'Báo động dịch' sai sự thật, chủ tài khoản bị công an mời lên làm việc
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.Thị trường ô tô điện bắt đầu nóng
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Năm mới 2024: Bạn có biết nguồn gốc tên tiếng Anh của các ngày trong tuần?
Loại pin hạt nhân siêu bền nói trên, được đặt tên là Zhulong-1, có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy tạo nhịp tim (hiện có thể hoạt động tới 15 năm), cũng như tàu vũ trụ và các thiết bị được triển khai trong các môi trường khắc nghiệt như vùng cực và biển sâu, theo tờ South China Morning Post dẫn lại thông báo ngày 13.3 từ Đại học Sư phạm Tây Bắc ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.Dù không đề cập ô tô điện, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sư phạm Tây Bắc cho hay các đặc tính xanh và ít carbon của pin hạt nhân mới có thể "thúc đẩy việc nâng cấp chuỗi công nghiệp năng lượng mới của Trung Quốc".Pin hạt nhân Zhulong-1 được thiết kế để hoạt động trong 50 năm, nhưng tuyên bố của Đại học Sư phạm Tây Bắc cho hay loại pin mới này có thể hoạt động hơn 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt.Pin có thể hoạt động ổn định trong phạm vi nhiệt độ từ âm 100 độ C đến 200 độ C, với mật độ năng lượng cao hơn 10 lần so với pin lithium-ion thương mại và tỷ lệ suy giảm dưới 5% trong vòng đời thiết kế là 50 năm, theo Tân Hoa xã dẫn lời trưởng dự án Cai Dinglong.Ngoài ra, ông Zhang Guanghui, đứng đầu kỹ thuật về dự án pin hạt nhân của Đại học Sư phạm Tây Bắc, cho hay: "Về mặt lý thuyết, pin này có thể hoạt động trong hàng ngàn năm nhờ chu kỳ bán rã dài của carbon-14 là 5.730 năm". Chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để một đồng vị phóng xạ phân rã xuống còn một nửa giá trị ban đầu.Nhóm nghiên cứu đang tiến hành mô hình thế hệ thứ hai, Zhulong-2, với nỗ lực tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất và thu nhỏ kích thước. "Zhulong-2 dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, chỉ có kích thước bằng một đồng xu", ông Cai cho hay.
Ngày 17.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã hoàn thành dự án xây dựng mở rộng một số khoa điều trị của bệnh viện để kịp đưa vào hoạt động trước tết Nguyên đán.Đây là dự án được Bộ Y tế phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối năm 2022, nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại ĐBSCL; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả khám chữa bệnh; công tác đào tạo chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến tại miền Tây.Tháng 7.2024, dự án khởi công xây dựng với quy mô 4 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 3.300 m2 tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và sẵn sàng đưa vào sử dụng.Theo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc đưa vào sử dụng dự án mở rộng sẽ giúp bệnh viện giải quyết ngay được tình trạng quá tải, nhất là ở một số khoa như đột quỵ, tim mạch can thiệp, lồng ngực, khu phòng mổ, hồi sức ngoại khoa… Đơn cử như khoa Tim mạch can thiệp, trước đây, chỉ có 26 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn gấp đôi, dẫn đến tình trạng quá tải 200%.Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: "Ở nơi mới, khoa được bố trí tại tầng 2, có thể xếp được 50 giường bệnh cùng hệ thống báo gọi điều dưỡng đầu giường, đặc biệt là thành lập thêm phòng hồi sức CCU (Cardiac Care Unit) có thở máy và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, cơ sở mới cũng cho phép khoa triển khai thêm kỹ thuật mới, chẳng hạn như kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI)". Tương tự, khoa Đột quỵ trước đây cũng thường xuyên quá tải với 13 giường kế hoạch nhưng phải tiếp nhận 20-22 bệnh nhân mỗi ngày. Tiến sĩ - bác sĩ Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, cho biết, "Khu vực mới chúng tôi sẽ có 35 giường, bao gồm khu hồi sức riêng, từ đó đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, 3 phòng mổ mới trên tầng 3 sẽ giảm tải cho khu phòng mổ cũ, đảm bảo triển khai các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu (ghép tạng), đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với lượng bệnh từ 80-100 ca mỗi ngày...".Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc mở rộng và di dời một số khoa điều trị nói trên cũng đã giúp nhiều khoa, phòng khác của bệnh viện được mở rộng không gian, giảm tải và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ có quy mô 1.000 giường kế hoạch và 1.359 giường thực kê. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt/ngày. Theo định hướng phát triển, bệnh viện phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, tiếp nhận và phát triển Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ, phấn đấu triển khai trung tâm đột quỵ, mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim, tim mạch can thiệp...Trước đó, tháng 4.2024, bệnh viện này cũng đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam. Đến nay, đã có 7 ca ghép thận thành công (dự kiến sẽ ghép thêm 2 ca vào tháng 2.2025). Sau ghép thận, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt mục tiêu triển khai ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.
