon bay khắp nơi. Nhằm giải quyết thực trạng này, Đoàn trường đã nghĩ đến việc thành lập CLB Zero Waste; trong đó có mục tiêu khuyến khích học sinh sử dụng các vật phẩm thay thế rác thải nhựa (ly nhựa, hộp xốp) để bảo vệ môi trường.Anh Nguyễn Hoài Thanh, Bí thư đoàn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, cho biết thời gian đầu, việc thực hiện phong trào khá khó, nhiều phụ huynh phản ứng sự bất tiện. Bởi, học sinh vào tiệm mua một hộp cơm rất nhanh, với phong trào này thì họ phải chuẩn bị đồ ăn sáng sớm cho các con. "Nhưng với sự nỗ lực tuyên truyền từ nhà trường, phụ huynh cũng dần đồng thuận khi thấy rằng việc này không chỉ có ý nghĩa về bảo vệ môi trường mà còn tốt cho sức khỏe con mình. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm đi học được tích cực chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó mà nhiều người hưởng ứng theo", anh Thanh nói.Điểm thú vị của CLB Zero Waste là mọi việc đều do chính học sinh điều hành. Mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là "đại sứ" truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, trên tinh thần người đi trước lan tỏa đến người đi sau. Lượng rác thải của lớp nào sẽ do lớp đó tự quản lý, phân loại để hình dung cụ thể số lượng bao nhiêu, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Không có bất kỳ hình phạt cho người làm sai, nhưng lớp nào làm tốt sẽ được thưởng điểm phong trào. Vì vậy, các học sinh rủ nhau mang bình nước, hộp cơm để phấn đấu vì thành tích tập thể. Ngô Nguyễn Trung Nam (lớp 11A4), Trưởng ban phân loại rác CLB Zero Waste, cho biết mỗi ngày các lớp sẽ trang bị 3 thùng rác khác nhau để phân loại: rác tổng hợp, rác tái chế, rác hữu cơ. Cuối buổi học thì đại diện lớp sẽ tập kết về CLB, dù trường có hơn 900 học sinh nhưng hiện nay rất ít khi thấy xuất hiện các ly nhựa, hộp xốp. "Mỗi ngày, em dành 20 phút tiếp nhận rác từ các lớp. Dù về trễ hơn các bạn nhưng em khá thích công việc này, vì rất muốn góp phần bảo vệ cảnh quan trong trường", Nam chia sẻ.Với sự hưởng ứng mạnh của học sinh, hiện Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã cất thùng rác công cộng, nhưng cảnh quan xung quanh vẫn sạch đẹp. Lượng rác thải tái chế chỉ còn đa số là chai nhựa nên Đoàn trường tận dụng để làm bầu ươm cây xanh. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm được các ngôi trường khác trong địa bàn hưởng ứng, thực hiện theo.Càng ý nghĩa hơn khi tháng 12.2024, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là một trong 6 trường học trong cả nước đạt tiêu chí "Vì môi trường xanh quốc gia".
Tấm biển chuyển khoản 666 triệu đồng mừng cưới cô dâu chú rể và sự thật câu chuyện
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.