Kia K5 2025 điều chỉnh thiết kế, thêm động cơ mới cạnh tranh Toyota Camry
Trận đấu giữa HAGL và CLB TP.HCM trên sân Pleiku hôm qua (17.1) một lần nữa phản ánh rõ nét chuyện đội bóng phố núi giờ không giống với chính họ ngày xưa. Nhiều năm trước, lứa cầu thủ của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Hồng Duy… chỉ biết đá đẹp. Họ không đá rắn, hầu như không phản ứng với trọng tài, vì ngày đó, cầu thủ HAGL phản ứng với trọng tài có khi còn bị bầu Đức phạt.Nhưng HAGL hiện nay thì khác, không chỉ có cầu thủ của họ phản ứng với trọng tài khi gặp các quyết định không vừa ý, mà ngay cả Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Vũ Tiến Thành cũng phản ứng với "vua sân cỏ", dẫn đến việc phải nhận thẻ. Cầu thủ HAGL bây giờ không chỉ sẵn sàng đá rắn, đá rát, mà thỉnh thoảng còn… đánh nguội đối phương lúc trọng tài không để ý. Trước đó, ở mùa giải năm nay, HAGL từng bị than phiền về những hành động nằm sân câu giờ rất lộ liễu, mà đỉnh điểm là những chỉ trích của HLV Mano Polking (CLB bóng đá CAHN) nhằm vào đội HAGL, sau trận đấu với đội bóng này ở vòng 7 V-League, vào ngày 9.11 năm ngoái.Với những khán giả yêu bóng đá đẹp, yêu thứ bóng đá lãng mạn, có lẽ họ sẽ ít nhiều thất vọng, vì đội bóng phố núi đã khác hẳn ngày xưa. Đội HAGL thực dụng ở thời điểm hiện tại khiến khán giả tiếc nuối, dù đó là thực tế buộc phải chấp nhận.Lực lượng của đoàn quân trong tay GĐKT Vũ Tiến Thành đâu còn đủ để nhà chuyên môn này xây dựng lối đá đẹp cho HAGL. Những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Hồng Duy, Văn Toàn, Văn Thanh đều đã rời đội bóng phố núi. HAGL bây giờ không còn nhiều những kỹ thuật gia, không còn nhiều những "lãng tử" trên sân cỏ như Tuấn Anh, Xuân Trường ngày trước. HAGL hiện giờ chuộng các "chiến binh", những người giỏi tranh chấp, giàu tốc độ và sức mạnh hơn là giàu kỹ thuật.Lối chơi phải xây dựng dựa trên yếu tố con người. HAGL không có nhiều nhân tố quá giỏi trong đội hình. Ngay cả số ít các cầu thủ của họ được gọi lên đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024 như Châu Ngọc Quang và thủ môn Trần Trung Kiên vẫn chưa phải là những diễn viên chính của đội tuyển quốc gia. HAGL thi đấu theo kiểu gai góc nhất, sẵn sàng đá rắn, đá áp sát để hạn chế chất kỹ thuật của đối phương. Nhưng HAGL cũng nên nhớ rằng, đá gai góc không có nghĩa là sẵn sàng bấp chấp tất cả. Đá quyết liệt không đồng nghĩa với đá thô bạo.HAGL vừa trải qua giai đoạn sóng gió, với lệnh cấm chuyển nhượng chỉ mới vừa được FIFA tháo dỡ. Hy vọng rằng một khi được quay lại với thị trường chuyển nhượng, một khi bổ sung được những cầu thủ có chất lượng cao trong thời gian tới, HAGL sẽ thi đấu quyến rũ hơn. Hãy sớm là HAGL đẹp đẽ như thuở nào!